Cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại là một trong các bệnh lý về tim mạch. Do bệnh thường không biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài nên rất khó phát hiện. Mục tiêu điều trị của bệnh cơ tìm phì đại là làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tử vong.
2. Triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại
3. Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim phì đại
4. Biến chứng của bệnh cơ tim phì đại
5. Điều trị bệnh cơ tim phì đại
6. Phòng chống bệnh cơ tim phì đại
1. Bệnh cơ tim phì đại là gì?
Bệnh cơ tim phì đại (tên tiếng Anh là hypertrophic cardiomyopathy) là một bệnh mà khi đó cơ tim trở nên dày hơn (phì đại). Khi cơ tim phì đại có thể khó bơm máu đi.
Bệnh thường khó chẩn đoán vì nhiều người không có triệu chứng và có thể sống bình thường mà không có vấn đề đáng kể nào. Tuy nhiên, với một số người bệnh thì lại có thể gặp phải các triệu chứng như khó thở, đau ngực hoặc các vấn đề về điện tim, gây loạn nhịp và đe dọa mạng sống.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể có ở người bị cơ tim phì đại đó là:
- Khó thở, đặc biệt khi gắng sức
- Đau ngực, đặc biệt khi gắng sức
- Ngất, đặc biệt khi hay sau gắng sức
- Tim đánh trống ngực
- Âm thổi ở tim
Khi nào cần đi bác sĩ khám?
Một số tình trạng có thể gây khó thở và loạn nhịp. Rất quan trọng để có chẩn đoán chính xác và chăm sóc thích hợp. Khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng liên quan đến phì đại cơ tim.
Gọi cấp cứu nếu bạn có các triệu chứng sau hơn vài phút:
- Nhịp tim nhanh hay bất thường
- Khó thở (xem thêm về triệu chứng khó thở tại đây)
- Đau ngực (xem thêm thông tin về triệu chứng đau ngực tại đây)
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại thường gây ra bởi đột biến gen gây ra cơ tim phát triển dày lên bất thường. Người bị bệnh cơ tim phì đại cũng có tình trạng sắp xếp bất thường các tế bào cơ tim. Sự hỗn loạn này có thể gây loạn nhịp.
Độ nặng của bệnh rất đa dạng. Hầu hết là dạng dày vách ngăn giữa hai thất làm ngăn lượng máu bơm ra khỏi tim. Tình trạng còn được gọi là bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn.
Đôi khi bệnh cơ tim phì đại xảy ra mà không gây tắc nghẽn lượng máu đáng kể. Tuy nhiên, tâm thất trái trở nên cứng, làm giảm lượng máu mà tâm thất có thể giữ và giảm lượng máu bơm ra mỗi nhịp. Tình trạng còn được gọi là bệnh cơ tim phì đại không tắc nghẽn.
Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim phì đại
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh cơ tim phì đại
Bệnh thường di truyền. 50% trẻ mắc bệnh cơ tim phì đại sẽ hưởng gen di truyền từ cha mẹ. Cha mẹ, con, anh chị em trong gia đình của người mắc bệnh nên hỏi bác sĩ về việc tầm soát bệnh.
4. Biến chứng của bệnh cơ tim phì đại
Các biến chứng có thể có là:
Loạn nhịp: Dày cơ tim cũng như bất thường cấu trúc tế bào tim, có thể ngăn cản chức năng bình thường của hệ thống điện tim, gây ra loạn nhịp hay nhịp bất thường. Rung nhĩ, rung thất hay loạn nhịp thất có thể xảy ra. Rung nhĩ có thể tăng nguy cơ tạo cục máu đông, trôi theo máu đến não gây đột qụy.
Tắc nghẽn dòng máu chảy: Dày cơ tim có thể gây tắc nghẽn dòng máu chảy khỏi tim, gây khó thở khi gắng sức, đau ngực, hoa mắt và ngất.
Cơ tim dãn nở: Một ít người khi bị cơ tim phì đại qua thời gian tim trở nên yếu, dãn ra và mất khả năng bơm máu với đi toàn lực.
Vấn đề của van hai lá: Dày cơ tim khiến không gian máu bơm đi trở nên nhỏ, làm máu đi qua van tim nhanh và mạnh hơn, làm van hai lá không đóng kín được. Kết quả là, máu bị phụt ngược trở lại do hở van hai lá, có thể dẫn đến các triệu chứng nặng hơn.
Suy tim: Cơ tim có thể trở nên cứng, làm tim không bơm đủ máu đi cho cơ thể cần.
Đột ngột tử vong do tim: Loạn nhịp thất và rung thất có thể gây tử vong. Tử vong đột ngột do tim được ước tính xảy ra khoảng 1% ở người bị cơ tim phì đại mỗi năm. Bệnh có thể gây tử vong liên quan tim ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra ở người dưới 30 tuổi.
5. Điều trị bệnh cơ tim phì đại
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử, tiền căn gia đình, các dấu hiệu và triệu chứng, khám lâm sàng, và đề nghị thêm một số xét nghiệm cho bạn để chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại.
Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm tim để chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm cho phép kiểm tra cơ tim có dày bất thường, dòng máu có bị tắc nghẽn và van tim có hoạt động bình thường không.
Các loại siêu âm tim bao gồm:
- Siêu âm tim qua thành ngực: Một thiết bị được ép lên thành ngực. một đầu dò gắn chùm tia siêu âm đi qua thành ngực tới tim, sản xuất hình ảnh động của tim.
- Siêu âm tim qua thực quản: Bác sĩ dẫn một ống gắn đầu dò đi qua thực quản và dạ dày. Lúc này đầu dò có thể thu thập hình ảnh chi tiết hơn của tim. Xét nghiệm này sẽ được đề nghị làm khi siêu âm tim chuẩn khó lấy được hình ảnh rõ ràng của tim hay nếu bác sĩ muốn kiểm tra thêm về van tim.
Một số xét nghiệm có thể được làm thêm:
- Điện tâm đồ: Xét nghiệm có thể phát hiện lớn các buồng tim và nhịp tim bất thường.
- Nghiệm pháp gắng sức: nhịp tim, huyết áp và nhịp thở được đo khi bạn đi trên máy đi bộ. Bác sĩ có thể đề nghị nghiệm pháp này để đánh giá triệu chứng, quyết định khả năng gắng sức và kiểm tra nếu nghiệm pháp có gây ra nhịp bất thường hay không. Nghiệm pháp được làm cùng với siêu âm tim nếu bạn có triệu chứng của phì đại cơ tim nhưng siêu âm tim lúc nghỉ không cho thấy tắc nghẽn dòng máu.
- Máy đo Holter: Máy giúp ghi lại hoạt động tim liên tục một tới hai ngày.
- MRI tim: MRI tim thường được dùng bên cạnh siêu âm tim để đánh giá tình trạng của bênh cơ tim phì đại.
- Ống thông tim: Một catheter được luồn qua mạch máu vào buồng tim dưới sự hướng dẫn của X quang. Ngoài việc đo áp lực tim, ống thông tim được dùng để thu thập hình ảnh mạch máu và tim.
Tầm soát gia đình
Nếu bạn có cha mẹ, anh chị em hay con cái mắc bệnh phì đại cơ tim, bác sĩ có thể đề nghị tầm soát cho bạn. Bác sĩ sẽ bàn về kết quả xét nghiệm, nguy cơ và lợi ích của xét nghiệm di truyền. Có hai loại tầm soát:
- Xét nghiệm gen: Xét nghiệm có thể không cho kết quả chính xác vì tác động của gen lên bệnh vẫn chưa được tìm hiểu hoàn toàn. Chỉ 50 tới 60% gia đình mắc bệnh cơ tim phì đại có gen đột biến được phát hiện. Nhà tư vấn về di truyền sẽ giúp bạn quyết định xét nghiệm gen có phải là lựa chọn tốt cho bạn không.
- Siêu âm tim: Nếu xét nghiệm gen không được làm hoặc kết quả không giúp ích được, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm tim thường xuyên nếu gia đình bạn có người bị bệnh cơ tim phì đại. Thanh niên và vận động viên thể lực nên được tầm soát mỗi năm một lần. Người lớn không thi đấu thể lực nên được tầm soát mỗi 5 năm.
Điều trị
Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng và ngăn ngừa tử vong đột ngột do tim ở những người có nguy cơ cao. Điều trị đặc hiệu phụ thuộc độ nặng triệu chứng. Bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nào là thích hợp nhất cho bạn.
Các lựa chọn bao gồm:
Thuốc: Bạn có thể được cho thuốc làm thư giãn cơ tim và chậm nhịp tim để tim có thể bơm hiệu quả hơn. Nếu bạn bị rung nhĩ, bác sĩ có thể cho thuốc loãng máu để giảm nguy cơ tạo cục máu đông.
Phẫu thuật cắt bỏ mô cơ vách ngăn: Đây là thủ thuật mở tim cắt bỏ một phần vách tim dày và phát triển quá mức giữa hai tâm thất. điều này giúp cải thiện lượng máu và giảm hở van hai lá. Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện thủ thuật với nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào vị trí dày cơ tim. Đôi khi thủ thuật sữa chữa van hai lá được thực hiện cùng lúc.
Phẫu thuật được đề nghị khi thuốc không đủ làm giảm triệu chứng. Hầu hết người được làm phẫu thuật không còn triệu chứng.
Đốt vách bằng cồn: Một phần nhỏ của cơ tim dày sẽ được phá hủy. Thủ thuật này có thể cải thiện triệu chứng. Biến chứng có thể gặp là tắc nghẽn tim- sự gián đoạn của hệ thống điện tim-đòi hỏi cấy máy tạo nhịp.
Cấy máy khử rung tim: Bác sĩ có thể đề nghị đặt máy khử rung nếu bạn có loạn nhịp gây đe dọa tử vong như loạn nhịp thất hay rung thất. Đây là một thiết bị nhỏ theo dõi nhịp tim liên tục.
Nếu một loạn nhịp gây đe dọa tính mạng, máy sẽ truyền tín hiệu điện chính xác khôi phục lại nhịp tim bình thường. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn đặt máy nếu bạn có bệnh cơ tim phì đại và có nguy cơ cao tử vong do tim vì nhịp bất thường.
Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
Thay đổi lối sống có thể giảm nguy cơ biến chứng liên quan bệnh cơ tim phì đại. Bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống bao gồm:
- Mức độ hoạt động thể lực: Các môn thể thao thi đấu không được khuyến cáo ở người mắc bệnh này. Nhiều người có thể tập thể dục với mức độ nhẹ. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được hướng dẫn thêm.
- Ăn chế độ ăn khỏe mạnh: Một chế độ ăn khỏe mạnh là một phần quan trọng duy trì sức khỏe cho tim bạn.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Điều này giúp ngừa hoạt động gắng sức trên tim và giảm nguy cơ liên qua phẫu thuật hay các thủ thuật khác.
- Uống rượu cồn mức độ an toàn: Uống quá nhiều rượu có thể làm khởi phát nhịp tim bất thường dẫn đến tăng tắc nghẽn dòng máu đến tim.
- Uống thuốc: Hãy đảm bảo bạn uống thuốc đúng theo toa.
- Tái khám thường xuyên: Bác sĩ có thể đề nghị bạn tái khám để theo dõi tình trạng của bạn. Hãy để bác sĩ biết nếu bạn có triệu chứng nào mới hay nặng hơn.
Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mắc bệnh cơ tim phì đại nhìn chung có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng và biến chứng của bệnh cơ tim phì đại, bác sĩ có thể khuyên bạn đi khám người có kinh nghiệm chăm sóc phụ nữ mang thai có nguy cơ cao.
7. Phòng chống bệnh cơ tim phì đại
Vì bệnh cơ tim phì đại có di truyền nên không thể ngăn ngừa được. Nhưng rất quan trọng để phát hiện tình trạng càng sớm càng tốt để hướng dẫn điều trị và ngăn ngừa biến chứng.
Ngăn ngừa tử vong đột ngột
Cấy máy khử rung tim đã được cho thấy có hữu ích trong việc ngăn ngừa tử vong do tim.
Điều không may là người bị bệnh cơ tim phì đại không nhận ra họ mắc bệnh, có những trường hợp dấu hiệu biểu hiện bệnh đầu tiên là đột ngột tử vong. Các trường hợp này thường xảy ra ở người trẻ khỏe mạnh, bao gồm cả các vận động viên trường trung học và các người trẻ khác. Tin tức về các tử vong này thu hút được sự chú ý vì chúng quá bất ngờ, nhưng các bậc cha mẹ nên biết rằng đây là những trường hợp hiếm.
Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh tim thường khuyến cáo người mắc bệnh cơ tim phì đại không nên tham gia hầu hết các môn thể thao thi đấu với một số môn ngoại lệ với cường độ nhẹ. Hãy tham khảo thêm ý kiến với bác sĩ của bạn.
Trong quá trình điều trị bệnh cơ tim phì đại, nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân
Khoa: Tim mạch
Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi