Bị mắc bệnh nhiễm HIV thì thường có triệu chứng gì?

Bị mắc bệnh nhiễm HIV thì thường có triệu chứng gì?

Triệu chứng trong 3 đến 6 tháng kể từ khi bạn có hành vi nguy cơ rất giống các triệu chứng khi bị cảm cúm. Triệu chứng này kéo dài từ 1 đến 2 tuần và biến mất hoàn toàn sau đó. Các triệu chứng có thể gặp: Sốt, Lạnh run, Nổi ban, Tiết mồ hôi vào ban đêm, Đau nhức cơ bắp, Đau họng, Nhức mỏi, Nổi hạch, Loét miệng. Không thể chỉ dựa vào triệu chứng để khẳng định rằng bạn có bị nhiễm HIV hay không. Tuy nhiên, việc nắm được các dấu hiệu và biểu hiện của bệnh nhiễm HIV/ADIS cũng là một cơ sở cần thiết để bạn nhận biết và cảnh giác với bệnh.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Tóm lượt nội dung:

  1. Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh HIV giai đoạn cửa sổ
  2. Các biểu hiện của bệnh HIV giai đoạn không triệu chứng
  3. Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh HIV giai đoạn cuối - AIDS
  4. Địa chỉ xét nghiệm HIV chính xác TP.HCM và Hà Nội

Nếu bạn chưa hiểu rõ như thế nào là nhiễm HIV và cơ chế lây bệnh như thế nào, bạn có thể xem lại bài viết "Bệnh HIV AIDS". Triệu chứng của bệnh nhiễm HIV rất đa dạng, tùy vào từng người và giai đoạn của bệnh (giai đoạn cửa sổ, giai đoạn không triệu chứng, hoặc AIDS – giai đoạn cuối) mà có những triệu chứng khác nhau, nhưng cũng có một số người không có thể không có triệu chứng vì vậy để biết chính xác bạn nên dành một ít thời gian để đi xét nghiệm. Liên hệ đến phòng khám và đặt lịch xét nghiệm dễ dàng theo số 1900 1246. Tại đây chúng tôi có các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm với hơn 20 năm điều trị bệnh HIV sẽ tư vấn cho bạn.

Bị mắc bệnh nhiễm HIV thì thường có triệu chứng gì?

HIV được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn cửa sổ (giai đoạn đầu), giai đoạn không triệu trứng và giai đoạn cuối. Tùy thuộc bệnh nhân ở giai đoạn nào mà sẽ có các triệu chứng tương ứng. Tuy nhiên, ngay cả khi ở trong cùng giai đoạn mắc bệnh, các biểu hiện ở người mắc bệnh HIV vẫn là không giống nhau.

Nếu bạn cảm thấy mình chỉ đang có vài dấu hiệu nghi ngờ mình đang bị nhiễm HIV thì hãy liên hệ bác sĩ tư vấn miễn phí qua điện thoại theo số 1900 1246

1. Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh HIV giai đoạn cửa sổ 

Giai đoạn cửa sổ được định nghĩa là nhiễm HIV trong vòng 6 tháng gần đây và có triệu chứng nhiễm trùng cấp tính. Hầu hết mọi người đều không thể biết ngay khi nào họ bị nhiễm HIV, nhưng sau một thời gian ngắn, họ có thể có triệu chứng. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch bắt đầu chống lại virus HIV, đặc biệt trong 2 tới 6 tuần sau khi bạn nhiễm virus. Nó được gọi là hội chứng retrovirus cấp tính hoặc nhiễm HIV nguyên phát. Khoảng 40% đến 90% người bị HIV có triệu chứng giống cảm cúm trong 2 – 4 tuần sau khi nhiễm HIV, nhưng cũng có một số người không có triệu chứng trong giai đoạn này. 

Triệu chứng trong giai đoạn này rất giống các triệu chứng khi bị cảm cúm. Triệu chứng này kéo dài từ 1 đến 2 tuần và biến mất hoàn toàn sau đó.

Các triệu chứng có thể gặp:

  • Sốt
  • Lạnh run
  • Nổi ban
  • Tiết mồ hôi vào ban đêm
  • Đau nhức cơ bắp
  • Đau họng
  • Nhức mỏi
  • Nổi hạch
  • Loét miệng

Những triệu chứng có thể xảy ra từ vài ngày đến vài tuần sau nhiễm. Trong thời gian này, nhiễm HIV sẽ không phát hiện được trên một số loại xét nghiệm HIV, nhưng những người này vẫn có thể lây truyền sang cho người khác. Để biết được có những loại xét nghiệm HIV nào, bạn có thể tham khảo tại Xét nghiệm chẩn đoán HIV.

Bạn không thể qui chụp rằng bạn đã bị nhiễm HIV chỉ vì bạn có bất kì triệu chứng nào liệt kê ở đây. Vì mỗi triệu chứng này có thể được gây ra bởi những bệnh khác và cũng có một số người bị nhiễm HIV nhưng lại không có triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ bạn có thể đã bị phơi nhiễm HIV và đang trong giai đoạn đầu của bệnh HIV thì hãy đi xét nghiệm ngay. Hầu hết các xét nghiệm HIV phát hiện kháng thể (một loại protein mà cơ thể bạn tiết ra để chống lại HIV). Tuy nhiên, phải mất vài tuần hoặc lâu hơn để cơ thể bạn sản xuất những kháng thể này.

Sau khi bạn làm xét nghiệm, điều quan trọng là biết kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính, bạn nên đi khám bác sĩ và bắt đầu điều trị HIV càng sớm càng tốt. Bạn có nguy cơ cao sẽ truyền nhiễm HIV cho những người khác trong giai đoạn sớm này, kể cả nếu bạn không có triệu chứng. Do đó bạn cần phải điều trị để giảm khả năng lây truyền HIV. Nếu kết quả HIV âm tính, hãy gặp bác sĩ để tư vấn về các phương pháp ngăn ngừa HIV.

Những thông tin chúng tôi nghĩ sẽ hữu ích cho bạn:

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

2. Các biểu hiện của bệnh HIV giai đoạn không triệu chứng

Sau giai đoạn cửa sổ của HIV, bệnh chuyển đến giai đoạn không triệu chứng (hay còn gọi là nhiễm HIV mạn tính). Trong giai đoạn, virus HIV vẫn có thể hoạt động nhưng nó sinh sản ở mức độ rất thấp. Những người trong giai đoạn này sẽ không có triệu chứng liên quan đến HIV hoặc chỉ có một số triệu chứng nhẹ.

Đối với những người không sử dụng thuốc điều trị HIV, giai đoạn này có thể sẽ kéo dài 10 năm hoặc dài hơn, nhưng bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn. Những người sử dụng thuốc đúng cách mỗi ngày có thể trì hoãn tiến độ bệnh ở giai đoạn này trong nhiều thập kỉ vì thuốc điều trị có thể kìm hãm virus. 

Bạn phải nhớ rằng HIV vẫn có thể lây truyền sang người khác trong giai đoạn này ngay cả khi họ không có triệu chứng nào. Mặc dù những người này đang được điều trị và virus HIV trong người họ đang bị kìm hãm thì sự lây truyền vẫn có thể xảy ra nhưng khả năng thấp hơn những người không điều trị.

Tham khảo ngay Các con đường lây truyền HIV để biết cách phòng tránh lây bệnh cho những người thân của bạn.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

3. Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh HIV giai đoạn cuối - AIDS

Nếu bạn bị nhiễm HIV nhưng không điều trị thì virus sẽ từ từ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và cuối cùng sẽ tiến triển đến AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch) – giai đoạn cuối của nhiễm HIV. Khi tiến tới giai đoạn này, tế bào T CD4 của cơ thể sẽ giảm còn dưới 200.

Triệu chứng bao gồm:

  • Sụt cân nhanh chóng
  • Sốt tái phát và đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm
  • Mệt nhiều nhưng không rõ nguyên nhân
  • Nổi hạch kéo dài ở nách, bẹn, cổ.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 1 tuần
  • Đau họng, hậu môn, sinh dục
  • Viêm phổi
  • Nổi ban dưới da hoặc miệng, mũi, mí mắt.
  • Mất trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm và các bệnh lý thần kinh khác.

Các triệu chứng này cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác, vì vậy chỉ có một cách duy nhất là làm xét nghiệm.

Do bị suy giảm hệ miễn dịch do HIV, nên bạn có thể bị nhiễm trùng cơ hội bởi các vi sinh vật thường trú trên cơ thể bạn

Những người bị bệnh AIDS không điều trị chỉ sống được khoảng 3 năm, thậm chí ít hơn nếu mắc các bệnh nhiễm trùng nặng. Nhưng nếu điều trị đúng và có lối sống lành mạnh, bạn có thể kéo dài tuổi thọ.

Nếu bạn đã thấy mình có nguy cơ bị nhiễm HIV thì tốt nhất nên đi khám và làm xét nghiệm HIV. Để biết được bạn có bị nhiễm hay không là rất quan trọng vì bạn cần phải đưa ra quyết định để phòng ngừa việc bị nhiễm hoặc truyền bệnh cho người khác. 

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

4. Địa chỉ xét nghiệm HIV chính xác TP.HCM và Hà Nội

Thông tin liên lạc:

Địa chỉ phòng khám tại 3 Thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng

Thành Phố Hồ Chí Minh

✈ Thành Phố Hà Nội

✈ Thành Phố Đà Nẵng

✈ Các tỉnh/Thành phố khác

Liên lạc với chúng tôi để tư vấn khám và gửi thuốc về tận nhà.

Hỗ trợ điều trị HIV hiệu quả

Bạn/người thân nếu có tiếp xúc với Hiv (nghi ngờ nhiễm Hiv), hoặc đã được điều trị Hiv cần lời khuyên phương án điều trị hiệu quả, nên tìm các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV. Sau đây là cách thức để bạn có thể đánh giá được chất lượng của cơ sở y tế và bác sĩ điều trị cho bạn:


1- Bạn hãy liên lạc đến số điện thoại cơ sở y tế để tư vấn: Hãy đánh giá chất lượng nhiệt tình và kiến thức của người tư vấn cho bạn qua điện thoại ( cơ sở y tế không nhiệt tình, hoặc hàm lượng kiến thức cho bạn ít dẫn đến chất lượng chăm sóc trong quá trình điều trị hoặc sau điều trị không tốt)


2- Đến trực tiếp cơ sở y tế: Ngoài việc tư vấn qua điện thoại, đến trực tiếp sẽ giúp bạn được nhiều hơn như: gặp trực tiếp tư vấn viên và bác sĩ tại cơ sở y tế. Tại cơ sở y tế bạn hãy hỏi rõ thêm:
- Các xét nghiệm HIV được làm (Test kháng nguyên, kháng thể, PCR, CD4, kháng thuốc, tải lượng HIV...): Việc am hiểu xét nghiệm sẽ đánh giá được mức độ tình trạng của bạn hiện tại rõ ràng và khoa học.
- Thuốc điều trị: Dựa vào xét nghiệm, bạn được tư vấn các loại thuốc phù hợp (Nhạy cảm với thành phần của thuốc nào? bạn có đang bị các vấn đề gan thận không? có bị trầm cảm/stress không?...), cơ sở y tế càng có nhiều loại thuốc sẽ có càng nhiều phương án điều trị hiệu quả cho bạn.


3- Theo dõi trong quá trình điều trị: hiện tại việc theo dõi điều trị tại các bệnh viện theo dõi bằng hình thức đến đăng kí khám lại, theo dõi hồ sơ dựa trên sổ khám bệnh. Hãy chọn đơn vị y tế có thể hỗ trợ bạn bằng hình thức sau: qua điện thoại, qua zalo, và đến trực tiếp (không chờ đợi, không phải đăng kí quá phức tạp). Tác dụng phụ hay gặp phải: Đa số thuốc điều trị HIV có nhiều tác dụng phụ do vậy việc theo dõi rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng điều trị của bạn. Dựa vào triệu chứng, kết quả xét nghiệm, thời gian sử dụng thuốc... tóm lại, THEO DÕI ĐIỀU TRỊ RẤT QUAN TRỌNG
- Bác sĩ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV sẽ có chuyên môn tốt để khám, chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn giúp bạn TIẾT KIỆM CHI PHÍ, điều trị hiệu quả. Ngoài ra, đơn vị y tế nếu có thêm các chuyên khoa khác cũng có thể giúp nhiều cho bạn vì đi kèm Hiv thường thêm các vấn đề về: Da liễu, Nam Khoa, Tiết niệu, tiêu hoá.


4- Bảo mật thông tin: Vì bệnh HIV khá nhạy cảm trong xã hội hãy hỏi rõ việc bảo mật thông tin cho bạn được tiến hành thế nào?

_____________________________

   HELLO DOCTOR-MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          ĐẶT KHÁM & TƯ VẤN: 19001246

_____________________________


Hello Doctor là nơi qui tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, có đội ngũ quản lí nhiều kinh nghiệm, áp dụng công nghệ hiện đại giúp việc chăm sóc theo dõi điều trị hiệu quả, các hãng dược lớn thường cung cấp thông tin mới nhất về thuốc mới, độ an toàn, chất lượng cao.

Chia sẻ bệnh nhân 


- 19/03/2019- Giấu tên: 6 tháng trước có đi bóc bánh trả tiền, gọi gà một lần bị rách bao. Sợ bị nhiễm HIV muốn đi khám nhưng lại sợ bị người khác biết. Cuối cùng thì được bác sĩ ở đây cam kết không hỏi thông tin tới khám và xét nghiệm lúc nhờ tư vấn nên cảm thấy bớt lo. Rất cảm ơn.
- 07/03/2018- Trần Thị Hằng: Tôi đã rất lo lắng cho em mình vì nó đã quan hệ tình dục với một người có nhiều khả năng bị nhiễm HIV. Nhưng sau khi đi xét nghiệm thì âm tính. Các bác sĩ đã giúp tôi và em bình tĩnh lại trong thời gian chờ kết quả, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều
-27/03/2019 - Lâm: Bác sĩ Dương rất tận tâm với Nghề. Gia đình tôi mang ơn bs Dương đã điều trị cho cháu nhà tôi 10 năm nay.

Lời khuyên của chuyên gia về điều trị HIV


- Bác sĩ Quân-Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: " Điều trị HIV cần được đánh giá dựa trên xét nghiệm, sử dụng thuốc và theo dõi liên tục tránh bị nhiễm trùng cơ hội"
- Bác sĩ Dương- Phó cục trưởng cục HIV: " Tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ là bí quyết giúp bệnh HIV không bị lây nhiễm cho người khác, giúp bệnh nhân sống khoẻ lâu dài"
- Bác sĩ Việt- bệnh viện Trưng Vương: " Bệnh HIV hiện nay không còn là một vấn nạn xã hội so với các bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tự miễn... HIV nhẹ nhàng hơn rất nhiều"



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Anh Đức

    Tôi đã từng quan hệ không an toàn và 2 tuần sau thấy mình bị đau nhức người, tiêu chảy. Lúc đó lo muốn chết. May mà đi làm xét nghiệm không bị làm sao.

    13/03/2018
Ly van xay (28/05/2019)
E qh với gái mại dâm. Mà e có dùng bcs. Qua ngày sao e thấy mệ và buồn ngủ. Cho e hỏi có phải e bị nhiễm hiv không ạ. E lo quá. Thank bs.
Namsun (23/12/2019)
Dùng bcs đầy đủ thì không sao đâu bạn, trừ khi bị rách bao thôi
lê văn tản (02/11/2018)
Em chào bác sĩ . Bác sĩ cho em hỏi người bị nhiễm hiv thời gian mở cửa thì có biểu hiện gì kg ạ
Hello Doctor (07/11/2018)
Chào bạn Tản, khoảng 80% những người nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ không có triệu chứng, 20% còn lại có các triệu chứng như bị cảm cúm. Đôi khi các triệu chứng này bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
Trần Hoàng vủ (07/06/2018)
Tôi nghi ngờ mình bị nhiễm HIV cách đây 10 năm. Nhưng hiện tại chưa Đi xet nghiệm. Vì sợ nếu bị làm tin thần bị suy sụp thêm. Bác si cho em một lời khuyên được không ạ.
Nguyễn thị thắm(19/05/2018)
Cháu chào bác sĩ. Bác sĩ tư vấn giúp cháu với ak. Bố cháu bị hiv từ lúc cháu học lớp 1 và đã qua đời năm cháu học lớp 10. Năm nay cháu học đại học năm nhất. Đi học thì có nhiều đợt hiến máu nhưng cháu luôn sợ , không giám hiến. Bác sĩ cho cháu lời khuyên được không ak. Khả năng cháu mắc bệnh có lớn không ạ. Nó luôn là mặc cảm, nỗi sợ hãi trong cháu
Tha (18/05/2018)
Sau 1 tháng đi xét ngiệm anti hay là auđi gì đó em quên gồi kết quả là âm tính vậy cho em hoi là chính xác được bao nhiêu % ạ
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung