Tim

Tim

Bệnh tim là một căn bệnh nguy hiểm, nó là thuật ngữ chỉ chung cho các bệnh khác nhau có liên quan đến tim. Đa số các bệnh về tim có thể phòng ngừa và điều trị cùng với một chế độ sống lành mạnh.

1. Bệnh tim là gì

2. Triệu chứng của bệnh tim

3. Nguyên nhân của bệnh tim

4. Biến chứng của bệnh tim

5. Điều trị của bệnh tim

6. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh tim là gì?

Bệnh tim có tên tiếng Anh là Heart diseases, là thuật ngữ chỉ chung cho các bệnh khác nhau có liên quan đến tim. Những bệnh này có thể xuất phát từ mạch máu, chẳng hạn như bệnh mạch vành, hoặc liên quan đến nhịp tim, và các bệnh tim bẩm sinh,...

Thông thường, thuật ngữ bệnh tim mạch và bệnh tim được dùng với ý nghĩa tương tự nhau. Tuy nhiên, “bệnh tim mạch” được dùng để chỉ tình trạng hẹp lòng mạch máu hoặc tắt dẫn đến đau tim, đau thắt ngực (angina) và đột quỵ (stroke), còn “bệnh tim” là tập hợp các bệnh liên quan đến van tim, nhịp tim hay cơ tim.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh tim

Các triệu chứng liên quan đến bệnh tim còn phụ thuộc vào loại bệnh tim nào bạn đang mắc phải.

Triệu chứng của bệnh tim liên quan đến mạch máu (atherosclerotic disease)

Các triệu chứng bệnh tim mạch có thể khác nhau ở hai giới. Chẳng hạn, đau ngực là triệu chứng thường gặp ở nam giới, còn nữ giới thường có các triệu chứng khó chịu ở ngực, như khó thở, buồn nôn hay mệt mỏi.

Các triệu chứng có thể kể đến:

Bạn được bác sĩ chẩn đoán là bệnh tim mạch chỉ khi có các biểu hiện đau tim, đau thắt ngực, đột quỵ hay suy tim. Vì vậy việc phát hiện các triệu chứng về bệnh tim mạch và theo dõi cùng với bác sĩ  là rất quan trọng vì bác sĩ có thể đưa ra chuẩn đoán sớm và chính xác về bệnh của bạn dựa vào lâm sàng.

Triệu chứng của bệnh loạn nhịp tim (heart arrhythmias)

Loạn nhịp tim xảy ra khi nhịp đập của quả tim bất thường. Tim của bạn có thể đập quá nhanh, quá chậm hay thiếu ổn định, các triệu chứng có thể gặp là:

Triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh thể nặng ngay từ lúc bạn sinh ra thường có những triệu chứng sớm từ lúc sơ sinh, các triệu chứng có thể gặp là:

  • Nhợt nhạt hay da xanh xao (cyanosis)
  • Sưng ở chân, bụng hay vùng quanh mắt
  • Ở độ tuổi thiếu nhi, khi ăn hay khó thở, dẫn đến tăng trưởng kém.

Ở các trường hợp nhẹ hơn, bệnh tim bẩm sinh thường không được phát hiện cho đến độ tuổi vị thành niên hay trưởng thành. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng, như:

  • Dễ khó thở khi đang vận động
  • Chóng mệt khi vận động
  • Sưng ở tay, mắt cá hay chân

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh tim

Khó thở, đau ngực là những triệu chứng điển hình của bệnh tim

Triệu chứng của bệnh cơ tim

Ở giai đoạn sớm của bệnh cơ tim, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên nếu diễn tiến xấu đi, các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Khó thở khi gắng sức hay khi nghỉ ngơi
  • Sưng ở chân, mắt cá hay bàn chân
  • Mệt mỏi
  • Tim đập thình thịch có thể cảm nhận được
  • Hoa mắt, chóng mặt, ngất 

Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tim

Viêm nội tâm mạc là trường hợp nhiễm trùng nội tâm mạc (endocardium) ngăn cách giữa buồng tim và van tim. Các triệu chứng gồm có:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Sưng vù ở chân và bụng
  • Nhịp tim bất thường
  • Ho khan hay ho liên tục
  • Phát ban hay đốm da

Triệu chứng của bệnh van tim

Quả tim có 4 van, bao gồm: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi, chúng có chức năng điều hòa lượng máu trong tim bằng cơ chế đóng - mở. Các tổn thương van tim có thể do nhiều nguyên nhân, dẫn đến hẹp van (stenosis), hở van (regurgitation) hay sa van (prolapse).

Các triệu chứng thường gặp của bệnh van tim gồm:

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Nhịp đập bất thường
  • Sưng ở chân hay mắt cá
  • Đau ngực
  • Ngất

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đến bệnh viện và thăm khám nếu bạn có các triệu chứng sau đây:

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Ngất

Bệnh tim có thể điều trị dễ dàng hơn nếu được chẩn đoán sớm, vì thế hãy trao đổi với bác sĩ vể những vấn đề liên quan đến tình trạng tim mạch của bạn. Trong trường hợp bạn lo ngại bệnh sẽ tiến triển nặng, nên trao đổi với bác sĩ điều trị về các bước điều trị  và chăm sóc để  có kết quả tốt nhất. Đặc biệt là khi gia đình bạn có tiền căn mắc các bệnh tim.

Nếu bạn nghi ngờ mình đang có vấn đề về tim mạch, hãy theo dõi các triệu chứng và dấu hiệu bạn đang mắc phải, và nên đặt hẹn để trao đổi với bác sĩ.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tim

Nguyên lý hoạt động của tim

Quả tim thực chất hoạt động như một cái bơm, có kích thước bằng nắm đấm tay của bạn, vị trí ở giữa ngực và hơi chếch về bên trái. Tim được chia thành hai bên: tim trái và phải. Việc phân chia này nhằm tránh tình trạng máu giàu oxy bị trộn lẫn với máu nghèo oxy trong tim. Máu giàu oxy sau khi được tim bơm đến các cơ quan sẽ trở thành máu nghèo oxy và trở về tim sau đó.

  • Tim phải bao gồm tâm nhĩ phải (right atrium) và tâm thất phải (right ventricle), thu nhận và bơm máu đến phổi thông qua động mạch phổi
  • Phổi có nhiệm vụ cung cấp oxy cho máu sau khi tiếp nhận, đồng thời thải ra CO2 trong máu
  • Máu giàu oxy sẽ vào tim trái, bao gồm tâm nhĩ trái (left atrium) và tâm thất trái (left ventricle)
  • Tim trái có nhiệm vụ bơm máu đến khắp cơ thể qua động mạch chủ để cung cấp năng lượng và oxy cho tế bào

Chức năng của van tim

Các van tim có chức năng vận chuyển dòng máu theo một chiều nhất định đến nơi cần thiết. Một van tim thực hiện tốt chức năng của nó khi van tim đó có thể mở hết cỡ và đóng chặt hết cỡ không cho máu trào ngược lại. Các van tim bao gồm:

  • Van ba lá
  • Van hai lá
  • Van động mạch phổi
  • Van động mạch chủ

Nhịp tim

Nhịp tim được tao ra khi co lại và giãn ra ở kỳ nghỉ ngơi

  • Suốt kì tâm thu (systole), tâm thất co lại, tống máu từ mạch đến phổi và các cơ quan khác.
  • Suốt kì tâm trương (diastole), máu từ hai tâm nhĩ được đỗ đầy sang hai tâm thất 

Hệ thống điện tim

Mạng lưới điện tim giữ cho tim bạn luôn ở trạng thái hoạt động, điều chỉnh sự trao đổi giữa máu giàu oxy và máu nghèo oxy, và sự trao đổi này giúp bạn tồn tại.

  • Xung động điện bắt đầu cao ở tâm nhĩ phải và truyền đến hai tâm thất bằng con đường đặc biệt, tạo tín hiệu để tim đập.
  • Hệ thống dẫn truyền giúp cho tim bạn đập ổn định, giúp hệ tuần hoàn hoạt động bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh tim

Nguyên nhân gây ra bệnh tim

Các nguyên nhân gây ra bệnh tim

Các nguyên nhân được phân theo từng loại bệnh tim khác nhau.

Nguyên nhân của bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có thể được hiểu là các bệnh khác nhau liên quan đến tim hay hệ thống mạch máu. Tuy nhiên, thông thường thuật ngữ này được sử dụng để chỉ tình trạng tổn thương đến tim hay mạch máu do xơ vữa động mạch (atherosclerosis); xơ vữa động mạch được hình thành trong lòng mạch, làm dày thành mạch, cản trở dòng máu đi đến các cơ quan và tế bào.

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân thường gặp ở bệnh tim mạch. Hầu hết nguyên do nằm ở chế độ sống không lành mạnh, như chế độ ăn không hợp lý, lười vận động, thừa cân và có thói quen hút thuốc.

Nguyên nhân của bệnh loạn nhịp tim

Nguyên nhân gây ra loạn nhịp tim hoặc tình trạng có thể dẫn đến loạn nhịp tim  (arrhythmias) bao gồm:

Một người bình thường với trái tim khỏe mạnh sẽ không bị loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng trừ khi có yếu tố thúc đẩy như điện giật hoặc sử dụng ma túy. Vì cơ bản là một trái tim khỏe mạnh sẽ không gặp các vấn để bất thuờng dẫn đến loạn nhịp tim, chẳng hạn như việc hình thành mô sẹo ở tim.

Tuy nhiên, nếu tim bạn bị bệnh hay bất thường, xung động điện có thể không đi đến khắp quả tim, có nguy cơ gây ra loạn nhịp.

Nguyên nhân của bệnh tim dị tật bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh được hình thành khi còn trong bụng mẹ. Dị tật ở tim xuất hiện khoảng một tháng sau khi thụ thai, làm thay đổi dòng máu đến tim. Trong một số trường hợp, thuốc và gen và hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim bẩm sinh

Dị tật tim có thể phát triển ở người lớn: Ở độ tuổi này, cấu trúc tim của bạn có thể bị thay đổi, gây ra dị tật tim

Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim

Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim, dày hoặc giãn nở thành cơ tim phụ thuộc vào loại bệnh cơ tim nào.

  • Cơ tim giãn nở (dilated cardiomyopathy): loại bệnh phổ biến nhất của các bệnh cơ tim, nguyên do thường không xác định, có thể do bệnh thiếu máu cục bộ (ischemic heart disease), tổn thương sau cơn đau tim, nhiễm trùng, ngộ độc hay sử dụng một số loại thuốc nhất định. Yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên do gây bệnh. Tâm thất trái là nơi thường bị giãn nở.
  • Phì đại cơ tim (hypertriphic cardiomyopathy): Là tình trạng cơ tim dày lên bất thường, thường do yếu tố di truyền, hoặc có thể do tình trạng cao huyết áp hoặc do độ tuổi
  • Cơ tim hạn chế (restrictive cardiomyopathy): Không phổ biến, tình trạng này làm cho cơ tim trở nên xơ cứng và kém linh động, thường không rõ nguyên nhân. Hoặc có thể gây ra bởi các bệnh khác, như bệnh rối loạn mô liên kết, bệnh thừa sắt (hemochromatosis) do hấp thu quá nhiều sắt vào cơ thể, tích tụ amyloidosis hay khi đang điều trị ung thư.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng tim

Bệnh nhiễm trùng tim, hay nhiễm trùng nội tâm mạc (endocarditis) xảy ra khi có một yếu tố kích thích, như vi khuẩn, virus hay hóa học lây nhiễm đến cơ tim của bạn. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này bao gồm:

  • Vi khuẩn
  • Virus
  • Kí sinh trùng

Nguyên nhân gây ra bệnh van tim

Có nhiều yếu tố gây nên bệnh van tim. Có thể mắc phải bệnh từ khi bạn được sinh ra, hay cơ tim bị tổn thương do các nguyên nhân như:

  • Sốt thấp khớp
  • Nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc nhiễm trùng)
  • Rối loạn mô liên kết

Yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh tim

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim có thể kể đến:

Độ tuổi: Càng lớn tuổi, nguy cơ tổn thương hay hẹp động mạch càng cao, cũng như cơ tim càng dầy và yếu đi.

Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ cao mắc bệnh tim, tuy nhiên, nữ giới cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sau mãn kinh.

Tiền căn gia đình: Yếu tố gia đình mắc bệnh tim làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch vành của bạn, đặc biệt nếu như bạn có bố mẹ hay anh chị mắc bệnh sớm (trước 55 tuổi ở nam, như bố và anh ruột, hoặc trước 65 tuổi ở nữ, như mẹ và chị ruột).

Chế độ ăn: Dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều muối, đường, nhiều dầu mỡ và cholesterol có để tăng nguy cơ mắc các bệnh tim.

Cao huyết áp: Tăng huyết áp không kiểm soát làm cứng và dày thành động mạch, làm hẹp lòng mạch cản trở dòng máu.

Nồng độ cholesterol máu cao: Nồng độ cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ tạo xơ vữa gây bệnh xơ vữa động mạch.

Tiểu đường: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim. Cả hai loại đều mang nguy cơ như nhau, như béo phì và cao huyết áp.

Béo phì: Tăng cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn các yếu tố khác

Hoạt động thể chất: Ít hoạt động thể chất có thể gây ra nhiều bệnh tim mạch.

Stress: stress làm tổn thương động mạch và làm trầm trọng các yếu tố nguy cơ khác.

Vệ sinh kém: Không thường xuyên rửa tay hay giữ vệ sinh có thể làm là nguy cơ gây ra bệnh nhiễm trùng tim, nhất là ở trong tình trạng tim bạn không tốt. Vệ sinh răng miệng kém cũng dẫn dến nguy cơ mắc bệnh tim.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh tim

Các biến chứng bao gồm:

  • Suy tim: Là biến chứng thường gặp nhất, suy tim diễn ra khi tim bạn không bơm đủ máu đến các cơ quan. Nguyên nhân gây suy tim có thể do di truyền, xơ vữa động mạch, bệnh van tim, nhiễm trùng hay bệnh cơ tim.
  • Đau tim: Huyết khối làm cản trở dòng máu đến nuôi tim, dẫn đến đua tim, làm tổn thương hay phá hủy một phần cơ tim. Ngoài ra xơ vữa động mạch có thể gây ra cơn đau tim.
  • Đột quỵ: Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch cũng có thể dẫn đến đột quỵ, nó xảy ra khi mạch máu đến não bị hẹp hoăc tắt dẫn đến thiếu máu đến não. Đột quỵ là một trường hợp cấp cứu, tế bào não sẽ chết sau vài phút khi có cơn đột quỵ
  • Phình mạch máu: Là biến chứng nguy hiểm nhất có thể xuất hiện ở bất kỳ mạch máu nào trong cơ thể. Một khi có biến chứng rách ở chỗ phình, tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa do tình trạng xuất huyết nội.
  • Bệnh mạch máu ngoại biên: Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến các bệnh mạch máu ngoại biên, thường ở hai chân, làm cho hai chân thiếu máu nuôi. Triệu chứng thường gặp là đau chân khi di chuyển (cladication),
  • Ngừng tim đột ngột: là tình trạng tim mất chức năng đột ngột, ngưng thở và mất tỉnh táo, nguyên do thường do loạn nhịp tim. Ngưng tim là trường hợp cấp cứu. Nếu không điều trị tức thời sẽ gây nên chết tim.

5. Các phương pháp điều trị bệnh tim

Chẩn đoán

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ yêu cầu áp dụng những kĩ thuật chẩn đoán cận lâm sàng phù hợp. 

Đối với bất kì loại bệnh tim nào bác sĩ sẽ khám lâm sàng và khai thác tiền căn bản thân và gia đình bạn trước khi thực hiện bất kì kĩ thuật cận lâm sàng nào. Bên cạnh xét nghiệm máu và chụp xquang, các cận lâm sàng chuẩn đoán bao gồm:

Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ sẽ ghi nhận các tín hiệu xung động điện và giúp bác sĩ điều trị phát hiện các bất thường ở nhịp tim hay cấu trúc của tim. Điện tâm đồ có thể ghi nhận lúc bạn đang nghỉ ngơi hay gắng sức.

Điện tâm đồ Holter: ghi nhận hoạt động của tim trong vòng 24 tới 72 giờ, được sử dụng để tìm ra các dấu hiệu bất thường của nhịp tim mà điện tâm đồ bình thường không ghi nhận được

Siêu âm tim: Là biện pháp không xâm lấn, là việc sử dụng đầu dò sóng siêu âm kiểm tra cấu trúc và chức năng của tim

Stress test: Là một loạt các bài kiểm tra làm tăng nhịp tim bằng vận động hay sử dụng thuốc với mục đích đánh giá mức độ hoạt động của tim.

Thông tim (cardiac catheterization): Là kỹ thuật sử dụng một ống thông ngắn (sheath) vào trong động mạch hay tĩnh mạch đùi hay cánh tay. Rồi dùng một ống thong dài và dẻo hơn (catheter) lồng vào sheath. Bằng hình ảnh X-quang được chụp trên màn hình, bác sĩ sẽ luồn catheter đến tim bạn.

Áp lực của buồng tim sẽ được ghi nhận và bác sĩ có thể bơm thuốc nhuộm vào. Sau đó, dựa vào hình ảnh xquang được chụp sau khi bơm thuốc, bác sĩ sẽ kiểm tra được dòng máu lưu thông ở tim bạn, các mạch máu và van tim cũng được kiểm tra để phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Chụp cắt lớp (CT scan): Thường được sử dụng để kiểm tra các vấn đề về tim mạch. Để chụp cắt lớp, bạn sẽ nằm trong một buồng kín và được quét tia X dọc theo toàn thân để chụp lại hình ảnh của tim và ngực.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Để thực hiện kiểm tra này, bạn sẽ nằm trong một cỗ máy hình ống tạo ra từ trường. Hệ từ trường này sẽ ghi nhận hình ảnh để bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của tim.

Phương pháp điều trị bệnh tim

Điều trị bệnh tim

Điều trị

Việc điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh bạn đang mắc phải. Chẳng hạn như bạn bị bệnh nhiễm trùng tim, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh. Thông thường, các phương pháp điều trị bệnh tim thường là:

  • Thay đổi lối sống: Bao gồm việc theo chế độ ăn ăn ít mỡ và ít natri, tập thể dục ít nhất 30p một ngày hay vận động  thường xuyên, ngưng hút thuốc và hạn chế thức uống có cồn
  • Sử dụng thuốc: nếu việc thay đổi lối sống không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê toa để bạn có thể kiểm soát được bệnh của mình và sử dụng thuốc nào còn phụ thuộc vào loại bệnh tim bạn mắc phải
  • Can thiệp phẩu thuật: nếu việc sử dụng thuốc cũng không cải thiện, việc điều trị bằng phẫu thuật sẽ được cân nhắc. Những can thiệp này phụ thuộc vào loại bệnh tim bạn mắc phải và nguy cơ có thể xảy ra làm tổn thương tim của bạn trong lúc phẫu thuật.

Bệnh tim có nhiều dạng và cách biểu hiện ở mỗi người là khác nhau. Chính vì vậy mà ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh tim, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị bệnh kịp thời. Hãy gọi cho các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần được giúp đỡ và hỗ trợ.

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Hữu Hà

    Nếu các bạn hoặc người thân của bạn có những triệu chứng của bệnh tim này thì hãy đi khám càng sớm càng tốt nhé, căn bệnh này rất nguy hiểm.

    05/10/2017
  • Lê Tình

    Tim là bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể con người. Nếu tim bị tổn thương thì cơ thể chúng ta cũng sẽ gặp vấn đề. Vì vậy nên điều trị bệnh tim từ khi còn sớm mọi người nhé.

    28/09/2017
Ninh Giang (09/07/2018)
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 28tuổi tôi có triệu chứng đau tức ngực. Giữa 2 ngực có lúc đau cả ngực phải và nhói ra sau lưng.
Tôi thường xuyên thấy cơ thể mệt mỏi, khó thở, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Các triệu chứng như vậy có phải dấu hiệu của bệnh tim mạch không ạ
Huỳnh Thị Phương Thảo (31/05/2018)
Nhà tôi có 5 chị em gái trong đó có 2 chị gái bị tim bẩm sinh, 1 chị gái bị hẹp van tim. Hiện nay tôi cũng có triệu chứng đau nhói ở lồng ngực từng cơn, khó thở và tức ngực kéo dài. Cho tôi hỏi tôi có nguy cơ mắc bệnh tim không ạ.
Tran thị hạnh (19/04/2018)
Tôi cứ ăn thực dưỡng là bị tê cánh tay trái ,tôi bị huyết áp cao bệnh mạch vành đi khamd điện tim và chụp tim phổi không sao là bệnh gì bác sĩ ơi
Hello Doctor (20/04/2018)
Chào bạn, trước hết bạn nên xem lại mình có bị dị ứng với các thức ăn mình đang sử dụng hay không. Ngoài ra, bạn có thể đi khám tổng quát để tầm soát xem mình có mắc bệnh gì hay không.
Nguyễn Tiến Nam (26/02/2018)
Chào bác sĩ, tôi năm nay 30 tuổi. Tôi và vợ tôi đã lấy nhau được 1 năm. Hiện tại chúng tôi rất muốn có con nhưng vợ tôi lại bị bệnh tim. Tôi muốn hỏi bác sĩ liệu vợ tôi có mang thai được không ạ và nếu có con thì cháu nó có bị bệnh tim không.
Hello Doctor (28/02/2018)
Chào bạn Nam. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học y học hiện đại, các bác sĩ đã có nhiều phương pháp trợ giúp và theo dõi sát trong thời kỳ mang thai để từ đó có những phương pháp hỗ trợ như sinh mổ chủ động, chống suy tim… giúp người mẹ bị bệnh tim vẫn có thể sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, gia đình bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị cho vợ bạn trước và trong quá trình mang thai, bệnh nhân phải được sự theo dõi sát sao của bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên khoa Tim mạch
Cũng phải nói thêm rằng, bạn và vợ cần chuẩn bị tâm lý có thể chấm dứt thai kỳ bất cứ lúc nào khi mà thai nhi và sự mang thai làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ. Ngoài ra, chỉ nên sinh một lần thôi vì nếu mang thai và sinh nhiều lần quá tim sẽ phải làm việc nhiều và dẫn đến suy tim.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

2 phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh tim mạch
Kinh nghiệm - chia sẻ
Xét nghiệm máu sẽ cho biết một số thông tin gợi ý về tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn. Và một số chất khác trong máu giúp cho...
8 sai lầm mà người có bệnh lý tim mạch thường mắc phải
Kinh nghiệm - chia sẻ
Rất nhiều người đang mắc các bệnh lý về tim mạch có những suy nghĩ sai lệch về căn bệnh của mình, từ đó dẫn tới những điều không mong muốn. Hãy thử...