Cần làm gì nếu bị kim tiêm có máu chứa HIV đâm phải

Cần làm gì nếu bị kim tiêm có máu chứa HIV đâm phải

Nếu không may bị kim tiêm hoặc các vật nhọn dính máu của người nhiễm HIV đâm phải, bạn sẽ xử lý thế nào? Vui lòng xem các hướng dẫn của bác sĩ dưới đây.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Hiểu một cách đơn giản, phơi nhiễm HIV tức là một người có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nếu tiếp xúc hở với mầm bệnh. Hoặc cũng có thể hiểu là khi niêm mạc, vết thương của người lành không bị HIV tiếp xúc với máu, dịch tiết của người nhiễm HIV. Tùy vào từng trường hợp, “phơi nhiễm” sẽ cho một tỉ lệ “lây nhiễm” nhất định, “lây nhiễm” lại cho một tỉ lệ “mắc bệnh” nhất định, nên không phải lúc nào bạn dẫm phải bơm tiêm thì bạn cũng sẽ bị HIV. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được chủ quan nhưng cũng không nên quá lo sợ, điều quan trọng là bình tĩnh và xử lý đúng cách. 

>>>Để biết thêm một số trường hợp phơi nhiễm HIV khác, bạn có thể xem tại Phơi nhiễm HIV.

Nếu dẫm phải bơm tiêm có máu, bị vật nhọn có máu đâm vào

Bạn không nên nặn, chích rạch, hút máu ra. Điều này không những không có tác dụng mà thậm chí còn làm virus HIV dễ đi vào máu hơn. Bạn cần thực hiện ngay một số thao tác như:

- Bình tĩnh lấy vật gây tổn thương ra khỏi cơ thể, đến chỗ có vòi nước sạch để rửa vết thương. Tốt nhất là nên để máu tự chảy ra và rửa vết thương theo chiều máu chảy. Tuyệt đối không bóp, nặn máu ở vết thương. Sau đó, lấy xà bông để sát trùng và rửa sạch.

- Dùng thuốc sát khuẩn để sát trùng vết thương. Băng bó bằng băng gạc ở vét thương lớn, băng cá nhân nếu vết thương nhỏ.

Trong vòng 24 giờ bạn phải đến cơ sở y tế để được xử lý nhanh và đúng cách nhất. Nhớ nêu rõ tình huống xảy ra tai nạn, tình trạng của vật gây tổn thương (bơm kim tiêm cũ/mới, có dính máu không), cách bạn đã sơ cứu... cho y bác sĩ biết. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng.

Người bị phơi nhiễm HIV cần làm các xét nghiệm tầm soát để đánh giá tình trạng nhiễm HIV. Xét nghiệm thường được thực hiện sau phơi nhiễm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Nếu sau 6 tháng, kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, kết quả là âm tính thì bạn có thể yên tâm bản thân không nhiễm HIV/AIDS.

Ngoài ra, nạn nhân cũng nên tiêm phòng uốn ván, viêm gan B, C và làm một số xét nghiệm tầm soát các bệnh lây qua đường máu khác.

Thời gian điều trị phơi nhiễm HIV là 4 tuần và thường sử dụng kết hợp 2 nhóm thuốc Retrovirrut (ARV).

Đối với trường hợp bị máu bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc bề mặt da

Khi gặp trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

- Hãy nhanh chóng dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, không cần sử dụng những chất sát trùng mạnh. 

- Ngâm mắt và khịt mũi trong nước sạch khoảng 5 phút, đồng thời súc miệng 5 phút. 

Nếu trên bề mặt da bạn không có tổn thương thì chỉ cần rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch, không chà sát mạnh khiến da bị tổn thương và làm tăng nguy cơ phơi nhiễm. Nếu bắn lên quần áo thì hãy cởi chúng ra, cho vào bao nilon và đem tiêu hủy.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Nếu lỡ “quan hệ không an toàn” với người nghi nhiễm HIV

Sau khi quan hệ, nếu nghi ngờ bạn tình của mình có nguy cơ nhiễm HIV, bạn nên liên hệ ngay lập tức với trung tâm HIV - AIDS để xin thuốc điều trị dự pòng phơi nhiễm. 

Điều trị chống phơi nhiễm bắt buộc phải tiến hành sớm ngay sau khi có các hành vi nguy cơ.Thời gian điều trị dự phòng càng sớm, hiệu quả sẽ càng cao.

Lưu ý khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV:

- Chỉ hiệu quả khi dùng sớm: Những người có nguy cơ lây nhiễm cao, cần phải dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị sớm từ 2-6h sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72h (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.  

- Thời gian điều trị kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có hành vi nguy cơ, bạn cần tái xét nghiệm HIV. Nếu kết quả âm tính, bạn có thể yên tâm không bị nhiễm.

- Chi phí điều trị: Thuốc chống phơi nhiễm do nước ta sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng, nếu thuốc ngoại khoảng 4,5 triệu đồng.

- Khuyến cáo: Điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV không phải là lựa chọn cho những người thường xuyên phơi nhiễm.

Để biết cách sử dụng thuốc chống phơi nhiễn HIV như thế nào, bạn có thể xem thêm thông tin tại Cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV.

Để được khám chữa bệnh khi bị phơi nhiễm HIV, bạn có thể đến địa chỉ khám và xét nghiệm HIV tại Hello Doctor để được các bác sĩ hỗ trợ và giúp đỡ. Liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246.



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đại Nghĩa

    Những kiến ích này rất hữu ích, chắc chắn sẽ giúp cho rất nhiều người.

    31/03/2018
Ngọc Hậu Phan (28/06/2022)
E lm cty vị trí e lm 10 người k ai chích cả ,vị trí khac thì có 1 ,2 người chơi ,cách nhau cũng ít chục mét ,lúc gần ra ca e dọn vs máy vô tình bị vật gì đâm lm e chảy máu e nghi bị kim tiêm đâm e k sơ cứu và nhìn thì k thấy kim hay e dọn rồi kim dính vào xe rác nên e k thấy ,vậy bs ơi e có bị nhiễm hiv k e có gđ và con e nửa e sợ qh với vợ lây toi nghiệp vợ e còn con e nửa,những ng lm chung thì k ai chơi ,e sợ vị trí khác chơi rồi dục kim tiêm lung tung qua khu vực chỗ e ạ,còn 1 trường hợp nửa e mua đồ ng bán hàng thối tiền cho e ,tờ tiền dính máu tay e cầm tờ tiền đó tay e bị xước có vết thương hở vậy có lây k ah ,2 trường hợp bị đúng 1 ngày ,bs cho e hỏi bao lâu e xn và xn loại nào cho chính sát nhất ạ và lo lắng k ngủ đc ạ bs tl giúp e ạ ,cho e 1 phần yên tâm mà lm việc ạ
Ngọc Hậu Phan (28/06/2022)
O

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung