Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân HIV AIDS

Các chuyên gia của Hello Doctor sẽ hướng dẫn cho người thân và bệnh nhân HIV/AIDS cách tự lập kế hoạch chăm sóc khi điều trị bệnh để có được khoảng thời gian sống thực sự khỏe mạnh.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Trước tiên, bản thân bệnh nhân và người thân nên có những hiểu biết cụ thể về căn bệnh HIV. Bệnh nhận có thể tra cứu thông tin tổng quan trong bài viết Tìm hiểu về bệnh HIV.

I. Cách chăm sóc sức khỏe cho người bị HIV 

1. Giữ liên lạc thường xuyên

Người nhà chính là một thành viên trong đội ngũ chăm sóc bệnh nhân HIV. Do đó, hãy thường xuyên liên lạc với bác sĩ điều trị chính cho bệnh nhân để nắm được các thông tin quan trọng nhất về tình hình bệnh và các thông tin về việc chăm sóc cũng như là một đầu mối thông tin quan trọng khi bác sĩ cần hỏi thêm các vấn đề khác xung quanh bệnh nhân.

2. Chú ý tới việc dùng thuốc

Hầu hết các bệnh nhân nhiễm HIV hiện nay đang được dùng thuốc để kiểm soát lượng virus trong cơ thể cũng như nâng số lượng tế bào bạch cầu CD4. Những loại thuốc này giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống cũng như chống chọi với các bệnh lí cơ hội khác. Hãy đảm bảo bệnh nhân dùng thuốc đúng loại, đúng liều, đúng giờ và đi tái khám thường xuyên. Cần chú ý tới các tác dụng phụ của thuốc mà bệnh nhân đang dùng. Ngoài ra, người nhà cũng nên đọc số lượng mỗi loại thuốc trong một lần uống và kiểm tra xem bệnh nhân có uống thuốc không. Người nhà nên có một cuốn sổ tay ghi chú lại mỗi lần uống thuốc để theo dõi xem bệnh nhân có uống đủ thuốc, đủ liều hay không. 

Người nhà cũng nên tìm hiểu về các tác dụng phụ của thuốc và trao đổi với bệnh nhân cũng như bác sĩ để hạn chế đến mức tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.

Để biết rõ hơn về tác dụng phụ của thuốc, gia đình có thể xem tại bài viết: "Tác dụng phụ của thuốc HIV".

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

3. Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị HIV và các phác đồ điều trị HIV 

Người nhà nên tìm hiểu về các loại thuốc điều trị HIV và các phác đồ điều trị hiện đang được sử dụng ở Việt Nam, các ưu điểm và khuyết điểm của các loại thuốc này cũng như các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc. Điều này giúp người nhà đảm bảo bệnh nhân uống thuốc đầy đủ và tránh được các tác dụng phụ khi dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.

Tra cứu thông tin tại:

4. Đảm bảo đưa bệnh nhân đi tiêm ngừa đầy đủ

Khi bệnh diễn tiến tới giai đoạn 3 – giai đoạn 4 (AIDS), hệ miễn dịch lúc này đã rất yếu và cơ thể rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng thông thường. Do đó, bệnh nhân HIV và người nhà nên được tiêm ngừa một số loại vaccine sau: vaccine ngừa bệnh cúm, sởi, bại liệt, lao.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị chính cho bệnh nhân để biết được loại vaccine nào bệnh nhân cần tiêm ngừa. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiêm ngừa cúm và viêm phổi. Ngoài ra, bệnh nhân HIV còn có thể được yêu cầu tiêm ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella.

Hãy đảm bảo các thành viên trong gia đình đã được tiêm ngừa đầy đủ, nhất là tiêm ngừa các loại vaccine rubella, cúm và bại liệt. Đặc biệt, loại vaccine bại liệt tiêm cho bệnh nhân HIV là loại vaccine có virus bất hoạt. Ngoài ra, người nhà còn được yêu cầu kiểm tra lao mỗi năm.

5. Tránh người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh

Vì HIV/AIDS làm suy yếu hệ miễn dịch của người mắc bệnh, do đó khi người thân hoặc người chăm sóc cho bệnh nhân HIV bị bệnh, nên cách li họ khỏi người bệnh cho tới khi hết bệnh hoàn toàn. Điều này làm giảm tối đa khả năng lây truyền mầm bệnh cho bệnh nhân. Khi cần chăm sóc bệnh nhân, người nhà bị bệnh nên đeo khẩu trang che kín mũi và miệng và nhớ rửa tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân. Hãy cẩn thận với bệnh thủy đậu và zona vì hai bệnh này có thể gây tử vong cho bệnh nhân HIV. Không được để một người bị thủy đậu hoặc zona ở chung phòng với người nhiễm HIV. Ngoài ra, những người đã tiếp xúc với mầm bệnh thủy đậu hoặc zona cũng không được chăm sóc bệnh nhân HIV trong thời gian ba tuần.

6. Che chắn vết thương hở hoặc các vết sẹo chưa lành khi chăm sóc cho bệnh nhân HIV

Để tự bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ bệnh nhân HIV, người chăm sóc phải che chắn các vết thương hở và các vết sẹo chưa lành bằng băng gạc. Nếu trên tay của người chăm sóc có vết trầy xước, hãy đeo găng tay cao su khi chăm sóc người bệnh. Nếu người chăm sóc có mụn nước hoặc bất kì loại nhiễm trùng da nào khác thì nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân HIV và các vật dụng cá nhân của họ.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

II. Chú trọng tới các nhu cầu sinh lí và tâm lí

1. Cực kì quan tâm tới khẩu phần ăn cân bằng, giàu chất dinh dưỡng

Các loại thức ăn lành mạnh có thể cung cấp cho bệnh nhân HIV nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng và hỗ trợ cho hệ miễn dịch. Người chăm sóc hãy đảm bảo rằng bữa ăn của bệnh nhân có đầy đủ các nhóm thức ăn: đường bột, lipid, protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Hãy tạo điều kiện cho bệnh nhân HIV tham gia vào công việc chuẩn bị bữa ăn cho họ và cho cả gia đình vì họ có thể nấu ăn được (tránh đứt tay) trừ khi họ bị tiêu chảy. Người chăm sóc nên cho bệnh nhân HIV tự lên thực đơn cho bản thân để họ có bữa ăn với các món ăn mà họ yêu thích và để cho người nhà có thể đi chợ dễ dàng hơn. Một vài nhóm thức ăn rất tốt cho bệnh nhân HIV/AIDS bao gồm quả mọng, rau bó xôi, bánh mì, khoai tây, thịt, trứng, da – ua.

Gia đình có thể tham khảo thêm:

Chú ý tới chế độ ăn của người bị HIV

Chế độ ăn cho bệnh nhân HIV cần đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng chính và bổ sung thêm vitamin cũng như hạn chế các loại thức ăn có khả năng gây nhiễm trùng tiêu hóa.

2. Tránh xa các loại thức ăn có thể gây tiêu chảy

Bệnh nhân HIV có thể ăn bất kì thứ gì họ thích. Tuy nhiên, người nhà cần chú ý tới một vài loại thực phẩm có thể gây ngộ độc, tiêu chảy và nên tránh cho họ sử dụng các loại thức ăn này như:

  • Sữa sống hoặc sữa chưa tiệt trùng
  • Trứng sống và các món ăn có chứa trứng sống
  • Các loại thịt tái hoặc nấu không kĩ
  • Cá sống hoặc các loại ốc

3. Khuyến khích bệnh nhân HIV tập thể dục thường xuyên

Ngoài việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì bệnh nhân HIV cũng cần vận động thường xuyên để tăng cơ, tăng cường sức mạnh của xương khớp cũng như duy trì sức khỏe của hệ tim mạch. Việc tập luyện thể dục còn giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái về mặt tinh thần và làm giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc chống HIV.

Ngoài việc tập các môn gym thì các hoạt động hàng ngày khác như khiêu vũ, đi bộ trong công viên, chơi với con cháu và làm vườn cũng là các hoạt động yêu cầu vận động nhiều. Thời gian hoạt động mỗi ngày nên kéo dài khoảng 45 phút và 3 – 4 lần một tuần. Nếu bệnh nhân không đi lại được thì người nhà nên giúp bệnh nhân vận động nhẹ nhàng như đi bộ trong sân vài phút mỗi 2 lần 1 ngày. Bệnh nhân HIV nếu không có bệnh về hệ cơ xương khớp đi kèm thì các bài tập luyện như tập luyện tim mạch, tập luyện kháng lực hoặc tập luyện sức bền nên được sử dụng. Các bài tập đó có thể lồng ghép trong các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, cử tạ (nhẹ) hay tập yoga để duy trì trạng thái cân bằng cả thể chất lẫn tinh thần.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Khuyến khích bệnh nhân HIV tập thể dục thường xuyên

Tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng và giải tỏa căng thẳng tinh thần ở bệnh nhân HIV

4. Duy trì trạng thái nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi đầy đủ là một việc cần thiết đối với bệnh nhân nhiễm HIV. Nghỉ ngơi giúp cơ thể hồi phục và thư giãn sau các căng thẳng trong cuộc sống. Người nhà nên đảm bảo bệnh nhân được nghỉ ngơi đầy đủ khi mệt và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

5. Nâng đỡ tâm lí cho bệnh nhân

Bệnh nhân nhiễm HIV có thể cảm thấy thất vọng và căng thẳng về các vấn đề như cuộc sống về sau này của họ sẽ ra sao, các mục tiêu chưa làm được sẽ giải quyết như thế nào và duy trì các mối quan hệ xã hội với những người xung quanh ra sao. Những vấn đề bận tâm này có thể gây hại tới hệ miễn dịch của bệnh nhân, do đó người nhà nên nâng đỡ tâm lí cho bệnh nhân để họ có thể thư giãn và cảm thấy tự tin hơn để tiếp tục cuộc sống về sau. Hãy thường xuyên nói chuyện với họ và sẵn sàng nghe họ chia sẻ bất kì thứ gì họ còn vướng bận suy nghĩ. Người nhà không nên hối thúc bệnh nhân phải nói ra hết mà nên động viên bệnh nhân tự giải bày tâm sự của mình. Ví dụ như “A biết là cả nhà luôn để ý tới A mà, nên nếu như A có tâm sự gì cần chia sẻ thì mọi người luôn sẵn lòng lắng nghe A.”

Ngoài việc nâng đỡ tâm lí ở nhà, nếu tình trạng tâm lí của bệnh nhân diễn tiến xấu hơn và gia đình không thể làm thêm điều gì khác nữa để nâng đỡ tâm lí bệnh nhân thì người nhà và bệnh nhân nên tìm tới chuyên gia tâm lí có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tâm lí cho bệnh nhân HIV/AIDS. Họ có thể giúp bệnh nhân vượt qua trầm cảm, đối mặt với nỗi sợ hãi hoặc các căng thẳng liên quan tới bệnh HIV/AIDS.

6. Tạo môi trường thoải mái cho bệnh nhân HIV càng nhiều càng tốt

Hãy tạo môi trường thoải mái nhất có thể cho bệnh nhân HIV bằng cách tạo nhiều hoạt động nhóm có sự tham gia của bệnh nhân, tạo điều kiện cho bệnh nhân tham gia các nhóm hỗ trợ cộng đồng, tổ chức các chuyến dã ngoại hoặc các buổi tụ tập giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè và trò chuyện về nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đó là những cách tốt nhất để giải tỏa căng thẳng cho bệnh nhân.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Tạo môi trường thoải mái cho bệnh nhân HIV

Người nhà nên khuyến khích bệnh nhân HIV tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội để giải tỏa căng thẳng và cảm thấy có ích cho cuộc sống.

III. Duy trì môi trường sống lành mạnh

1. Tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia

Các chất kể trên có nhiều tác hại đối với cơ thể, nhất là với gan và phổi. Nó có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng cũng như làm giảm các vitamin cần thiết cho cơ thể. Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc lá, chất kích thích hoặc uống rượu bia, người nhà nên vận động họ ngưng sử dụng để duy trì sức khỏe.

2. Cẩn thận với các vật nuôi trong nhà như chó, mèo, thỏ chim

Các loài vật nuôi trong nhà tuy có thể mang lại sự thoải mái và thư giãn cho bệnh nhân HIV, tuy nhiên chúng có thể mang các mầm bệnh kí sinh trùng, có thể lây qua người bệnh HIV. Do đó, người nhà nên chú ý dọn dẹp sạch các chất thải của vật nuôi để giảm khả năng nhiễm kí sinh trùng từ vật nuôi cho người bệnh.

Hãy dọn dẹp sạch phân của các loài vật nuôi, cả hộp cát cho mèo đi vệ sinh mỗi ngày. Phân mèo chứa kí sinh trùng tên Toxoplasma, phân chim có thể chứa nấm Cryptococcus hoặc Histoplasma; những loại kí sinh trùng này hay gây bệnh ở những bệnh nhân HIV/AIDS.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

3. Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Vi khuẩn có ở mọi nơi trong không khí. Do đó, người nhà nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để loại bỏ các loại vi khuẩn có hại, giúp nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân HIV. Ngoài ra, người nhà cũng nên thường xuyên giặt rửa các vật dụng dùng chung của bệnh nhân HIV và người nhà để ngăn ngừa sự lây lan virus HIV.

Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ bấm móng tay và các trang sức xỏ lỗ. Bất kì vật gì có khả năng dính máu đều không nên dùng chung vì khả năng lây lan virus HIV.

Mặc dù bệnh HIV/AIDS hiện nay chưa điều trị dứt khỏi được nhưng nếu người nhà làm theo các bước dưới đây sẽ giúp bệnh nhân kéo dài cuộc sống và vẫn đảm bảo chất lượng sống gần như bình thường:

  • Đảm bảo bệnh nhân uống thuốc đúng loại, đúng liều, đúng thời điểm. Chú ý tới các tác dụng phụ của thuốc và thường xuyên đưa bệnh nhân đi tái khám để nắm được diễn tiến của bệnh.
  • Đưa bệnh nhân đi tiêm phòng các bệnh dễ mắc khi nhiễm HIV. Chi tiết các loại vaccine cần tiêm ngừa, người nhà nên trao đổi với bác sĩ điều trị chính của bệnh nhân.
  • Đảm bảo bệnh nhân ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bữa ăn phong phú, đủ các nhóm thức ăn chính và tránh các loại thực phẩm có thể gây nhiễm trùng tiêu hóa.
  • Khuyến khích bệnh nhân tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày 45 phút, 4 – 5 lần mỗi tuần, chơi các môn thể thao phù hợp sở thích và khả năng của bệnh nhân.
  • Người nhà nên ở cạnh giúp đỡ về mặt tâm lí, tạo môi trường thoải mái xung quanh bệnh nhân và tìm đến các chuyên gia tâm lí đúng thời điểm.
  • Người nhà nên duy trì môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng cho bệnh nhân HIV.

Nếu làm được những điều trên thì cuộc sống của bệnh nhân HIV sẽ lành mạnh, kéo dài thời gian sống hơn và hạn chế được các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm tới tính mạng. Liên hệ 1900 1246 nếu bạn cần tư vấn thêm



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung