Phải làm gì sau khi quan hệ với người nhiễm HIV không an toàn?
Quan hệ không an toàn là một trong những nguy cơ khiến cho bạn có thể mắc bệnh HIV. Một câu hỏi mà khá nhiều người đặt ra là: cần phải làm gì để phòng chống HIV sau khi quan hệ với người nhiễm HIV/AIDS?
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Lây nhiễm HIV qua đường tình dục
Virus tồn tại trong máu cũng như các dịch tiết của cơ thể, trong đó có dịch tiết sinh dục của cả nam và nữ. Do đó, nó có thể xâm nhập vào máu qua cơ quan sinh dục nếu có quan hệ với người nhiễm HIV. HIV có thể lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường hậu môn và cũng có thể lây qua quan hệ tình dục đường miệng. Nguy cơ lây nhiễm HIV tăng lên khi có vết xây xát khi giao hợp hay quan hệ tình dục với nhiều người. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm 71% ở quan hệ khác giới và 15% ở quan hệ đồng giới nam. Với mỗi lần quan hệ tình dục, tỷ lệ lây nhiễm HIV cho người khỏe mạnh thực ra chỉ khoảng 1/1.000, với điều kiện có tổn thương niêm mạc không lành lặn.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Làm gì sau khi quan hệ với người nhiễm HIV?
- Trong trường hợp quan hệ an toàn với bao cao su (trừ trường hợp thô bạo làm rách bao), khả năng lây nhiễm gần như không xảy ra.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV, khả năng lây nhiễm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ quan hệ, mức độ trầy xước do quan hệ gây ra, mức độ viêm nhiễm, lượng virus HIV trong tinh dịch, người bị nhiễm HIV đang ở giai đoạn nào, nếu bệnh nhân ở giai đoạn cửa sổ hay 12-16 tuần sau nhiễm, tải lượng virus rất cao nên nguy cơ lây nhiễm tăng lên.
Bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn HIV/AIDS như trung tâm y tế dự phòng trung tâm phòng chống AIDS, phòng khám tư vấn xét nghiệm HIV uy tín cấp huyện để:
- Đánh giá về khả năng nhiễm HIV
- Nhận tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa về xét nghiệm và điều trị
- Xét nghiệm máu xác định tình trạng nhiễm bệnh: tuy nhiên trong thời kì cửa sổ (khoảng thời gian từ khi có khả năng phơi nhiễm với HIV đến khi xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác) kết quả xét nghiệm có thể âm tính. Theo các nghiên cứu sau phơi nhiễm ít nhất 3 tháng mới cho được kết quả chính xác nhất. Vì vậy, sau khi quan hệ với người nhiễm HIV và nhận thấy mình có khả năng phơi nhiễm HIV cần phải điều trị sớm, song song với xét nghiệm.
Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo thêm: Bị phơi nhiễm HIV cần làm gì.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Thuốc điều trị phơi nhiễm khi quan hệ với người nhiễm HIV
Trong trường hợp bạn bị phơi nhiễm do quan hệ không an toàn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống thuốc kháng retro virus (anti - retrovirals) hay còn gọi là ARV, để kiểm soát sự nhân lên của virus.
Thời điểm sử dụng thuốc:
Nếu dùng thuốc ngay trong vòng 2-6 giờ sau phơi nhiễm thì tác dụng của thuốc được phát huy tốt nhất. Tuy nhiên, thuốc kháng phơi nhiễm được chỉ định trong vòng 72 giờ sau khi có các hành vi nguy cơ, lúc này tác dụng của thuốc còn 52%, ngoài khoảng thời gian này, thuốc sẽ không còn tác dụng.
Các trường hợp quan hệ với người nhiễm HIV nhưng không có chỉ định điều trị ARV:
- Người bị phơi nhiễm đã bị nhiễm HIV.
- Người phơi nhiễm liên tục với HIV như quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV không sử dụng bao cao su.
Lưu ý: Người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền HIV cho người khác vì vẫn có khả năng gây bệnh nếu điều trị phơi nhiễm thất bại.
Việc có sự tiếp xúc với dịch tiết và máu của bệnh nhân nhiễm HIV hay quan hệ tình dục với người nhiễm HIV đều có khả năng bị lây nhiễm HIV. Việc điều trị phơi nhiễm thường kéo dài và có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, kinh tế, tâm lý… Do đó nên chủ động phòng phơi nhiễm HIV bằng các biện pháp tích cực, quan hệ an toàn bằng cách dùng bao cao su, tuân thủ điều trị ARV để có kết quả tốt nhất. Số liên hệ tư vấn điều trị HIV 1900 1246
Con cái còn nhỏ biết tính làm sao