Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?

Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?

Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi nhiễm, nguy cơ bị lây nhiễm.

Để đảm bảo phơi nhiễm chính xác nhất, hãy liên lạc đến Hello Doctor để được tư vấn miễn phí:

Thông tin liên lạc:

Địa chỉ phòng khám tại 3 Thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng

Thành Phố Hồ Chí Minh

✈ Thành Phố Hà Nội

✈ Thành Phố Đà Nẵng

✈ Các tỉnh/Thành phố khác

Liên lạc với chúng tôi để tư vấn khám và gửi thuốc về tận nhà.

Nội dung chính trong bài viết:

  1. Phơi nhiễm HIV là gì
  2. Các trường hợp phơi nhiễm HIV
  3. Cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV
  4. Khám phơi nhiễm HIV ở đâu tại TP.HCM và Hà Nội
  5. Nguy cơ mắc HIV sau khi phơi nhiễm
  6. Dự phòng phơi nhiễm HIV

>> Để biết đầy đủ thông tin về bệnh HIV/AIDS, bạn có thể xem thêm thông tin tại Bệnh nhiễm HIV. Tìm hiểu thêm Giá thuốc phơi nhiễm ARV được WHO khuyên dùng. Hotline tư vấn phơi nhiễm HIV 1900 1246.

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Phơi nhiễm HIV là gì?

Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc của người lành không mắc bệnh với các dịch cơ thể của người có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Các trường hợp phơi nhiễm HIV:

  • Tiếp xúc với máu của người có nguy cơ bị HIV.
  • Quan hệ tình dục không có sử dụng bao cao su với người bị HIV, có nguy cơ bị HIV.
  • Mẹ bị HIV mang thai, sanh con qua ngã âm đạo, lúc cho con bú.
  • Đạp trúng kim tiêm.
  • Sử dụng chung kim tiêm với người có nguy cơ mắc HIV.
  • Sử dụng chung các vật dụng có thể gây vết thương, dính máu như: bàn chải đánh răng, kiềm bấm móng tay.
  • Nhận máu truyền từ người bị nhiễm HIV.

Trong thời gian phơi nhiễm HIV, bạn có thể có các dấu hiệu phơi nhiễm HIV. Tuy nhiên, chỉ có xét nghiệm HIV mới là cách xác định chính xác bạn có bị mắc bệnh HIV hay không. Nếu bạn cần tư vấn về thuốc chống phơi nhiễm HIV hãy tham khảo bài viết sau: Mua Prep ở đâu? hoặc liên hệ với bác sĩ theo số 0886006167

>> Xem thêm: Thuốc chống phơi nhiễm HIV có lợi ích gì?

2. Các trường hợp phơi nhiễm HIV

Một số trường hợp phơi nhiễm HIV thường gặp là:

  • Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm. 
  • Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu.
  • Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
  • Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng). Nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.
  • Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

3. Cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV

Khi có phơi nhiễm với HIV, bạn không nên hoảng loạn mà cần bình tĩnh để xử lý. Nếu là vết thương, bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước hoặc xà phòng, không nên nặn máu.

Sau đó đến ngay cơ sở y tế, các địa điểm xét nghiệm HIV ngay để được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV (ARV) trong vòng 72 giờ. Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng. Nếu được điều trị sớm và đúng cách, nguy cơ nhiễm HIV sẽ giảm hẳn.

>>>Xem thêm:

4. Khám phơi nhiễm HIV ở đâu?

Để khám phơi nhiễm HIV, bạn có thể đến các cơ sở Y tế đã được cấp phép để làm xét nghiệm. Bạn có thể đến địa chỉ phòng khám của Hello Doctor để được các bác sĩ hỗ trợ.

Liên hệ tư vấn đặt khám 1900 1246

5. Nguy cơ bị mắc bệnh HIV sau khi phơi nhiễm

Nguy cơ mắc HIV sau khi phơi nhiễm cũng sẽ thay đổi tùy theo trường hợp phơi nhiễm:

- Theo thống kê, truyền máu có nguy cơ cao nhất, lên tới 90% nhiễm HIV sau khi nhận máu từ người cho bị nhiễm HIV.

- Kế đến là con đường truyền từ mẹ sang con. Với các trường hợp không có bất kỳ biện pháp an toàn nào, nguy cơ đứa trẻ bị nhiễm HIV là lên đến 30-45%, theo thống kê của WHO. Tuy nhiên, nếu có các biện pháp dự phòng, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn dưới 5% trẻ nhiễm HIV từ mẹ.

Các biện pháp dự phòng cho trường hợp này gồm:

  • Sản phụ nhiễm HIV uống thuốc kháng virus càng sớm càng tốt, sẽ có một số loại thuốc an toàn cho thai kỳ. Điều này sẽ làm giảm tải lượng virus trong cơ thể mẹ, giảm nguy cơ nhiễm HIV truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, dù nguy cơ này khá thấp.
  • Lúc chuyển dạ  là thời điểm mà nguy cơ lây nhiễm cực kỳ cao.
  • Mổ bắt con sẽ là phương pháp được ưu tiên hơn là sanh thường qua ngả âm đạo do làm giảm thời gian tiếp xúc của trẻ với dịch tiết âm đạo, máu của mẹ. 
  • Sau sinh, trẻ sẽ được cho uống thuốc kháng virus từ 2-6 tuần sau sanh. Một số ý kiến chuyên gia cũng khuyên rằng trẻ không nên bú mẹ.

- Sử dụng chung kim tiêm với người nhiễm HIV hay bị kim tiêm đâm vào tay. Nguy cơ do trường hợp này thật ra khá thấp khoảng 1%. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ cao hơn nếu lòng kim tiêm to, kim tiêm mới sử dụng xong, máu còn trong kim tiêm nhiều.

- Về con đường quan hệ tình dục, nguy cơ cũng dao động tùy theo thời gian, đối tượng quan hệ, con đường quan hệ. Trong đó:

  • Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, người nam sẽ có nguy cơ mắc HIV cao hơn so với nữ.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn, người nhận (bottom) sẽ là người có nguy cơ nhiễm cao hơn.
  • Quan hệ qua đường miệng-dương vật, miệng-âm đạo, miệng-hậu môn hiện vận chưa có số liệu thống kê chính xác. Tuy nhiên, theo các ý kiến chuyên gia, con đường này được xem là có nguy cơ thấp hơn các con đường quan hệ tình dục đề cập ở trên. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn có nếu người lành có vết thương chảy máu quan hệ với người bị nhiễm HIV.

Ngoài ra, nếu người bệnh có mắc thêm các bệnh khác thuộc nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ làm tăng nguy cơ mắc lên tới hơn 8 lần.

Quan hệ với người đang trong giai đoạn cửa sổ HIV( sau nhiễm 12-16 tuần) sẽ làm tăng nguy cơ mắc lên đến 26 lần. Do lúc này tải lượng virus trong cơ thể đang cực kỳ cao.

Do đó, việc sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục là rất quan trọng. Theo CDC, nó có thể làm giảm nguy cơ mắc lên đến 80%.

- Trường hợp đâm kim thì cũng khá thấp, nguy cơ khoảng từ 0.5%-1%.

Tuy nhiên, các số liệu thống kê trên dù có thấp nhưng cũng không nên quá chủ quan khi bạn bị phơi nhiễm HIV. Tổ chức y tế thế giới WHO khuyên rằng, bất kể trường hợp nào nghi ngờ, hoặc phơi nhiễm HIV đều nên sử dụng thuốc dự phòng kháng virus HIV, để đảm bảo chắc chắn nguy cơ nhiễm được giảm đến mức thấp nhất.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

7. Cách dự phòng phơi nhiễm HIV

Với những người bị phơi nhiễm HIV, cần lưu ý một số những điều sau:

- Không được tự ý mua thuốc dùng. Thực hiện điều trị và xử lý khi có chỉ dẫn có chỉ định của bác sĩ.

- Điều trị dự phòng nên được bắt đầu bắt đầu càng sớm càng tốt cho tất cả đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ.

- Sử dụng phác đồ thuốc uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Ngừng thuốc khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV.

- Theo dõi sát sao tình trạng bản thẩn trong và sau điều trị. Khi có các tác dụng phụ của thuốc nên nói với bác sĩ.

- Khi bạn có vấn đề về tâm lý, nên tìm đến các bác sĩ để được tư vấn.

- Không điều trị dự phòng bằng ARV sau phơi nhiễm cho các trường hợp:  Người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV;  Nguồn gây phơi nhiễm được khẳng định là HIV âm tính; Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lây nhiễm đáng kể như nước mắt, dịch nước bọt không dính máu, nước tiểu và mồ hôi và cũng không điều trị ARV với người phơi nhiễm liên tục với HIV như quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng hiếm khi sử dụng bao cao su; người nghiện chích ma tuý thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm.

>>>Thông tin hữu ích cho bạn:

Thông tin liên lạc:

Địa chỉ phòng khám tại 3 Thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng

Thành Phố Hồ Chí Minh

✈ Thành Phố Hà Nội

✈ Thành Phố Đà Nẵng

✈ Các tỉnh/Thành phố khác

Liên lạc với chúng tôi để tư vấn khám và gửi thuốc về tận nhà.

Hỗ trợ điều trị HIV hiệu quả

Bạn/người thân nếu có tiếp xúc với Hiv (nghi ngờ nhiễm Hiv), hoặc đã được điều trị Hiv cần lời khuyên phương án điều trị hiệu quả, nên tìm các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV. Sau đây là cách thức để bạn có thể đánh giá được chất lượng của cơ sở y tế và bác sĩ điều trị cho bạn:


1- Bạn hãy liên lạc đến số điện thoại cơ sở y tế để tư vấn: Hãy đánh giá chất lượng nhiệt tình và kiến thức của người tư vấn cho bạn qua điện thoại ( cơ sở y tế không nhiệt tình, hoặc hàm lượng kiến thức cho bạn ít dẫn đến chất lượng chăm sóc trong quá trình điều trị hoặc sau điều trị không tốt)


2- Đến trực tiếp cơ sở y tế: Ngoài việc tư vấn qua điện thoại, đến trực tiếp sẽ giúp bạn được nhiều hơn như: gặp trực tiếp tư vấn viên và bác sĩ tại cơ sở y tế. Tại cơ sở y tế bạn hãy hỏi rõ thêm:
- Các xét nghiệm HIV được làm (Test kháng nguyên, kháng thể, PCR, CD4, kháng thuốc, tải lượng HIV...): Việc am hiểu xét nghiệm sẽ đánh giá được mức độ tình trạng của bạn hiện tại rõ ràng và khoa học.
- Thuốc điều trị: Dựa vào xét nghiệm, bạn được tư vấn các loại thuốc phù hợp (Nhạy cảm với thành phần của thuốc nào? bạn có đang bị các vấn đề gan thận không? có bị trầm cảm/stress không?...), cơ sở y tế càng có nhiều loại thuốc sẽ có càng nhiều phương án điều trị hiệu quả cho bạn.


3- Theo dõi trong quá trình điều trị: hiện tại việc theo dõi điều trị tại các bệnh viện theo dõi bằng hình thức đến đăng kí khám lại, theo dõi hồ sơ dựa trên sổ khám bệnh. Hãy chọn đơn vị y tế có thể hỗ trợ bạn bằng hình thức sau: qua điện thoại, qua zalo, và đến trực tiếp (không chờ đợi, không phải đăng kí quá phức tạp). Tác dụng phụ hay gặp phải: Đa số thuốc điều trị HIV có nhiều tác dụng phụ do vậy việc theo dõi rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng điều trị của bạn. Dựa vào triệu chứng, kết quả xét nghiệm, thời gian sử dụng thuốc... tóm lại, THEO DÕI ĐIỀU TRỊ RẤT QUAN TRỌNG
- Bác sĩ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV sẽ có chuyên môn tốt để khám, chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn giúp bạn TIẾT KIỆM CHI PHÍ, điều trị hiệu quả. Ngoài ra, đơn vị y tế nếu có thêm các chuyên khoa khác cũng có thể giúp nhiều cho bạn vì đi kèm Hiv thường thêm các vấn đề về: Da liễu, Nam Khoa, Tiết niệu, tiêu hoá.


4- Bảo mật thông tin: Vì bệnh HIV khá nhạy cảm trong xã hội hãy hỏi rõ việc bảo mật thông tin cho bạn được tiến hành thế nào?

_____________________________

   HELLO DOCTOR-MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          ĐẶT KHÁM & TƯ VẤN: 19001246

_____________________________


Hello Doctor là nơi qui tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, có đội ngũ quản lí nhiều kinh nghiệm, áp dụng công nghệ hiện đại giúp việc chăm sóc theo dõi điều trị hiệu quả, các hãng dược lớn thường cung cấp thông tin mới nhất về thuốc mới, độ an toàn, chất lượng cao.

Chia sẻ bệnh nhân 


- 19/03/2019- Giấu tên: 6 tháng trước có đi bóc bánh trả tiền, gọi gà một lần bị rách bao. Sợ bị nhiễm HIV muốn đi khám nhưng lại sợ bị người khác biết. Cuối cùng thì được bác sĩ ở đây cam kết không hỏi thông tin tới khám và xét nghiệm lúc nhờ tư vấn nên cảm thấy bớt lo. Rất cảm ơn.
- 07/03/2018- Trần Thị Hằng: Tôi đã rất lo lắng cho em mình vì nó đã quan hệ tình dục với một người có nhiều khả năng bị nhiễm HIV. Nhưng sau khi đi xét nghiệm thì âm tính. Các bác sĩ đã giúp tôi và em bình tĩnh lại trong thời gian chờ kết quả, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều
-27/03/2019 - Lâm: Bác sĩ Dương rất tận tâm với Nghề. Gia đình tôi mang ơn bs Dương đã điều trị cho cháu nhà tôi 10 năm nay.

Lời khuyên của chuyên gia về điều trị HIV


- Bác sĩ Quân-Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: " Điều trị HIV cần được đánh giá dựa trên xét nghiệm, sử dụng thuốc và theo dõi liên tục tránh bị nhiễm trùng cơ hội"
- Bác sĩ Dương- Phó cục trưởng cục HIV: " Tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ là bí quyết giúp bệnh HIV không bị lây nhiễm cho người khác, giúp bệnh nhân sống khoẻ lâu dài"
- Bác sĩ Việt- bệnh viện Trưng Vương: " Bệnh HIV hiện nay không còn là một vấn nạn xã hội so với các bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tự miễn... HIV nhẹ nhàng hơn rất nhiều"



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...
Thuốc điều trị HIV thế hệ mới 2023 mua ở đâu và thuốc nào là tốt nhất?
Rất nhiều người mắc bệnh HIV tỏ ra hoang mang, lo lắng khi không biết phải chọn mua loại thuốc điều trị HIV nào là tốt nhất cho mình và cần phải mua thuốc điều...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hải Anh

    Tôi trước đây từng tiếp xúc với máu của người bị HIV do bất cẩn. Đó là quãng thời gian đáng sợ nhất trong cuộc đời của tôi. Lúc đấy tôi không đủ bình tĩnh để thực hiện các biện pháp xử lý mà chỉ biết đi khám bác sĩ ngay. Nhưng cũng còn may vì sau thời gian điều trị phơi nhiễm, tôi đã kiểm tra và kết luận âm tính. Bạn nào gặp trường hợp như tôi thì nhớ bình tĩnh hơn và đi khám bác sĩ ngay nhé.

    14/03/2018
Nguyễn hưng (23/04/2024)
Em chào bác sỹ ạ em muốn hỏi là em có dùng mồm liễm âm đạo của gái ở quán tẩm quất như vậy em có nguy cơ nhiếm cao không ạ
Trần quyết chiến(27/06/2023)
Dấu hiệu phơi nhiễm, xét nghiệm hiv
Phạm Hiếu (23/11/2020)
thưa Bác sỹ. Tối hôm 21/11 em có đi nhậu và có quan hệ td với cô gái bán dâm qua mạng xh zalo. Em cũng sợ nên chỉ thực hiện ôm ấp có mặc quần áo. Khoảng 10 phút sau có hơi men quên mất suy nghĩ nên em có quan hệ.Mà do tâm lý sợ nên cô gái nói đeo 2 bao cao su cho an tâm. Cô ấy lấy 2 bao trong ví ra và xé bằng tay đeo vào cho e. E có tiếp xúc nhẹ bên ngoài vùng kín được 2 cái. Sau đó xâm nhập nhẹ nhàng vào bên trong 5 6 nhịp nhẹ nữa. Mà lúc đó tâm lý sợ nên e lấy ra và ko quan hệ nữa. Em xem lại bao thì ko bị rách. Dạ thưa BS tình huống này e có nguy cơ cao nhiễm hiv hoặc bệnh khác nếu cô ấy có bệnh ko ạ.E về nhắn tin cô ấy hỏi có bị gì ko để e biết đường đi xét nghiệm. cô ấy nói ko sao,an tâm.Em cũng lo lằng nên muốn nhờ BS tư vấn thêm. Em có nên dùng thuốc chống phơi nhiễm trc 72h ko. Hiện thì chưa tới 48 giờ. Em xin cảm ơn BS nhiều ạ.
Ngọc Thành (23/12/2019)
Cho em hỏi tỷ lệ bị nhiễm HIV là bao nhiêu khi em lỡ quan hệ không an toàn ạ?
Hellodoctor (23/12/2019)
Chào bạn Thành. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Tùy vào trường hợp bạn đang mắc phải. Bạn nên liên hệ đến số phòng khám 1900 1246 để được chuẩn đoán chính xác và tư vấn có nên làm xét nghiệm hay không nhé. Chúc bạn khỏe
nam(23/12/2019)
cho mình hỏi bên bạn có tư vấn làm xét nghiệm không ạ?
Hellodoctor (23/12/2019)
Chào bạn Nam, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, bạn có thể đến các địa chỉ:
TP.HCM: 152/6 Thành Thái, P.12, Q.10, TP.HCM.

Hà Nội: Số 5, Ngách 4, Ngõ 95, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
Để được làm xét nghiệm, bạn cũng có thể liên hệ đến số điện thoại 1900 1246 để được tư vấn miễn phí nhé

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung