Người bị bệnh HIV nên ăn gì? Cách xây dựng chế độ ăn hợp lý
Không có quy định chế độ ăn cụ thể dành cho bệnh nhân HIV nhưng nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý thì có thể giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Vậy người bị bệnh nên ăn gì? Làm sao để xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh? Trong trường hợp khó ăn, không muốn ăn thì phải làm gì? Bạn sẽ có được câu trả lời khi theo dõi bài viết dưới đây.
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Vì sao người bị bệnh HIV phải chú trọng đến chế độ ăn uống?
Virus làm suy yếu hệ miễn dịch của bệnh nhân HIV. Vì vậy, cơ thể họ phải dùng chất dinh dưỡng để giúp tăng cường chế độ phòng vệ trước các yếu tố gây bệnh. Đó là lý do vì sao ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn chống chọi với các bệnh nhiễm trùng. Nó cũng có thể cung cấp năng lượng, giữ cho bạn khỏe mạnh, hạn chế các biến chứng lên sức khỏe cũng như các vấn đề gây ra do bệnh và do thuốc điều trị.
Để hiểu rõ hơn về bệnh HIV, bạn hãy bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về bệnh HIV qua bài viết Bệnh HIV/AIDS là gì.
Nếu bạn có kết quả HIV dương tính, dinh dưỡng tốt có nhiều lợi ích như:
- Nâng cao chất lượng cuộc sống chung bằng cách cung cấp nhiều chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể.
- Giữ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn giúp bạn chống lại bệnh tật.
- Giúp kiểm soát các triệu chứng của HIV và các biến chứng.
- Giúp chuyển hóa thuốc và kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc.
Nguyên tắc cơ bản để ăn uống lành mạnh cũng rất có ích cho bệnh nhân HIV. Đó là:
- Có nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám trong chế độ ăn
- Sử dụng thịt nạc và thịt ít chất béo
- Hạn chế đồ ngọt, nước giải khát, thích ăn thêm đường
- Đảm bảo có chất đạm, chất đường bột, và một ít chất béo tốt trong tất cả các bữa ăn và món ăn vặt của bạn.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Người bị bệnh HIV nên ăn gì? Làm sao để có một chế độ ăn uống lành mạnh?
Ăn nhiều trái cây và rau củ: Chúng chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng gọi là chất chống oxy hóa, chất này giúp bảo vệ hệ miễn dịch của bạn. Hãy ăn từ 5 đến 9 khẩu phần ăn của các loại rau củ và trái cây mỗi ngày. Một cách đơn giản để đạt được mục tiêu đó là dành một nửa phần trên đĩa thức ăn của bạn cho trái cây và rau củ vào mỗi bữa ăn. Ăn nhiều loại trái cây và rau củ khác nhau để có được lượng vitamin và khoáng chất đa dạng nhất.
Dùng ngũ cốc nguyên cám: Cũng như động cơ xe thì cần xăng để vận hành, carbohydrate cung cấp cho cơ thể bạn năng lượng để hoạt động. Ngũ cốc nguyên cám, như gạo nâu và bánh mì nguyên hạt, cũng là những loại nguyên liệu cao cấp cho cơ thể. Chúng chứa rất nhiều vitamin B giúp tăng cường năng lượng cùng với rất nhiều chất xơ. Dùng nhiều chất xơ sẽ giúp giảm nguy cơ tích tụ mỡ gọi là rối loạn phân bố mỡ, một tác dụng phụ tiềm tàng của HIV.
Giảm đường và giảm muối: Dù vì virus hoặc vì thuốc điều trị, HIV làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của bệnh nhân. Một chế độ ăn có quá nhiều đường và muối có thể làm hại trái tim của bạn. Vì vậy hãy dùng ít hơn 10% calo mỗi ngày từ thức ăn và thức uống bổ sung đường. Bạn cũng nên hạn chế lượng muối mỗi ngày không quá 2,3 gam natri.
Sử dụng chất béo tốt với lượng vừa phải: Chất béo cung cấp năng lượng cho chúng ta, nhưng nó cũng chứa rất nhiều calories. Nếu bạn không có nhu cầu tăng cân, hãy hạn chế lượng chất béo trong bữa ăn của bạn. Những loại chất béo tốt cho tim mạch bao gồm chất béo từ đậu, dầu thực vật và trái bơ.
Dùng thịt nạc: Cơ thể bạn dùng chúng để xây dựng cơ bắp và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hãy chọn những loại thịt tốt cho sức khỏe như thịt bò nạc, thịt gia cầm, cá, trứng và các loại hạt, đậu. Bạn có thể cần nhiều protein hơn nếu bạn đang thiếu cân hoặc đang mắc HIV giai đoạn trễ. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định lượng protein cần cho riêng bạn.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nhập vào lượng calories vừa đủ mỗi ngày: Bác sĩ có thể khuyến cáo dùng thêm thuốc bổ sung dinh dưỡng nếu bạn sụt cân nhiều ngoài ý muốn. Nhưng với bệnh nhân HIV, họ thường có tình trạng thừa cân nhiều. Thừa cân hay béo phì có thể tăng khả năng mắc các bệnh mặn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư. Hơn nữa, thừa cân béo phì có thể làm hệ miễn dịch của bạn yến dần – một nghiên cứu đã chỉ ra điều này ở người có HIV bị béo phì so với những người có cân nặng vừa phải.
Uống nhiều nước: Uống đủ nước là việc rất quan trọng đối với bệnh nhân HIV. Nước sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết đi khắp cơ thể bạn. Uống nhiều nước có thể:
- Giảm các tác dụng phụ của thuốc
- Giúp cuốn trôi thuốc tồn đọng trong cơ thể
- Tránh việc cơ thể bị mất nước, khô miệng và táo bón
- Làm bạn đỡ mệt mỏi hơn.
Nhiều người trong chúng ta không uống đủ nước mỗi ngày. Bạn nên uống ít nhất 8 đến 10 ly nước mỗi ngày (có thể dùng các loại nước khác như nước trái cây hoặc nước súp). Sau đây là một số gợi ý để uống được nhiều nước hơn:
- Uống nhiều nước hơn bình thường. Hãy thử uống các loại thức uống khác, như các loại trà không chứa caffein, nước có vị, hoặc nước trái cây pha với nước lọc.
- Tránh dùng nước ngọt có ga, cà phê, trà và ca cao. Các thức uống này chứa caffein và thực chất có thể làm bạn mất nước nhiều hơn. Trước khi dùng một loại thức uống nào hãy đọc nhãn để biết thức uống đó có chứa caffein hay không.
- Tránh dùng bia rượu.
- Bắt đầu và kết thúc một ngày bằng một ly nước.
- Mút nước các khối đá và quả lát.
Lưu ý: Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn ói, bạn sẽ mất rất nhiều nước và sẽ cần phải uống nhiều nước hơn.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bạn cũng phải lưu ý tránh xa một số loại thực phẩm và thức ăn. Để biết được những loại thực phẩm nên tránh, mời xem thêm bài viết: Người bị bệnh HIV không nên ăn gì.
Tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm
Vì HIV làm cơ thể bạn giảm sức đề kháng, chỉ cần một nhiễm độc do thức ăn nhẹ có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc bệnh nghiêm trọng.
- Giữ mọi thứ sạch sẽ. Lau chùi bàn bếp và các vật dụng trong bếp thường xuyên
- Rửa tay với xà phòng và nước ấm trước và sau khi chế biến thức ăn và khi ăn.
- Kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm trên bao bì. Không được ăn thức ăn đã quá hạn sử dụng.
- Rửa kĩ mọi loại trái cây và rau củ bằng nước sạch.
- Rã đông thịt và các thức ăn đông lạnh ngay trong tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng. Không nên rã đông thức ăn ở nhiệt độ phòng. Vi khuẩn ở nhiệt độ phòng có thể gây bệnh cho bạn.
- Vệ sinh tất cả các thớt cắt và dao (đặc biệt các dụng cụ dùng cho thịt gà và thịt động vật) bằng xà phòng và nước nóng trước khi sử dụng lại.
- Luôn nấu chín thịt, cá, thịt gia cầm. Bạn có thể mua một chiếc nhiệt kế dùng trong nấu thịt để biết khi nào thịt vừa chín tới. Cách sử dụng: đặt nhiệt kế trong phần thịt dày nhất, không để chạm đến xương. Nấu thịt cho đến khi thịt đạt nhiệt độ 74 đến 100oC.
- Không ăn trứng sống, trứng lòng đào, trứng ốp la sống, hoặc xà lách Caesar với sốt trứng sống.
- Không nên ăn sushi, hải sản sống, hoặc thịt sống, hoặc sữa và sản phẩm từ sữa không tiệt trùng.
- Giữ nhiệt độ trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp, không quá 4oC. Tủ đông nên ở nhiệt độ 0oC.
- Trữ thức ăn thừa ở nhiệt độ dưới 4oC. Không nên dùng thức ăn thừa trong tủ lạnh quá 3 ngày.
- Giữ các thức ăn nóng được đun trên 60oC, và hâm nóng thức ăn thừa trước khi sử dụng.
- Bỏ các thức ăn (rau củ, trái cây, phô mai) bạn nghĩ rằng đã cũ. Nếu thức ăn đã có dấu hiệu ẩm mốc, nên bỏ đi ngay. Khi nghi ngờ ôi thiu ẩm mốc, nên bỏ đi ngay.
Dùng thuốc bổ sung chất dinh dưỡng
Sẽ khá khó khăn để thu nhập vào cơ thể tất cả lượng chất dinh dưỡng bạn cần từ nguồn thức ăn nên bác sĩ có thể cho chỉ định bạn sử dụng viên thuốc bổ sung nhiều loại vitamin hoặc khoáng chất (không gồm chất sắt). Hãy kiểm tra nhãn mác thuốc để đảm bảo thuốc cung cấp đủ 100% lượng dưỡng chất được khuyến cáo. Đồng thời bạn hãy thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng – không phải lúc nào nhiều thuốc cũng là tốt. Nếu bạn không ăn đủ ít nhất 3 khẩu phần ăn giàu canxi (từ nguồn rau xanh hoặc sản phẩm làm từ sữa) mỗi ngày, bạn có hể cần bổ sung canxi vào chế độ ăn của mình.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Làm gì khi cảm thấy khó ăn uống?
- Nếu bạn chán ăn: Hãy tập thể dục một chút, bằng cách đi bộ hoặc tập yoga. Vận động có thể giúp kích thích vị giác của bạn. Hãy ăn các thức ăn bạn yêu thích. Thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày, hãy chia thành 6-8 bữa nhỏ. Tránh uống nhiều nước trước và trong bữa ăn. Tránh các thức uống có ga, rau bắp cải, bông cải, các loại đậu. Các loại thực phẩm này tạo nên khí trong dạ dày làm bạn cảm thấy no bụng và khó tiêu. Thử uống các thức uống protein nhiều năng lượng trong bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn.
- Nếu bạn bị tiêu chảy: Đừng nên ăn thức ăn chiên và các loại thức ăn nhiều chất béo như khoai tây chiên. Đồng thời tránh các thức ăn có nhiều chất xơ. Thay vào đó, hãy ăn các thức ăn nhạt như bánh mì, gạo, và táo. Hỏi bác sĩ của bạn về việc bổ sung dinh dưỡng, chẳng hạn như dùng sữa Ensure.
- Nếu bạn bị lỡ miệng: Tránh các loại trái cây chua như cam và bưởi. Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Không nên ăn thức ăn cay. Không nên dùng các thức ăn cứng như chip và bánh quy. Dùng ống nhút để uống nước. Nấu các loại rau củ mềm giúp dễ ăn hơn. Súc miệng kĩ bằng nước trước và sau khi ăn.
- Nếu bạn buồn nôn, nôn ói: Tránh dùng các thức uống trước bữa ăn. Chia thành 6-8 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa chính. Dùng thức ăn có mùi vị nhẹ. Ăn thức ăn ở nhiệt độ vừa phải, không nóng quá và không lạnh quá. Dùng các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung và thức uống thể thao. Ngồi và thư giãn 30 phút sau khi ăn.
Ngoài việc có kiến thức về dinh dưỡng cho người bị bệnh HIV, bạn nên tham khảo thêm Cách điều trị bệnh HIV để đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị và ngăn ngừa virus HIV phát triển. Bạn có thể liên hệ 1900 1246 để được tư vấn thêm
Bình luận, đặt câu hỏi