Rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh và những điều bạn cần biết

Rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh và những điều bạn cần biết

Tiền mãn kinh là quá trình chuyển đổi dần dần sang mãn kinh. Đây là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên.  Và mất ngủ là 1 trong số những dấu hiệu thường thấy trong giai đoạn này. Hãy cùng Hello Doctor tìm hiểu về bệnh này trong bài viết dưới đây.

1. Triệu chứng mất ngủ tiền mãn kinh

2. Mối liên quan giữa mất ngủ và tiền mãn kinh

3. Nguyên nhân khác gây ra mất ngủ

4. Điều trị rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Theo bác sĩ Tuân: Nguyên nhân của chứng của chứng rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh là do sự hoạt động của buồng trứng và tử cung suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ.

Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, hai “người bạn” giúp điều hòa giấc ngủ là hormone progesterone và estrogen sẽ sụt giảm, điều này là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh.

>>>> Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ: Tác hại, cách phòng và điều trị bệnh, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY.

1. Triệu chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh

Các triệu chứng của mất ngủ thường không rõ ràng. Người mất ngủ thường:

  • Mất tới hơn 30p để đi vào giấc ngủ
  • Ngủ ít hơn sáu tiếng một ngày, từ 3 ngày trở lên mỗi tuần
  • Thức dậy quá sớm
  • Không cảm thấy thoải mái sau khi ngủ dậy
  • Cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi suốt cả ngày
  • Nếu triệu chứng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ, như: lo lắng, kích động, stress, giảm sự tập trung, giảm trí nhớ,…

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Mối liên quan giữa mất ngủ và tiền mãn kinh

Đối với phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, các vấn đề về giấc ngủ thường là mối quan tâm lớn. Thực tế, khoảng 61% phụ nữ thường xuyên bị chứng mất ngủ.

Thời kỳ tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ theo 3 nguyên nhân sau:

  • Thay đồi nội tiết tố

Sự suy giảm estrogen và progesterone trong thời kỳ tiền mãn kinh gây ra nhiều thay đổi trong lối sống của phụ nữ, đặc biệt là trong giấc ngủ. Điều này một phần là vì progesterone là một hormone sản sinh ra giấc ngủ. Sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra sự mất cân bằng trong não theo những cách cụ thể.

  • Thân nhiệt

Cảm giác nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêm là hai trong số những triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh.

Nguyên nhân có thể do sự tăng đột ngột của adrenalin, gây ra bởi sự sụt giảm nội tiết tố. Đây cũng là chất chịu trách nhiệm đối phó với các “cuộc chiến” bạn gặp phải trong cuộc sống. Cơ thể cần thời gian để phục hồi sự thay đổi adrenalin, có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

  • Trầm cảm: 

Khoảng 20% phụ nữ sẽ bị trầm cảm trong khoảng thời gian này và một số trường hợp có liên quan đến sự giảm estrogen. Tuy nhiên thay đổi nội tiết tố không phải là nguyên nhân duy nhất.

  • Thuốc

Cũng giống như những thay đổi về mặt hóa học và nội tiết tố tự nhiên có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, vì vậy có thể thay đổi do bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng. Rối loạn giấc ngủ có thể là tác dụng phụ của rất nhiều loại thuốc, vì vậy hãy xem lại loại thuốc đang sử dụng có tác dụng đó không.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Nguyên nhân khác gây ra mất ngủ

Những nguyên nhân khác có thể gây ra rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh đó là:

  • Stress: các mối quan hệ công việc, gia đình có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tâm thần. Chúng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần: nếu bạn bị lo lắng, trầm cảm hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần khác, bạn có nguy cơ cao bị chứng mất ngủ.
  • Thói quen ăn uống kém: ăn quá muộn vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa. Các chất kích thích như cà phê, trà, hoặc rượu cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Thay đổi công việc: đặc biệt khi thay đổi múi giờ
  • Nguy cơ mất ngủ tăng lên theo tuổi, đặc biệt khi trên 60 tuổi.

4. Điều trị chứng rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh

Bác sĩ điều trị trước tiên sẽ hỏi về thói quen ngủ của bạn, họ có thể yêu cầu bạn ghi lại nhật ký giấc ngủ để theo dõi giấc ngủ trong một thời gian. Ngoài ra bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp cận lâm sàng (xét nghiệm máu, sinh hóa máu, …) để tìm nguyên nhân tiềm ẩn gây mất ngủ.

Một số phương pháp cải thiện giấc ngủ:

a/ Lựa chọn không gian ngủ hợp lý

3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ: nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn.

  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ.
  • Tắt đèn: bao gồm cả báo thức và điện thoại di động. Đèn nhấp nháy của điện thoại di động có thể gây ảnh hưởng đến não bộ của bạn ngay cả khi bạn đang ngủ, khiến bạn bị thức giấc.
  • Tắt radio, thiết bị trước khi ngủ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

b/ Ăn sớm hơn

Món ăn nhẹ hoặc một ly sữa trước khi ngủ sẽ không gây hại gì nhưng một bữa ăn lớn sẽ gây ra mất ngủ.

c/ Thư giãn

Tập một bài yoga nhẹ nhành hoặc căng cơ nhẹ trước khi ngủ giúp tâm trí bạn thả lỏng hơn và cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

d/ Thay đổi thói quen

  • Hạn chế bia rượu, cà phê, chè.
  • Nicotine trong thuốc lá là chất kích thích khiến não bộ không thể nghỉ ngơi được. Bạn có thể tìm hiểu về chất Nicotine và tác hại của nó đối với sức khỏe trong bài viết: Nicotine là gì?

e/ Liệu pháp thay thế hormone:

Bổ sung estrogen trong khi estrogen tự nhiên giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh. Estrogen làm giảm các cơn nóng bừng, triệu chứng âm đạo, … Liệu pháp thay thể hormone chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn với liều thấp nhất có thể.

f/ Thuốc chống trầm cảm liều thấp

g/ Thuốc tránh thai liều thấp có tấc dụng ổn định estrogen.

Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Mất ngủ

Cách ngủ nhanh - làm sao ngủ dậy khỏe
Một giấc ngủ tốt quan trọng như bạn tập thể dục đều đặn mỗi ngày hoặc như chế độ ăn đầy đủ, cân bằng. Những nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng...
7 lý do khiến bạn thường bị thức giấc giữa đêm
Có rất nhiều lý do khiến bạn thức giấc giữa đêm. Chứng mất ngủ ban đêm này gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như các khía cạnh trong...
Khám bệnh mất ngủ ở TP.HCM với bác sĩ kinh nghiệm ở đâu?
Nếu bạn không thể ngủ được, có thể bạn lo lắng rằng mình đã bị bệnh mất ngủ. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng mất ngủ và...
Khi nào mất ngủ kéo dài trở thành mất ngủ mạn tính?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, kinh nguyệt tôi bắt đầu không đều từ gần 1 năm nay, trong khoảng thời gian này, tôi hay bị nóng giữa đêm...
Mất ngủ buồn bực chân tay
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một chứng bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng,...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Long Trần

    Chào bác sĩ. Vợ tôi bị mất ngủ thường xuyên nhờ bác sĩ giúp đỡ bệnh mất ngủ đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    17/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung