Que thử HIV - loại xét nghiệm HIV có thể tự thực hiện được
Nếu bạn bị phơi nhiễm HIV hoặc có hành vi nguy cơ mắc bệnh HIV cao, bạn có thể sử dụng que thử HIV để test nhanh tình trạng của mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về que thử HIV.
- Ai nên được xét nghiệm HIV?
- Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV
- Các loại xét nghiệm HIV
- Xét nghiệm HIV để sử dụng tại nhà
- Kết quả test HIV
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
Xét nghiệm HIV có thể phát hiện nhiễm HIV, nhưng nó không thể cho biết một người đã bị nhiễm HIV bao lâu hoặc người đó có bị AIDS hay không.
1. Ai nên được xét nghiệm HIV?
Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị mọi người từ 13 đến 64 tuổi được xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Theo nguyên tắc chung, những người có nguy cơ nhiễm HIV cao nên được xét nghiệm mỗi năm. Những người đồng tính nam và lưỡng tính có hoạt động tình dục có thể được xét nghiệm thường xuyên hơn, chẳng hạn như cứ 3 đến 6 tháng một lần.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Xét nghiệm HIV là quan trọng để giúp bạn và những người khác an toàn
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV bao gồm:
- Quan hệ tình dục qua âm đạo hoặc hậu môn với người nhiễm HIV hoặc có tình trạng nhiễm HIV chưa rõ ràng.
- Tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
- Có bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), chẳng hạn như giang mai.
- Bị viêm gan hoặc lao (TB).
3. Các loại xét nghiệm bệnh HIV là gì?
Có ba loại xét nghiệm HIV chính: xét nghiệm kháng thể, xét nghiệm kết hợp (xét nghiệm kháng thể / kháng nguyên), và xét nghiệm acid nucleic (NAT). Mỗi lần xét nghiệm có thể cho kết quả khác nhau vì mỗi thử nghiệm có thời gian cửa sổ khác nhau. Thời kỳ cửa sổ là khoảng thời gian từ khi một người bị nhiễm HIV đến khi xét nghiệm có thể phát hiện chính xác nhiễm HIV.
Xét nghiệm kháng thể kiểm tra kháng thể HIV trong máu hoặc dịch từ miệng. Kháng thể HIV là các protein chống lại bệnh mà cơ thể sản xuất để đáp ứng với nhiễm HIV. Có thể mất từ 3 đến 12 tuần để cơ thể của một người tạo đủ kháng thể cho một xét nghiệm để phát hiện nhiễm HIV. (Nói cách khác, khoảng thời gian cửa sổ để xét nghiệm kháng thể ở hầu hết mọi người là từ 3 đến 12 tuần kể từ thời điểm nhiễm trùng)
Thử nghiệm kết hợp (xét nghiệm kháng thể / kháng nguyên) có thể phát hiện cả kháng thể và kháng nguyên HIV (một phần của virus) trong máu. Một thử nghiệm kết hợp có thể phát hiện nhiễm HIV trước xét nghiệm kháng thể HIV. Mất từ 2 đến 6 tuần để cơ thể của một người tạo đủ kháng nguyên và kháng thể cho một xét nghiệm kết hợp để phát hiện nhiễm HIV.
Xét nghiệm acid nucleic (NAT) tìm HIV trong máu. NAT có thể phát hiện nhiễm HIV khoảng 7 đến 28 ngày sau khi một người bị nhiễm HIV. NAT là xét nghiệm rất tốn kém và không thường xuyên được sử dụng để sàng lọc HIV, trừ khi người đó có nguy cơ phơi nhiễm cao hoặc có thể phơi nhiễm với các triệu chứng sớm của nhiễm HIV.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Các loại xét nghiệm HIV để sử dụng tại nhà
Có hai loại xét nghiêm HIV có thể tự thực hiện được (Que thử HIV):
Xét nghiệm bằng cách lấy máu đầu ngón tay
Một bộ xét nghiệm gồm có: 1 que thử, 1 lọ dung dịch đệm, 1 kim chích máu đầu ngón tay.
- B1: Sát trùng đầu ngón tay định chích máu
- B2: Dùng kim chích máu ấn dứt khoát lên đầu ngón tay, thao tác với kim rất an toàn và ít đau do kim được thiết kế đặc biệt và đảm bảo an toàn sinh học.
- B3: Nhỏ giọt máu vừa chích trên đầu ngón tay vào đầu nhận bệnh phẩm của que thử sau đó nhỏ dung dịch đệm lên đợi phản ứng, đọc kết quả sau 15-60 phút, ngoài thời gian trên sẽ không chính xác.
Đọc kết quả:
- Chỉ có 1 vạch chứng (có chữ C): kết quả âm tính
- Có 2 vạch: kết quả dương tính, cần kiểm tra lại tại cơ sở y tế để khẳng định HIV
- Không hiện vạch nào hoặc chỉ hiện vạch T mà không hiện vạch C: Test bị hỏng.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Xét nghiệm HIV bằng cách lấy máu đầu ngón tay
Xét nghiệm lấy dịch miệng
Bộ test có: 1 que thử, 1 lọ dung dịch đệm và 1 giá đựng dung dịch đệm
- B1: Mở bao chứa lọ dung dịch đệm, mở nắp và đặt lên gía đỡ (đảm bảo dung dịch không bị đổ ra ngoài)
- Mở bao chứa que thử, không chạm tay vào phần phết mẫu
- B2: Lấy mẫu dịch miệng bằng cách ấn mạnh phần phết mẫu vào nướu răng và quệt dọc nướu hàm trên 1 lần, sau đó quệt dọc nướu hàm dưới 1 lần.
- B3: Cắm đầu có vùng phết mẫu của que thử vào trong ống nghiệm cho đến khi chạm đáy ống nghiệm.
- Đọc kết quả trong thời gian 20-40 phút.
Đọc kết quả như sau:
- Chỉ có 1 vạch chứng (có chữ C): kết quả âm tính
- Có 2 vạch (cả chữ C và T): kết quả dương tính, cần kiểm tra lại ở cơ sở y tế để khẳng định.
- Không hiện vạch nào hoặc chỉ hiện vạch T: test bị hỏng.
_____________________________
HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Xét nghiệm HIV bằng cách lấy dịch miệng
5. Kết quả test HIV
Kết quả âm tính: Nếu bạn thử máu cho kết quả âm tính thì điều đó chứng tỏ bạn không nhiễm HIV. Tuy nhiên khi bạn tiếp xúc với nguồn HIV gần đây( trong vài tuần) bạn nên kiểm tra lại.
Nếu test kháng nguyên - kháng thể là âm tính thì bạn cũng nên test lại trong 6 tuần hoặc 4 tháng sau khi tiếp xúc với nguồn HIV.
Nếu test kháng thể là âm tính, test nhắc lại nên sau 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng sau khi tiếp xúc với nguồn HIV vì sau 6 tháng cơ thể bạn sản sinh kháng thể chống lại virus HIV.
Kết quả dương tính: Khi bạn có kết quả dương tính thì bác sĩ sẽ làm test nữa để khẳng định.
Kết quả không xác định: xảy ra khi kết quả không rõ ràng âm tính hay dương tính. Người có nguy cơ thấp nhiễm HIV, xấp xỉ 0.02% là có kết quả không xác định. Người có nguy cơ cao nhiễm HIV có kết quả không xác định ở giai đoạn sớm của HIV và kết quả cuối cùng là dương tính. Xảy ra ít với người khỏe mạnh và kết quả cuối cùng thường âm tính.
Xem thêm:
Để thăm khám và điều trị bệnh HIV/AIDS, liên hệ ngay với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
Bình luận, đặt câu hỏi