HIV/AIDS

HIV/AIDS

HIV/AIDS thường có các triệu chứng chính: Sụt cân trên 10% cân nặng trước đây, tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng, sốt kéo dài trên 1 tháng, ho dai dẳng trên 1 tháng. Các triệu chứng phụ như: Ban đỏ, ngứa toàn thân, Nổi mụn rộp toàn thân, Nhiễm nấm ở hầu, họng, kéo dài hay tái phát, Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể (không kể hạch bẹn) kéo dài trên 3 tháng.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Địa chỉ phòng khám xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS

2. Bệnh HIV/AIDS là gì

3. Triệu chứng bệnh HIV/AIDS

4. Ai dễ bị nhiễm HIV/AIDS

5. HIV/AIDS có lây không

6. Điều trị bệnh HIV/AIDS

7. Phòng chống bệnh HIV/AIDS

8. Bác sĩ điều trị

9. Chia sẻ từ bệnh nhân

==

1. Địa chỉ phòng khám xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS

Thông tin liên lạc:

Địa chỉ phòng khám tại 3 Thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng

Thành Phố Hồ Chí Minh

✈ Thành Phố Hà Nội

✈ Thành Phố Đà Nẵng

✈ Các tỉnh/Thành phố khác

Liên lạc với chúng tôi để tư vấn khám và gửi thuốc về tận nhà.

2. Bệnh HIV là gì?

HIV là tên riêng của virus. AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (trước đây, còn gọi tên khác là SIDA).

AIDS là một bệnh mạn tính do virus HIV gây ra, virus HIV phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể không còn khả năng chống chọi lại virus, vi khuẩn và các loại mầm bệnh tấn công cơ thể. Chính vì thế nên một khi đã nhiễm virus HIV thì con người sẽ dễ mắc các loại bệnh mà khó hoặc không lành bệnh được.

HIV lây chủ yếu qua 3 con đường:

  • Mẹ truyền sang con trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú
  • Máu và các chế phẩm máu
  • Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV: bằng miệng, bộ phận sinh dục, đường hậu môn...

>> Tìm hiểu chi tiết hơn: Các con đường lây nhiễm HIV và biện pháp phòng tránh

3. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh HIV/AIDS

Những người đang có nguy cơ nhiễm HIV sẽ có những triệu chứng chính sau:

  • Sụt cân trên 10% cân nặng trước đây
  • Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
  • Sốt kéo dài trên 1 tháng
  • Ho dai dẳng trên 1 tháng

Các triệu chứng phụ:

  • Ban đỏ, ngứa toàn thân
  • Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes)
  • Bệnh Zona thần kinh tái phát nhiều lần.
  • Nhiễm nấm (tưa) ở hầu, họng, kéo dài hay tái phát
  • Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể (không kể hạch bẹn) kéo dài trên 3 tháng.

Chú ý: Các triệu chứng trên là dấu hiệu cho biết người bệnh cần đi làm xét nghiệm hoặc liên lạc chuyên gia y tế để có được đánh giá khoa học. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người nhiễm bệnh HIV vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất cứ dấu hiệu nào. Vì vậy, bạn nên đến các địa chỉ xét nghiệm HIV để làm xét nghiệm HIV ngay khi thấy mình có nguy cơ mắc bệnh.

>> Bạn thể đọc chi tiết hơn về triệu chứng HIV: 15 triệu chứng HIV thường gặp

Triệu chứng của bệnh HIV

Các giai đoạn của bệnh HIV/AIDS

- Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn cửa sổ: thường kéo dài 12 tuần.

  • Sơ nhiễm cấp tính: Khoảng 1 đến 4 tuần sau khi tiếp xúc với virus HIV, bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đã kể trên. Các triệu chứng này xảy ra do cơ thể đang phản ứng lại Virus HIV, các triệu chứng không kéo dài lâu, diễn ra trong khoảng 1 đến 2 tuần (kéo dài đến khi cơ thể tạo ra được đủ kháng thể chống lại virus). Ở giai đoạn này, cũng có người không xuất hiện các triệu chứng. Nếu làm xét nghiệm vẫn có thể cho kết quả âm tính.
  • Sau 2 đến 3 tháng nhiễm bệnh, cơ thể xuất hiện các kháng thể chống lại virus HIV. Lúc này làm các xét nghiệm chẩn đoán thường có kết quả chính xác nhất.

- Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: thời gian từ 5-7 năm, cơ thể khỏe mạnh, kết quả xét nghiệm dương tính. Tuy không có triệu chứng như Virus HIV vẫn tiếp tục hoạt động và tự nhân đôi.

- Giai đoạn cận AIDS: ở giai đoạn này cơ thể bạn bắt đầu bị yếu đi do hệ miễn dịch bị tổn thương, bạn có thể mắc phải một số bệnh "nhiễm trùng cơ hội". Kết quả xét nghiệm giai đoạn này là dương tính.

- Giai đoạn AIDS: bạn có các biểu hiện cụ thể như:

  • Gầy sút cân nhiều
  • Sốt, ỉa chảy, ho kéo dài hơn 1 tháng
  • Xuất hiện các bệnh đi kèm khác: Ung thư, lao, hô hấp, lở loét toàn thân,...

>> Chi tiết về các giai đoạn HIV:

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Những lo lắng với người nghi ngờ HIV/AIDS

Lo lắng do có những dấu hiệu bất thường: Khi bạn/người thân có những đặc điểm giống với dấu hiệu HIV thường việc này sẽ gây lo lắng. Bạn nên nhớ rằng các dấu hiệu nhận biết về HIV thường giống rất nhiều với các dấu hiệu thông thường ở các bệnh khác, hãy cố gắng hành động theo khoa học bằng việc liên lạc với chuyên gia tư vấn để làm rõ và làm xét nghiệm HIV việc này sẽ giúp bạn tránh những lo lắng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đọc quá nhiều dẫn đến rối loạn lo âu: Thông tin về HIV cũng rất đa dạng, do đó, cũng gây ra nhiều xung đột thông tin.Hãy lưu ý mỗi cá nhân có những hoàn cảnh và cơ thể riêng biệt, để cụ thể hoá từng cá nhân bạn cũng nên hành động như đã nên trên là  liên lạc với chuyên gia tư vấn để làm rõ và làm xét nghiệm HIV.

Lần đầu tiên quan hệ với đối tượng "lạ": Thường lần đầu quan hệ tạo ra rất nhiều cảm xúc cho não bộ cảm giác hưng phấn sẽ gia tăng làm não bộ được kích thích rất nhiều, tuy nhiên sau đó cảm giác sẽ tụt xuống nhanh chóng kèm với những lo lắng "tội lỗi" dẫn đến việc lo lắng sẽ gia tăng nhiều.

>> Đọc thêm: Khi bị rách bao với đối tượng lạ phải làm sao?

Đồng giới Nam:vì cộng đồng đối tượng này nhỏ và khác biệt so với cách giao tiếp xã hội thông thường, do vậy, cũng gây ra nhiều cảm xúc cho não bộ, cũng vì cộng đồng nhỏ nên việc lây nhiễm chéo tại đối tượng này cũng khá cao. Hãy xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm với việc quan hệ đồng giới nam.

>> Đọc thêm: Quan hệ đồng tính dễ lây HIV, cách phòng ngừa là gì?

    Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Khi gặp ít nhất 2 triệu chứng chính và 1 triệu chứng phụ và không phải là do các bệnh lý khác như: ung thư, ức chế miễn dịch,.... thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm kiểm tra khả năng nhiễm HIV.

    _____________________________

       HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

    TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

    Tư vấn qua CHAT ZALO

    _____________________________

    4. Đối tượng dễ lây nhiễm HIV/AIDS

    Theo thống kê, số người nhiễm bệnh HIV chiếm tới 1% – 5% tổng dân số. 

    - Nhóm đối tượng có biểu hiện khác thường về giới:

    • Những người chỉ thích mặc đồ của giới đối lập 
    • Người lưỡng tính
    • Người có xu hướng tình dục đồng giới

    - Nhóm những người không muốn yêu lâu, nhanh đổi bạn tình.

    - Trẻ vị thành niên.

    - Nghiện ma túy.

    - Người khuyết tật.

    - Phụ nữ mại dâm.

    - Có quan hệ phức tạp tình cảm.

    5. Bệnh HIV/AIDS có lây không?

    HIV lây chủ yếu qua 3 con đường:

    • Mẹ truyền sang con trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú
    • Máu và các chế phẩm máu
    • Qua hệ tình dục với người nhiễm HIV không sử dụng BCS

    Ngoài 3 con đường trên, virus HIV không lây qua bất kỳ con đường nào khác.

    6. Các phương pháp điều trị bệnh HIV

    Chẩn đoán

    Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhiễm HIV:

    1. Test nhanh bằng que thử HIV: tìm hệ thống miễn dịch trong nước bọt, tuy nhiên, việc test bằng que test nhanh không chính xác, đặc biệt là những người nhiễm HIV ở thời kỳ tiền cửa sổ (tức khoảng 3-6 tháng sau khi nhiễm). Do đó, cần xét nghiệm máu là phương pháp chính xác.

    2. Xét nghiệm máu HIV:

    - HIV ag/ab elisa- phát hiện trường hợp nhiễm cấp tính và những người mới nhiễm HIV ở giai đoạn rất sớm. Trường hợp xét nghiệm với phụ nữ đang mang thai thì ưu tiên loại xét nghiệm này vì phát hiện rất sớm nhằm ngăn cản virus HIV vào cơ thể của người con.

    - HIV anti HIV elisa – xét nghiệm này đưa ra kết quả chính xác nhất tuy nhiên hạn chế của xét nghiệm này là không biết mức độ cũng như khả năng lây bệnh của người đang nhiễm.

    3. Xét nghiệm kháng thể: nhằm phát hiện các kháng thể kháng HIV để nhận biết sự xuất hiện của HIV trong cơ thể. Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết Enzym sàng lọc ban đầu, nếu xét nghiệm là dương tính, thì sẽ tiếp tục tiến hành xét nghiệm khác để đi đến kết quả cuối cùng.

    >>> Đọc thêm chi tiết các cách xét nghiệm: Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất

     

    Sự phát triển của HIV/ADIS qua các năm khi chưa được điều trị

    Điều trị

    Điều trị bằng thuốc

    Thuốc điều trị bệnh HIV/AIDS

    Trị liệu bổ sung

    • Thực hiện lối sống lành mạnh, vui tươi, dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ.
    • Bổ sung vitamin, liệu pháp vi lượng,...

    >> Đọc thêm: Điều trị HIV bằng ARV khi xét nghiêm dương tính, ARV là gì?

    _____________________________

       HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

    TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

    Tư vấn qua CHAT ZALO

    _____________________________

    7. Phòng chống bệnh HIV/AIDS

    Phòng chống khi tiếp xúc dưới 72 giờ bằng PEP. Tham khảo: Thuốc chống phơi nhiễm HIV có lợi ích gì? 7 bước xử lí sau phơi nhiễm HIV

    Phòng lây qua đường tình dục

    • Thực hiện lối sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng, cả hai đều không nhiễm HIV, không quan hệ tình dục bừa bãi.
    • Nếu quan hệ tình dục với đối tượng chưa rõ có nhiễm HIV không thì nên thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ như BCS.
    • Nếu có các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác như giang mai, lậu,.. thì nên điều trị sớm vì đây là tiền đề dễ dàng lây nhiễm HIV.

    Đọc thêm bài biết phòng ngừa HIV:

    >> Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.

    >> Thuốc PEP là gì?

    Phòng lây qua đường máu

    • Không tiêm chích ma túy.
    • Chỉ truyền/ nhận máu khi đã chắc chắn máu không bị nhiễm HIV.
    • Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, không sử dụng chung bơm kim tiêm.
    • Khi xăm trổ, châm cứu, phẩu thuật,.. phải tuyệt đối thực hiện việc khử trùng dụng cụ.
    • Trách tiếp xúc trực tiếp dịch của người bị nhiễm HIV.
    • Không dùng chung dụng cụ cá nhân với người bị nhiễm HIV như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay.

    Phòng lây qua đường mẹ truyền sang con

    • Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên mang thai, nếu đang có thai bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.
    • Trường hợp muốn có con thì cần đến sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV sang cho con.
    • Sau khi sinh, nên dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

    Tóm lại

    Nếu bạn có các dấu hiệu đã nêu trên, và chưa xét nghiệm HIV lần nào hoặc kết quả xét nghiệm HIV là âm tính:

    - Tiếp cận trước 72 giờ: Dùng thuốc chống phơi nhiễm PEP và xét nghiệm HIV đảm bảo chưa bị HIV trước đây. Sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng xét nghiệm theo dõi (đọc thêm về Thuốc PEP là gì? )

    - Tiếp cận quá 72 giờ nhưng chưa tới 3 tháng, xét nghiêm HIV theo dõi và gặp bác sĩ trực tiếp để giải toả lo lắng.

    Nếu có dấu hiệu nêu trên và dương tính HIV uống ARV đúng phác đồ, xét nghiệm CD4, Kháng thuốc, gặp bác sĩ khám theo dõi định kì. 

     

    Vì HIV là căn bệnh thế kỷ, mỗi cá thể sẽ có nhiều trường hợp riêng biệt đặc thù, nên nếu bạn còn thấy nhiều mơ hồ có thể tham khảo thêm các bài viết dưới và nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và tránh rối thông tin, đừng ngần ngại liên lạc với Hello Doctor 0886006167

     

    Những thông tin hữu ích cho bạn:

    Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

    Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

    Tư vấn qua CHAT ZALO

    Bảo mật danh tính hoàn toàn!

    Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    • Tuấn Anh

      Thấy bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân rất nhiệt tình

      06/04/2019
    • Giấu tên

      6 tháng trước có đi bóc bánh trả tiền, gọi gà một lần bị rách bao. Sợ bị nhiễm HIV muốn đi khám nhưng lại sợ bị người khác biết. Cuối cùng thì được bác sĩ ở đây cam kết không hỏi thông tin tới khám và xét nghiệm lúc nhờ tư vấn nên cảm thấy bớt lo. Rất cảm ơn.

      19/03/2019
    • Trần Thị Hằng

      Tôi đã rất lo lắng cho em mình vì nó đã quan hệ tình dục với một người có nhiều khả năng bị nhiễm HIV. Nhưng sau khi đi xét nghiệm thì âm tính. Các bác sĩ đã giúp tôi và em bình tĩnh lại trong thời gian chờ kết quả, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều

      07/03/2018
    • Nguyễn Thị Ngọc

      Đợt trước tôi có làm móng và lấy kiềm cắt móng để cắt phần mé bị xước mà trước đó có người khác đã dùng. Thế nhưng lúc cắt bị chảy máu tay nên tôi rất lo lắng. Tôi sau đó đã đi xét nghiệm tại phòng khám với bác sĩ Quân, thật may là tôi không bị làm sao.

      07/03/2018
    Hồng ánh (07/01/2021)
    E bị HIV và đã dùng thuốc được 10 năm nhưng đầu năm tình hình dịch covit đi lại hơi khó vì e đi làm xa nên ko về quê lãnh thuốc uống và e đã tự mua thuốc ở ngoài uống nhưng kinh tế khó khăn nên ko còn khả năng tự mua thuốc uống nữa và e đã bỏ thuốc 3 tháng nay giờ e muốn dùng thuốc lại thì làm thế nào ạk
    Nguyen Thi Thanh Truc (16/08/2020)
    Chào BS, em có đọc về các con đường lây nhiễm HIV. Trong đó có con đường lây qua quan hệ tình dục ( quan hệ bằng âm đạo, hậu môn..) tuy nhiên chỉ lây khi 1 trong 2 người đã bị nhiễm HIV trước đó. Em có anh trai đồng tính, anh em lại khẳng định, quan hệ tình dục qua hậu môn không sử dụng bao cao su dù 2 người không bị HIV cũng bị nhiễm, điều này là đúng hay sai ạ? Em cảm ơn Bác sĩ
    quang nguyen (25/06/2020)
    Chào bác sĩ. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em. Em có hành vi nguy cơ cách đây 8 tháng em có đi xét nghiệm HIV vào tháng thứ nhất tháng thứ ba và tháng thứ bảy bằng phương pháp ag/ab combo nhưng trước đó em có lo lắng nhiều quá nên người em không khỏe hay bị ốm và bị nấm lưỡi bs cho em hỏi nếu hệ miễn dịch của em bị suy giảm thì xét nghiệm đó có chính xác không. Em cảm ơn bs
    Linh cáo (14/04/2020)
    E bị HIV cần gọi tư vấn
    Tuấn (07/02/2020)
    Chào bác sỹ ạ,cháu có quan hệ với người lạ nhưng có dùng bcs,sau 3 tháng cháu có xét nghiệm kq là âm tính ạ,nhưng sau khi quan hệ được 1 tgian thì có xuất hiện mụn nhọn,người hay nhức mỏi,mất ngủ liệu cháu có bị nhiễm ko ạ
    Xem thêm bình luận

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở TP.HCM, HN ở đâu, cần lưu ý gì?
    HIV/AIDS
    Mỗi năm có đến 1.7 tỷ người nhiễm mới HIV trên toàn thế giới. Các quốc gia trên thế giới luôn quan tâm đẩy mạnh các chiến lược phòng...
    Quan hệ đồng tính có dễ bị nhiễm HIV không? Cách phòng ngừa tốt nhất là gì?
    HIV/AIDS
    Quan hệ đồng tính dễ lây HIV nguyên nhân cộng đồng đối tượng này nhỏ và khác biệt so với cách giao tiếp xã hội thông thường. Sử...
    Tổng hợp những triệu chứng bệnh HIV thường gặp ở nữ giới
    HIV/AIDS
    Hẳn là có nhiều người thắc mắc rằng bệnh HIV ở nữ giới có gì khác ở nam giới. Để giúp bạn làm rõ vấn đề này, các chuyên...
    Hướng dẫn cách làm xét nghiệm HIV tại nhà từ bác sĩ Hello Doctor
    HIV/AIDS
    Các phương pháp xét nghiệm HIV tại nhà đã có mặt tại Việt Nam vài năm gần đây. Điều này đánh dấu một xu hướng mới để từ...
    Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS
    HIV/AIDS
    Các chuyên gia của Hello Doctor sẽ hướng dẫn cho người thân và bệnh nhân HIV/AIDS cách tự lập kế hoạch chăm sóc khi điều trị bệnh để có...
    Xem thêm tin liên quan