Người bị bệnh HIV không nên ăn gì?

Người bị bệnh HIV không nên ăn gì?

Để duy trì sức khoẻ cũng như hỗ trợ cho quá trình điều trị HIV, bệnh nhân HIV nên có một số kiêng cữ và hạn chế trong thực đơn của họ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra một số loại thức ăn mà người bị bệnh HIV không nên ăn, mời bạn cùng theo dõi.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Với những người mắc bệnh HIV, việc điều trị là rất quan trọng, nhưng những lưu ý trong chế độ ăn uống cũng quan trọng không kém. Để biết được cách điều trị bệnh HIV như thế nào, bạn có thể xem tại Điều trị bệnh HIV như thế nào. Một chế độ ăn uống lành mạnh và đúng cách sẽ giúp cơ thể bạn chống chọi với bệnh. Trong bài viết trước, chúng tôi cũng đã trình bày về vấn đề Người bị bệnh HIV nên ăn gì. Còn trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi muốn trao đổi với bạn về những loại thức ăn mà người  bị HIV nên tránh hoặc hạn chế sử dụng.

Người bị bệnh HIV không nên ăn gì?

1. Người bị HIV nên giới hạn lượng đường và muối

Cho dù là do virus hay những thuốc điều trị bạn đang dùng thì người mắc bệnh HIV cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sử dụng quá nhiều đường và muối có thể gây tổn hại đến trái tim của bạn. Vì vậy, bạn nên nhắm đến việc lấy ít hơn 10% năng lượng mỗi ngày của bạn từ thức ăn và nước uống chứa đường. Bạn cũng không nên nạp hơn 2300 mg muối mỗi ngày.

Người bị bệnh HIV nên giới hạn lượng đường và muối

2.  Những chất béo tốt với lượng vừa phải

Chất béo cung cấp năng lượng, nhưng đồng thời chúng chứa lượng calo rất cao. Nếu bạn đang không có ý định tăng cân thì nên hạn chế lượng chất béo nạp vào. Những lựa chọn tốt cho tim mạch gồm chất béo từ các loại đậu, dầu thực vật và trái bơ.

Người bị bệnh HIV nên hạn chế thức ăn nhiều chất béo

Vì sao nên hạn chế thức ăn ngọt và giàu chất béo?

Vì khi mắc và điều trị bệnh HIV khiến bạn chán ăn và cảm thấy chỉ thích ăn kẹo và chocolate. Những gì bạn muốn ăn thực tế chứa rất ít chất dinh dưỡng, thậm chí là không có. Mặc dù đây là loại thức ăn duy nhất bạn cảm thấy muốn ăn, nó có thể mang lại nhiều tác hại hơn lợi ích. Do bản chất của chúng, những thức ăn chứa đường và giàu chất béo chỉ đơn giản che lại bề mặt của đường tiêu hoá. Cơ thể của ta sẽ không nhận được bất kì chất dinh dưỡng nào từ những thức ăn này và kết quả là chúng đóng những nhung mao trên ruột non của chúng ta lại, mà những nhung mao này rất quan trọng cho việc hấp thu thức ăn. Hậu quả là, ngay cả khi sau đó bạn ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, nó sẽ đi qua hệ tiêu hoá của bạn mà không được hấp thu lại.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

3. Tránh dùng thức ăn cay

Bạn có thể sẽ có xu hướng muốn thêm ớt và gia vị vào thức ăn để cảm thấy ngon miệng hơn. Thức ăn cay có thể khiến bạn cảm thấy thèm ăn, tuy nhiên nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Hệ tiêu hoá của bạn có những nhung mao, chính là phương tiện để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn vào máu của bạn. Lớp lót của nhung mao rất mỏng manh. Thậm chí chúng còn dễ bị tổn thương hơn bởi sự hiện diện của HIV - virus có khả năng phá huỷ tế bào. Lúc bạn thêm ớt và gia vị vào thức ăn của bạn, bạn có thể làm tổn thương lớp lót của nhung mao nhiều hơn. Kết quả là bạn sẽ mất khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn nữa, thức ăn cay có thể gây tiêu chảy.

Ớt thường gây tiêu chảy khi dùng với lượng nhiều và tiêu chảy sẽ làm bạn sụt cân. Vì thế, tránh sử dụng thức ăn cay đến khi hệ miễn dịch của bạn được phục hồi.

Người bị bệnh HIV không nên ăn nhiều thực phẩm cay

4. Không sử dụng thức uống có cồn

Rượu bia gây tổn thương gan và phá huỷ vitamin và chất khoáng. Sự kết hợp của rượu bia và thuốc cũng gây hại cho gan, vì thế cần tránh hoàn toàn việc sử dụng rượu bia.

Người bị bệnh HIV không nên sử dụng thức uống có cồn

Nguyên tắc chung về an toàn thực phẩm cho bệnh nhân HIV

Chú ý đến những nguyên tắc về ăn toàn ăn uống rất quan trọng khi bạn mắc HIV, vì hệ miễn dịch của bạn đã suy yếu sẵn và phải làm việc rất nhiều để chống lại sự nhiễm khuẩn.

Nếu thức ăn không được vận chuyển và chuẩn bị một cách ăn toàn, những vi khuẩn từ thức ăn có thể lây nhiễm qua bạn. Những vi khuẩn này có thể khiến bạn bệnh. Bạn cần phải xử lý và nấu thức ăn đúng cách để ngăn các vi khuẩn lây qua bạn.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Đây là những hướng dẫn về ăn toàn thực phẩm:

  • Giữ mọi thứ sạch sẽ. Làm vệ sinh quầy bếp và dụng cụ chế biến thức ăn thường xuyên.
  • Rửa tay với xà phòng và nước ấm trước và sau khi chế biến và ăn.
  • Kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm. Không ăn thức ăn đã quá hạn sử dụng.
  • Rửa sạch trái cây và rau củ với nước sạch.
  • Rã đông thịt và những thực phẩm đông lạnh khác dùng tủ lạnh hay lò vi sóng. Không bao giờ rã đông thức ăn ở nhiệt độ phòng. Vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ phòng có thể khiến bạn bệnh nặng.
  • Vệ sinh tất cả thớt và dao (đặc biệt là những cái đã tiếp xúc với với thịt gà và các loại thịt khác) với xà phòng và nước nóng trước khi dùng lại chúng.
  • Hãy chắc chắn bạn nấu chín kĩ tất cả thịt, cá, thịt gia cầm. Bạn có thể muốn mua một cây nhiệt kế để đo nhiệt độ thịt khi nấu để chắc rằng bạn đã nấu chín thịt. Đặt nhiệt kế tại phần Không ăn trứng sống, trứng lòng đào hay dùng salad với nước sốt từ trứng sống. Điều này bao gồm cả việc không được ăn bột làm bánh chưa chín mà chứa trứng sống.
  • Không ăn sushi, hải sản sống hay thịt sống, không dùng sữa hay các chế phẩm từ sữa mà chưa được tiệt trùng.
  • Giữ tủ lạnh đủ lạnh, không để nhiệt độ cao hơn 40 độ F. Ngăn đông nên được đặt ở 0 độ.
  • Thức ăn thừa cần được để trong tủ lạnh dưới 40 độ F. Không dùng thức ăn thừa đã để trong tủ lạnh quá 3 ngày.
  • Khi dùng những thức ăn nóng cần đc làm nóng trên 140 độ, và cần được làm nóng lại hoàn toàn trước khi ăn.
  • Bỏ tất cả thức ăn (như trái câu, rau củ và phô mai) mà bạn nghĩ đã cũ. Nếu thức ăn có những chấm mốc hay có mùi, hãy vứt đi. Nếu nghi ngờ, hãy vứt đi.
  • Một số vi khuẩn và kí sinh trùng có thể được lây qua nước máy. Nếu nguồn nước công cộng không hoàn toàn tinh khiết, hãy dùng nước đóng chai.

Ngoài ra, người bị bệnh HIV có thể tham khảo thêm thông tin: "Tác dụng và cách sử dụng thuốc điều trị bệnh HIV - AZT". Liên hệ 1900 1246 nếu bạn cần tư vấn thêm



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thế Anh

    Trước giờ tôi cũng ít nghĩ đến vấn đề phải ăn uống như thế nào. Nhờ bài viết của bác sĩ mà tôi đã rút ra được nhiều điều, cảm ơn bác sĩ.

    28/03/2018
Binh Phuong Binh (25/12/2019)
cần tư vấn

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung