Mất ngủ

Mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng người bệnh cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và làm giảm sút hiệu quả lao động ở ban ngày. Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Mất ngủ sẽ khiến cho cơ thể suy nhược, tinh thần kém minh mẫn, dễ cáu gắt gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc, các mối quan hệ xã hội. Bạn cần khám và điều trị mất ngủ? Chúng tôi sẽ giúp bạn hãy liên hệ với bác sĩ theo số 0886006167

1. Bệnh mất ngủ là gì

2. Triệu chứng của bệnh mất ngủ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ

4. Tác hại của bệnh mất ngủ

5. Điều trị bệnh mất ngủ

6. Phòng chống bệnh mất ngủ

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Bệnh mất ngủ là gì?

Mất ngủ làm người bệnh cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và làm giảm sút hiệu quả lao động ở ban ngày. Tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên thì gọi là mất ngủ mạn tính.

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất. Để biết thêm các dạng khác của bệnh rối loạn giấc ngủ, bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất ngủ

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ được chia thành hai loại đó là mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) và mất ngủ kéo dài (mất ngủ mạn tính). Sự phân loại này được thực hiện dựa trên mức độ mất ngủ có thường xuyên hay không? Mất ngủ kéo dài bao nhiêu lâu? Đối với mất ngủ mạn tính – mất ngủ kéo dài thì thời gian mất ngủ thường kéo dài trong một tháng hay có thể lâu hơn.

Biểu hiện thường thấy khi mất ngủ đó là:

  • Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc và dậy rất sớm.
  • Người bệnh thường hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ, khi đã dậy thì khó ngủ lại được.
  • Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu.
  • Khi bệnh ở giai đoạn đầu thường có các biểu hiện tâm lý chẳng hạn như trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, xương và cơ bắp đau nhức, hành vi rối loạn, hay cáu gắt, mất tập trung. Nếu bệnh kéo dài sẽ dễ dẫn đến các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã, lo âu và sợ hãi.
  • Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nam giới, đặc biệt là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như cảm giác khó thở và khó chịu khi ngủ.

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Khi ngủ các mạch máu giãn ra, các chất dinh dưỡng, oxy được bổ sung, đồng thời loại bỏ các chất độc hại ra ngoài, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Mất ngủ thường kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Do đó, dù mất ngủ mạn tính hay chỉ thoáng qua đều cần điều trị.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

3. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ tuy nhiên có 2 nhóm nguyên nhân lớn, đó là:

Mất ngủ do sinh hoạt:

  • Do căng thẳng
  • Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, chẳng hạn lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên,...
  • Do sử dụng các chất kích thích như: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Do ăn nhiều dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
  • Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí …

Mất ngủ do bệnh lý:

  • Một số bệnh mạn tính dẫn đến mất ngủ như: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản…

Theo thống kê, tới 80 % trường hợp mất ngủ kinh niên có nguyên nhân là thiếu máu não. Nhưng nguyên nhân này thường bị bỏ qua vì nhiều người cho rằng mất ngủ là do tuổi tác, áp lực công việc...

Thiếu máu não là sự suy giảm lưu thông máu lên não, não không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, dẫn đến nhiều bệnh, trong đó có mất ngủ. Điều này giải thích tại sao người già và phụ nữ tiền mãn kinh (những đối tượng thường bị thiếu máu não) dễ mất ngủ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

4. Tác hại của bệnh mất ngủ

Tình trạng mất ngủ nếu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. 

- Mất ngủ kéo dài khiến cho cơ thể suy nhược, tinh thần kém minh mẫn, dễ cáu gắt gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc, các mối quan hệ xã hội.

- Bệnh mất ngủ có thể dẫn đến nhiều những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tăng huyết áp
  • Trầm cảm
  • Suy nhược cơ thể
  • Suy nhược thần kinh
  • Tăng cân

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

Khi nào cần gặp bác sĩ

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu gặp những triệu chứng kể trên để có phương án điều trị sớm, tránh những tác hại không mong muốn có thể xảy đến khi mất ngủ kéo dài và chuyển sang mạn tính. 

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

5. Điều trị bệnh mất ngủ

Khi điều trị bệnh mất ngủ tại phòng khám Hello Doctor, bác sĩ sẽ dựa trên tình hình sức khỏe và mức độ bệnh của bạn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị được sử dụng chủ yếu là dùng thuốc. Có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ. Một số thuốc chống trầm cảm và giải lo âu cũng được sử dụng cho những bệnh nhân mất ngủ có biểu hiện của trầm cảm. Một số thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng cho mục đích điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên hỏi ý kiến bác sĩ rồi mới dùng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện một số những việc khác để có thể dễ ngủ hơn như:

- Loại bỏ những nguyên nhân gây mất ngủ: Xác định nguyên nhân gây mất ngủ ở người bệnh như uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi xác định được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

- Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, sạch sẽ,...

- Chế độ dinh dưỡng khoa học: bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho giấc ngủ như hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu… có tác dụng an thần, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)… giúp điều hòa giấc ngủ. Cùng với đó là việc ăn đầy đủ các chất và có định lượng rõ ràng.

- Chế độ tập luyện: Một số những bài tập dưỡng sinh, tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt có thể sẽ giúp ích cho bạn. 

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

6. Phòng ngừa bệnh mất ngủ

Thay đổi những nguyên nhân gây mất ngủ sẽ là cách hiệu quả nhất giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này, góp phần mang lại cho bạn giấc ngủ ngon.

Để phòng ngừa bệnh mất ngủ bạn cần:

  • Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ
  • Tăng cường tập luyện thể thao
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
  • Tránh lạm dụng thuốc ngủ

Những thông tin có thể sẽ hữu ích cho bạn:

Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 20 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Trần Thành Nghiệp

Bác sĩ Nội trú Phạm Trần Thành Nghiệp

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Kinh nghiệm: 6 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Văn Dương

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Văn Dương

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Xanh Pôn

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thị Hường

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hường

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Chuyên gia

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 14 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đàm Văn Đức

Bác sĩ Đàm Văn Đức

Khoa: Nam khoa, Nội thần kinh, Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Ngô Tuấn Khiêm

Bác sĩ Nội trú Ngô Tuấn Khiêm

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 6 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Như Thanh Trâm

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Nguyễn Như Thanh Trâm

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Kinh nghiệm: 5 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 3 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thiên Hưng

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Nguyễn Thiên Hưng

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Trần Thị Yến Nhi

Thạc sĩ Trần Thị Yến Nhi

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm giám định pháp y

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hoài

    Mẹ tôi trước đây bị mất ngủ nhiều, cứ không ngủ được lại mua thuốc an thần uống, hậu quả là bị biến chứng. Lời khuyên cho mọi người là nếu mất ngủ nhiều, liên tiếp nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa, đừng tự điều trị, biến chứng khó kiểm soát lắm,

    16/10/2017
  • Lê Thị Thương

    Nên sử dụng loại thuốc ngủ nào thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe ạ

    05/10/2017
  • Nguyễn Vương

    Tôi bị mất ngủ kinh niên đã lâu và rất mệt mỏi, hy vọng các bác sĩ có thể giúp tôi

    28/09/2017
  • Nguyễn Thảo Trang

    Chắc có lẽ những ai đã trải qua cảm giác thức trắng đêm đều có thể hiểu được nỗi khổ mà những người bị bệnh mất ngủ mỗi ngày phải đối mặt. Tôi không biết mình sẽ phải thức trắng bao nhiêu đêm nữa nếu không gặp được bác sĩ Vũ.

    21/09/2017
  • Hà Đức Quý

    Mất ngủ dai dẳng khiến cho tôi vô cùng khổ sở. Cái cảm giác chờ đợi cả đêm dài thực sự khiến tôi cảm thấy mệt mỏi. May mà tôi gặp được các bác sĩ phòng khám, hiện nay tôi đã cải thiện đáng kể được chứng mất ngủ của mình. Cảm ơn các bác sĩ.

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

Thu (27/03/2020)
Chào bác sỹ, e bị mất ngủ liên tục trong 1 năm nay. Nếu hôm nào có ngủ đc thì sẽ ngủ ko nhon giấc, tỉnh giấc liên tục. Cơ thể đau nhức, mệt mỏi. Bác sỹ tư vấn giúp e cách điều trị ạ. E cảm ơn
Tiến (27/03/2020)
Bệnh này bạn nên đi khám và điều trị lâu dài mới mong có tiến triển tốt.
Lê Thị Ngọc Anh (09/04/2018)
Xin chào bác sĩ!
Em là Ngọc Anh, em 19 tuổi, sinh viên năm nhất.
Em bị mất ngủ vào khoảng 1 năm nay. Đó là do khi em học cấp 3 trường ở xa nhà nên phải ở trọ. Phòng em lớp 10 và 11 có 5 người. Năm lớp 12 có 1 bạn mới chuyển vào ở cùng. 5 người chúng buổi chiều phải đi học nên buổi trưa thường hay ngủ trưa, chỉ có bạn mới là buổi trưa vẫn thức. Nhưng bạn ấy thường làm việc gây ra tiếng ồn hoặc nói chuyện điện thoại rất lâu làm en không thể ngủ được. Từ đó đến bay giờ em không thể ngủ được vào buổi trưa.Sau này do mọi người phản ánh nên bạn ấy đã chuyển đi. Những tưởng sau khi bạn ấy chuyên đi em sẽ lại ngủ ngon nhưng là em lại không thể ngủ được. Không những buổi trưa mà vào bất cứ thời gian nào có người trong phòng còn thức là em không ngủ được, kể cả buổi tối những lúc mọi người đi hết còn một mình em ở phòng bởi vì em nghĩ mọi người về. Chỉ khi tối khuya cả phòng ngủ hết em mới ngủ được. Mọi suy nghĩ cả ngày của em chỉ dồn vào việc làm sao để ngủ. Em luôn từ chối tham gia các hoạt động của trường hay lời mời đi chơi của bạn bè chỉ muốn dành thời gian để ngủ nhưng chả bao giờ ngủ được. Từ đó em không muốn đi ra khỏi nhà. 11 năm học trước em luôn học rất tốt, nhưng năm 12 học xa xút thấy rõ và kết quả là rớt trường đại học mà em yêu thích mặc dù thầy cô và bạn bè luôn nói là em sẽ đậu. Và hiện tại việc mất ngủ lại ảnh hưởng tới cả kết quả học đại học và nhiều mối quan hệ của em. Em rất mong lấy lại giấc ngủ vốn có để mọi việc của em tốt hơn.
Em mong nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.
E cám ơn ạ!
Hello Doctor (11/04/2018)
Chào bạn Ngọc Anh, mất ngủ chỉ là một phần trong các vấn đề mà bạn gặp phải. Bạn có thể mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu hoặc một bệnh tâm lý khác. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và có phương án điều trị. Sau khi khắc phục được bệnh thì triệu chứng khó nggủ của bạn cũng sẽ thuyên giảm.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Mất ngủ buồn bực chân tay
Mất ngủ
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một chứng bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng,...
4 loại đồ uống tốt nhất cho người bị mất ngủ, khó ngủ
Mất ngủ
Bị mất ngủ nên uống gì? Theo lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân - Hello Doctor thì 4 loại đồ uống dưới đây sẽ hỗ...
Mất ngủ gây đau đầu - Nguyên nhân và cách phòng tránh
Mất ngủ
Một trong những hậu quả của mất ngủ là sẽ gây nên đau đầu. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ và...
Mất ngủ nhiều có thể gây ra những bệnh nguy hiểm nào?
Mất ngủ
Mất ngủ tưởng chừng như không có gì đáng ngại, nhưng thực tế nó lại gây nhiều tác hại đối với cơ thể mà chúng ta không thể ngờ...
Mất ngủ có bị rụng tóc không? Nguyên nhân là gì?
Mất ngủ
Có nhiều ý kiến cho rằng: mất ngủ nhiều sẽ khiến bạn bị rụng tóc. Vậy điều này có đúng không? Những chia sẻ của Bác sĩ...
Xem thêm tin liên quan