Điều trị bệnh HIV như thế nào và khi nào nên bắt đầu?

Điều trị bệnh HIV như thế nào và khi nào nên bắt đầu?

Dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh HIV/AIDS, nhưng việc điều trị bệnh vẫn rất cần thiết. Các loại thuốc chống HIV sẽ giúp kiềm hãm sự phát triển của virus HIV.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Những thông tin bạn có thể tham khảo trong bài viết:

  1. Vì sao việc điều trị bệnh HIV/AIDS rất quan trọng
  2. Khi nào nên bắt đầu điều trị bệnh HIV
  3. Điều trị bệnh nhiễm HIV như thế nào
  4. Chăm sóc tại nhà
  5. Phương pháp điều trị thay thế
  6. Bác sĩ điều trị

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Vì sao việc điều trị bệnh HIV/AIDS rất quan trọng?

Có nhiều phương pháp điều trị cho người nhiễm HIV và chúng ngày càng hiệu quả hơn trước đây. Vì thế, phần lớn người nhiễm HIV hiện có thể sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Hiện tại, các loại thuốc có thể làm chậm sự phát triển của virus hoặc ngăn chặn không cho chúng nhân lên, giữ lượng virus ở mức độ thấp.

Để hiểu rõ hơn về bản chất của HIV cũng như khả năng lây lan của nó, bạn có thể xem tại HIV/AIDS là gì.

Nếu không được điều trị, HIV sẽ tấn công hệ miễn dịch của bệnh nhân, tạo điều kiện cho nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và ung thư phát triển. Nếu lượng tế bào CD4 của bệnh nhân giảm xuống dưới một mức nào đó, người đó có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Đây là những bệnh nhiễm trùng thường không làm hại được những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh nhưng chúng có thể tấn công những bệnh nhân bị suy yếu miễn dịch do nhiễm HIV. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị một số bệnh nhiễm trùng này. Điều trị HIV cũng giúp làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV cho bạn tình của người bệnh nếu họ uống thuốc liên tục và đúng cách. Phần lớn người nhiễm HIV không được điều trị cuối cùng sẽ tiến triển thành AIDS.

Trước khi bắt đầu điều trị, hãy nói với bác sĩ của bạn về những vấn đề sức khỏe của bạn và các bệnh bạn đã mắc phải trước đây. Đồng thời, thông báo với bác sĩ về bất kì phương pháp điều trị không dùng thuốc hay điều trị bổ sung nào bạn đang dùng, cũng như các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng: thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thuốc gây nghiện.

Việc uống thuốc mỗi ngày và kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể giúp giữ lượng virus trong máu ở mức kiểm soát và làm chậm những ảnh hưởng của bệnh lên cơ thể trong nhiều năm.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Virus HIV nhân lên và phá hủy hệ miễn dịch

2. Khi nào nên bắt đầu điều trị bệnh HIV?

Bộ Y tế khuyến cáo bệnh nhân nhiễm HIV nên bắt đầu điều trị ARV càng sớm càng tốt sau khi được chẩn đoán mắc bệnh. ARV giúp làm chậm sự tiến triển của HIV và duy trì sức khỏe bạn trong nhiều năm. Nếu chậm trễ trong việc điều trị, virus sẽ tiếp tục phá hủy hệ miễn dịch và tạo điều kiện mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm tính mạng.

Điều trị HIV đặc biệt quan trọng trong các trường hợp sau:

  • Bạn có các triệu chứng nặng
  • Bạn bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội
  • Lượng tế bào T CD4 thấp dưới 350
  • Mang thai
  • Bạn bị mắc bệnh thận do HIV
  • Bạn đang điều trị viêm gan siêu vi B hoặc C.

Một số thông tin về thuốc ARV có thể bạn quan tâm:

3. Điều trị triệu chứng gây ra do nhiễm HIV như thế nào?

Bác sĩ sẽ theo dõi tải lượng virus và số lượng tế bào T CD4 trong máu để biết hiệu quả của việc điều trị HIV. Lượng tế bào T CD4 nên được kiểm tra mỗi 3 đến 6 tháng.

Tải lượng virus nên được kiểm tra trước khi khởi trị và sau đó là mỗi 3 đến 4 tháng trong quá trình điều trị. Việc điều trị sẽ giúp giảm tải lượng virus trong máu đến mức không thể phát hiện được khi làm xét nghiệm. Điều đó không có nghĩa rằng HIV đã điều trị khỏi. Nó chỉ có nghĩa là xét nghiệm không còn đủ nhạy để phát hiện ra lượng virus ít như vậy. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ để tránh trình trạng kháng thuốc ARV.

Bệnh nhân HIV có thể có các triệu chứng sụt cân, khô da, nhiễm trùng da, nổi ban đau/ngứa, sốt, ho dai dẳng, đổ mồ hôi đêm, loét miệng, tiêu chảy kéo dài. Đây là các triệu chứng có thể xuất hiện khi lượng virus trong máu chưa được kiểm soát tốt, thường xảy ra khi bệnh nhân chưa được điều trị ARV hoặc loại thuốc ARV không còn hiệu quả. Hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của triệu chứng và được điều trị phù hợp.

>>>Xem thêm các triệu chứng khác của bệnh HIV tại bài viết Triệu chứng bệnh HIV.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

4. Lối sống và điều trị tại nhà

Cùng với việc dùng thuốc, việc tự chăm sóc sức khỏe cách tích cực cũng rất quan trọng. Sau đây là những gợi ý giúp bạn khỏe mạnh lâu hơn:

  • Ăn thức ăn lành mạnh: Trái cây tươi và rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, và thịt nạc giúp bạn khỏe mạnh, cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Tránh ăn thịt sống, trứng sống: Bệnh lây truyền qua thức ăn có thể trở nên đặc biệt trầm trọng ở những người nhiễm HIV. Hãy nấu thịt cho vừa chín tới. Tránh các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng, trứng sống và hải sản sống như sò, sushi hoặc sashimi.
  • Tiêm phòng hợp lý: Đây là việc rất hiệu quả để ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm như viêm phổi và cúm. Hãy chú ý đảm bảo các loại vắc xin không chứa các loại virus sống vì điều này rất nguy hiểm cho hệ miễn dịch bị suy yếu.
  • Chăm sóc tốt các con vật nuôi: Một số động vật có thể mang các loại kí sinh trùng gây bệnh truyền nhiễm ở người nhiễm HIV. Phân mèo có thể gây bệnh do Toxoplasma, bò sát có thể mang mầm bệnh thương hàn, và các loài chim có thể mang nấm bệnh Cryptococcus hoặc Histoplasma. Hãy rửa tay kĩ sau khi ôm ấp vật nuôi hoặc dọn dẹp chất thải của chúng.

Tham khảo thêm: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS

5. Các phương pháp điều trị thay thế

Bệnh nhân HIV có thể dùng thử các cách bổ sung thêm chế độ ăn dinh dưỡng được cho là giúp tăng cường hệ miễn dịch hoặc chống lại các tác dụng phụ của thuốc kháng HIV. Tuy nhiên, chưa có bất kì bằng chứng khoa học nào về việc các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp cải thiện hệ miễn dịch, và nhiều loại trong đó có thể làm ảnh hưởng đến các loại thuốc bạn đang dùng.

Các loại thực phẩm chức năng có thể giúp ích:

  • Acetyl-L-carnitine: Các nhà nghiên cứu đã dùng acetyl-L-carnitine để điều trị các triệu chứng đau thần kinh ở người bệnh đái tháo đường. Việc bổ sung chất này cũng có thể giúp giảm đau thần kinh do HIV cho bạn nếu cơ thể bạn đang bị thiếu chất này.
  • Đạm whey: Những chứng cứ nghiên cứu cho thấy đạm whey, một loại sản phẩm phụ phô mát, có thể giúp bệnh nhân HIV tăng cân. Đạm whey cũng giúp giảm tiêu chảy và tăng số lượng tế bào T CD4.

Các loại thực phẩm chức năng có thể gây nguy hiểm:

  • Thảo dược: Một phương pháp chữa trị trầm cảm phổ biến. Tuy nhiên, một số thức phẩm chức năng từ thảo dược thiên nhiên có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc chống HIV đi một nửa.
  • Thực phẩm chức năng từ tỏi: Mặc dù tỏi có thể giúp tăng miễn dịch, các loại thực phẩm chức năng từ tỏi có khả năng phản ứng với nhiều loại thuốc ARV và giảm hiệu lực của chúng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ăn một chút tỏi trong thức ăn vẫn an toàn cho bệnh nhân.

Trước khi sử dụng bất kì loại thực phẩm chức năng nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm để tránh trường hợp chúng gây phản tác dụng khi phản ứng với các loại thuốc bạn đang sử dụng. Liên hệ bác sĩ tư vấn điều trị HIV theo số 1900 1246



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Dấu tên

    Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ bài viết này, vì nó giải đáp chính những thắc mắc của tôi. Tôi đã từng rất tuyệt vọng nhưng tôi sẽ cố gắng điều trị để sống tốt hơn.

    16/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung