Phát ban, tiêu chảy có phải mắc bệnh HIV giai đoạn đầu?
Chào bác sĩ, năm nay tôi 21 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 2 tháng nay tôi có quan hệ không an toàn một vài lần. Gần đây, tôi thấy cơ thể bị phát ban, đi tiêu chảy 6-7 lần/ngày, trên cổ, nách nổi nhiều hạch lớn nhỏ. Ngoài ra, 2 tuần nay, tôi còn hay bị sốt, ớn lạnh, thấy khó chịu, đau nhức toàn thân, nổi nấm miệng hoài không hết. Như vậy, tôi có khả năng bị HIV không thưa Bác sĩ? Nếu có bệnh này có thể uống thuốc hay điều trị được không bác sĩ?
Trả lời:
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo như những thông tin mà anh chia sẻ, chúng tôi nghi ngờ rằng có thể anh đã mắc bệnh HIV. Tuy nhiên, để khẳng định chính xác anh có mắc bệnh hay không, thì cần đến khám với các bác sĩ chuyên khoa và làm test HIV trong thời gian sớm nhất. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với chị một số thông tin như sau để anh và gia đình có thể nhận biết cũng như biết cách xử lý.
Cách nhận biết nhiễm HIV như thế nào?
Các triệu chứng của HIV rất khác nhau, tùy thuộc vào từng cá nhân và giai đoạn bệnh : giai đoạn đầu, giai đoạn trễ lâm sàng hoặc AIDS (giai đoạn muộn của nhiễm HIV). Như trong trường hợp của anh, nếu nhiễm HIV thì đang ở giai đoạn đầu - nhiễm HIV cấp tính.
Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính được tính từ lúc bắt đầu phơi nhiễm cho đến 6 tháng tiếp theo. Các triệu chứng giống như cúm có thể bao gồm: sốt, ớn lạnh, phát ban, đổ mồ hôi đêm, đau cơ, viêm họng, mệt mỏi, sưng hạch, loét miệng,...
Những triệu chứng này có thể kéo dài bất từ vài ngày đến vài tuần. Mặc dù các triệu chứng của anh rất giống với những điều đã nêu trên nhưng vẫn không chắc rằng anh đã nhiễm HIV vì các triệu chứng này có thể do các bệnh khác gây ra. Và ở một số người nhiễm HIV có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trong vòng 10 năm trở lên.
Tuy nhiên, nếu anh sợ rằng mình có thể đã bị phơi nhiễm và đang ở giai đoạn đầu của nhiễm HIV, hãy đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. Hầu hết các xét nghiệm HIV phát hiện kháng thể (protein cơ thể bạn tạo ra như một phản ứng chống lại sự hiện diện của HIV), chứ không phải HIV. Phải mất từ 1-3 tháng sau khi nhiễm HIV kháng thể mới xuất hiện, các xét nghiệm tìm kháng thể trong khoảng thời gian này sẽ cho kết quả âm tính. Vì vậy nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính, nên thử lại sau 6 tháng để chắc chắn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa HIV, như điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP).
Còn nếu kết quả nhiễm HIV dương tính, anh nên đi khám bác sĩ và bắt đầu điều trị HIV càng sớm càng tốt, để làm giảm tối đa sự phát triển của bệnh và khả năng lây truyền cho người khác.
Vậy làm thế nào để chẩn đoán chính xác có bị HIV hay không?
Việc đầu tiên cần làm khi nghi ngờ nhiễm HIV là đến các trung tâm tư vấn, bệnh viện có dịch vụ xét nghiệm HIV. Hiện nay trung tâm dịch tễ, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố đều có xét nghiệm HIV. Anh có thể đến xét nghiệm ở các Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận huyện mình đang sinh sống, hoặc các Bệnh viện như Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy… Khi đến khám, bác sĩ tư vấn xét nghiệm HIV sẽ hỏi tên, và có thể cả địa chỉ của anh, nhưng tên, địa chỉ cũng như kết quả xét nghiệm sẽ được giữ bí mật. Tuy nhiên nếu anh cảm thấy không thoải mái thì có thể yêu cầu không để lại địa chỉ.
Đối với người lớn, chẩn đoán nhiễm HIV được xác định khi có mẫu huyết thanh dương tính cả 3 lần xét nghiệm kháng thể kháng HIV bằng 3 loại sinh phẩm khác nhau với nguyên lý phản ứng và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau như ELISA, test nhanh, kết cục latex, Western Blot…Nếu dương tính cả 3 lần xét nghiệm được thực hiện tại cơ sở có uy tín thì độ chính xác và đáng tin cậy của chẩn đoán gần như tuyệt đối.
Anh có thể tham khảo thêm:
- Thời gian có thể xét nghiệm phơi nhiễm HIV là bao lâu.
- Phân loại xét nghiệm HIV
- Địa chỉ xét nghiệm HIV tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
- Thuốc chống phơi nhiễm HIV có lợi ích gì?
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nếu bị HIV thì việc điều trị sẽ như thế nào?
Trong trường hợp anh có nguy cơ cao nhưng kết quả xét nghiệm âm tính, anh sẽ được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Điều đó có nghĩa là dùng thuốc kháng virus (ARV) sau khi có khả năng bị phơi nhiễm với HIV để tránh bị nhiễm bệnh. PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV gần đây, nhưng bắt đầu PEP càng sớm thì càng tốt, từ 2 đến 6 giờ. Nếu sử dụng PEP theo quy định, anh sẽ dùng thuốc một hoặc hai lần mỗi ngày trong 28 ngày. PEP có hiệu quả trong việc ngăn ngừa HIV khi được sử dụng đúng cách, nhưng không phải 100%.
Còn trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, anh sẽ được chuyển đến cơ sở chuyên về HIV để bắt đầu điều trị. Việc điều trị HIV bao gồm việc dùng thuốc làm chậm sự phát triển của virut trong cơ thể. HIV là một loại virus được gọi là retrovirus và các loại thuốc được sử dụng để điều trị nó được gọi là thuốc kháng retrovirus (ARV). Những loại thuốc này luôn được dùng kết hợp với các thuốc ARV khác; liệu pháp kết hợp này được gọi là liệu pháp kháng virus. Nhiều loại thuốc điều trị ARV đã được sử dụng từ giữa những năm 1990 và là lý do khiến số ca tử vong hàng năm liên quan đến AIDS đã giảm trong hai thập kỷ qua.Thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị nhiễm HIV tại Việt Nam gồm có 3 nhóm:
- Ức chế men sao chép ngược có gốc nucleoside: Lamivudine 150mg, Tenofovir 300mg.
- Ức chế men sao chép ngược không có gốc nucleoside: Efavirenz 600mg.
- Ức chế men Protease: Lopinavir 400/Ritonavir 100.
Phác đồ điều trị thường phối hợp ít nhất 3 loại thuốc kháng HIV. ARV được khuyến nghị cho tất cả những người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV nên bắt đầu điều trị ARV càng sớm càng tốt. ARV không thể chữa khỏi HIV, nhưng có thể giúp người nhiễm HIV sống lâu hơn, sống khỏe hơn. ARV cũng làm giảm nguy cơ lây truyền HIV.
Mục tiêu chính của ART là ngăn chặn tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của virus, đồng thời phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Trước khi bắt đầu điều trị ARV, người nhiễm HIV nên nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ về tác dụng phụ có thể có của thuốc điều trị HIV và tương tác thuốc tiềm tàng giữa thuốc điều trị HIV hoặc giữa thuốc điều trị HIV với các loại thuốc khác mà một người đang sử dụng.
Nhìn chung, lợi ích của thuốc điều trị HIV vượt xa nguy cơ tác dụng phụ. Ngoài ra, các chế độ điều trị HIV mới hơn gây ra ít tác dụng phụ hơn so với các chế độ được sử dụng trong quá khứ.
Để hiểu rõ hơn về liệu pháp điều trị với thuốc ARV, bạn có thể xem thêm tại Liệu pháp điều trị ART.
Tóm lại:
- HIV không thể chẩn đoán dựa vào triệu chứng, mà phải dùng các xét nghiệm chuyên biệt để xác định.
- Nếu có nguy cơ nhiễm HIV, cần đi xét nghiệm và điều trị càng sớm càng tốt.
- HIV có thể điều trị bằng thuốc kháng virus, tuy không chữa khỏi nhưng có thể kéo dài thời gian sống, giảm bớt triệu chứng, hạn chế lây truyền và nhiễm trùng cơ hội.
Lời khuyên của chúng tôi:
- Anh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
- Nên áp dụng các biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm để trách phơi nhiễm cũng như lây nhiễm cho người khác.
Nếu bạn cần tư vấn thêm qua điện thoại hãy liên hệ đến số phòng khám 1900 1246
Bình luận, đặt câu hỏi