Hở van hai lá

Hở van hai lá

Hở van 2 lá là căn bệnh thường gặp trong các bệnh về tim mạch. Nếu không điều trị, hở van nặng có thể gây suy tim hay các vấn đề về nhịp tim.

1. Hở van 2 lá là bệnh gì

2. Triệu chứng của bệnh hở van 2 lá

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hở van 2 lá

4. Biến chứng của bệnh hở van 2 lá

5. Điều trị bệnh hở van 2 lá

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh hở van 2 lá là gì?

Hở van hai lá (tên tiếng Anh là Mitral valve regurgitation) là tình trạng mà van hai lá của tim không đóng kín, làm máu bị chảy ngược trở lại tim thay vì được bơm đi. Kết quả là máu không thể đi khắp cơ thể một cách hiệu quả được, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hay hụt hơi.

Điều trị hở van hai lá tùy thuộc vào độ nặng của bệnh, xem xét dưa trên liệu bệnh có trở nặng hay liệu bạn có biểu hiện triệu chứng hay không. Đối với hở nhẹ, điều trị có thể là không cần thiết.

Bạn có thể cần phẫu thuật tim để sửa chữa van hay thay van trong trường hợp hở nặng. Ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng cũng nên được khám và đánh giá bởi bác sĩ tim mạch để quyết định liệu can thiệp sớm có lợi hay không.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hở van 2 lá

Nhiều người bị hở van hai lá có thể không có triệu chứng, nhưng sẽ có lợi hơn nếu được điều trị sớm. Dấu hiệu và triệu chứng của hở van hai lá tùy thuộc độ nặng và tình trạng bệnh tiến triển nhanh như thế nào, bao gồm:

  • Âm thổi ở tim
  • Khó thở, đặc biệt nặng lên khi bạn nằm xuống
  • Mệt mỏi, đặc biệt lúc tăng hoạt động
  • Đánh trống ngực, tim đập nhanh
  • Sưng bàn chân hay mắt cá chân

Hở van hai lá thường nhẹ và tiến triển chậm. Bạn có thể không có triệu chứng trong nhiều năm và có thể không nhận ra rằng mình có bệnh, và bệnh có thể không tiến triển.

Bác sĩ có thể phát hiện bạn có hở van hai lá nhờ vào phát hiện âm thổi ở tim. Đôi khi, triệu chứng tiến triển quá nhanh, bạn có thể đột ngột trải qua dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng.

Khi nào cần đi bác sĩ khám?

Nếu bạn có âm thổi ở tim, bạn nên đi bác sĩ khám. Nếu triệu chứng bạn gợi ý tình trạng hở van hai lá hay vấn đề khác của tim, hãy đi bác sĩ khám ngay lập tức. Đôi khi những dấu hiệu đầu tiên thường là của biến chứng của hở van hai lá, bao gồm suy tim.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hở van 2 lá

Cách tim hoạt động

Tim là trung tâm của hệ thống tuần hoàn, gồm có bốn buồng. Hai buồng tâm nhĩ nhận máu. Hai buồng tâm thất bơm máu đi.

Bốn van tim mở và đóng cho dòng máu chảy theo một hướng qua tim. Van hai lá, nằm giữa hai buồng tim phía bên trái, gồm có hai lá van.

Van hai lá mở ra khi máu chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Sau đó lá van đóng lại để ngăn máu vừa chảy xuống tâm thất trái không bị chảy ngược lại.

Trong hở van hai lá, van đóng không kín. Trong mỗi nhịp tim, một lượng máu từ tâm thất trái chảy ngược lại tâm nhĩ trái thay vì chảy vào động mạch chủ. 

Nguyên nhân hở van hai lá

Hở van hai lá được phân làm nguyên phát và thứ phát. Hở van hai lá nguyên phát gây ra bởi sự bất thường của van hai lá. Hở van hai lá thứ phát gây ra bởi bất thường ở tâm thất trái.

Nguyên nhân gây ra hở van 2 lá

Van hai lá bình thường và Sa van hai lá 

Các nguyên nhân có thể có của hở van hai lá bao gồm:

  • Sa van hai lá: Ở tình trạng này, các lá ván và dây chằng hỗ trợ van hai lá bị yếu và dãn nên với mỗi lần co của thất trái, các lá van sa vào nhĩ trái. Khuyết tật tim thường gặp này có thể ngăn van hai lá không thể đóng kín và dẫn tới hở van.
  • Hư dây mô: Qua thời gian, các dây mô kéo nắp van hai lá vào thành tim có thể bị dãn hay rách, đặc biệt ở người bị sa van hai lá. Một vết rách có thể gây đột ngột hở van hai lá đáng kể và có thể cần phải sửa chữa bằng phẫu thuật tim. Chấn thương ngực cũng có thể gây hư hại dây mô.
  • Sốt thấp khớp: Một biến chứng của viêm họng do vi khuẩn Streptococcus có thể gây hủy hoại van hai lá, dẫn tới hở van. 
  • Viêm nội tâm mạc: Van hai lá có thể bị hủy hoại bởi nhiễm trùng lớp bên trong của tim (viêm nội tâm mạc), bao gồm các van tim.
  • Nhồi máu cơ tim: Một cơn nhồi máu cơ tim có thể gây hư hoại cơ tim hỗ trợ van hai lá, gây ảnh hưởng chức năng van. Nếu tổn thương đủ lớn, nhồi máu tim có thể gây hở van hai lá đột ngột và nghiêm trọng.
  • Bệnh cơ tim: Qua thời gian, bệnh lí có sẵn như cao huyết áp có thể khiến tim làm việc nặng hơn, dần dần gây lớn thất trái. Điều này có thể làm dãn mô xung quanh van hai lá, dẫn tới hở van.
  • Chấn thương: Trải qua chấn thương như tai nạn xe có thể dẫn tới hở van hai lá.
  • Khuyết tật tim bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra với khuyết tật tim ở tim chúng, gồm có hư hại các van tim.
  • Thuốc: Sử dụng lâu dài một số thuốc có thể gây hở van hai lá.
  • Xạ trị: Vài trường hợp hiếm, xạ trị cho ung thư tập trung ở vùng ngực có thể dẫn tới hở van.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh hở van 2 lá

Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:

  • Tiền căn sa van hay hẹp van 2 lá. Tuy nhiên, có cả hai bệnh này ko nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ bị tiến triển bệnh hở van hai lá. Một tiền căn gia đình của bệnh van tim cũng có thể là yếu tố nguy cơ.
  • Bệnh tim: Các dạng bệnh lí tim như bệnh mạch vành có thể gây hở van.
  • Dùng thuốc: Một số thuốc cũng có thể tăng nguy cơ hở van.
  • Nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc hay sốt thấp khớp. Nhiễm trùng có thể gây hở van.
  • Bệnh tim bẩm sinh: Một số người sinh ra với bất thường van hai lá có xu hướng bị hở.
  • Tuổi tác: Ở tuổi trung niên, một số người có hở van hai lá gây ra bởi van bị suy.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh hở van 2 lá

Khi hở van nhẹ, bệnh có thể không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, hở van hai lá nặng có thể dẫn tới biến chứng sau:

Suy tim: Xảy ra khi tim không bơm đủ máu cần thiết cho cơ thể. Hở van hai lá nghiêm trọng gây áp lực lên tim bởi vì với máu bị chảy ngược trở lại, có ít máu được bơm lên trong mỗi nhịp tim. Tâm thất trái trở nên to hơn và nếu không được điều trị sẽ bị yếu dần. Điều này dẫn tới suy tim. Tương tự, dịch tích tụ ở phổi, dẫn đến ứ dịch, gây áp lực lên phía tim phải.

Rung nhĩ: Tâm nhĩ trái bị dãn và lớn ra có thể dẫn đến rung nhĩ, tình trạng buồng tâm nhĩ đập nhanh và hỗn loạn. Rung nhĩ có thể gây cục máu đông, có thể vỡ ra và trôi đến các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các vấn đề nghiêm trọng, như đột quị nếu cục máu đông làm tắc mạch máu não.

Tăng áp phổi: Nếu bạn có hở van hai lá tỏng thời gian dài không được điều trị hay điều trị không đúng cách, bán có thể có tăng áp mạch máu ở phổi. Một van hai lá bị hở có thể làm tăng áp lực lên nhĩ trái, gây tăng áp phổi. Điều này có thể dẫn tới duy tim bên phải.

5. Các phương pháp điều trị bệnh hở van 2 lá

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, tiền căn bản thân và tiền căn gia đình bạn về bệnh tim. Bác sĩ có thể khám lâm sàng bao gồm nghe tim. Hở van hai lá thường cho tiếng âm thổi ở tim, là âm mà máu bị chảy ngược lại qua van hai lá hở.
Bác sĩ sẽ quyết định xét nghiệm nào là cần thiết cho chẩn đoán. 

Các xét nghiệm chẩn đoán

Các xét nghiệm để chẩn đoán hở van hai lá bao gồm:

Siêu âm tim: Đây là xét nghiệm phổ biến nhất dùng để chẩn đoán, giúp đánh giá cấu trúc tim, van hai lá và dòng máu chảy qua tim, và cũng giúp bác sĩ có cái nhìn gần hơn với van hai lá và xem nó hoạt động như thế nào. Bác sĩ có thể dùng siêu âm tim 3D.

Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm tim qua thực quản, giúp bác sĩ quan sát van hai lá tốt hơn là siêu âm tim thông thường.

Điện tâm đồ (ECG): Xét nghiệm giúp phát hiện lớn buồng tim, bệnh tim và nhịp tim bất thường.

X-quang ngực: Xét nghiệm giúp phát hiện lớn nhĩ trái hay thất trái, là các dấu chỉ điểm của hở van hai lá, và tình trạng phổi.

MRI tim: Xét nghiệm giúp phát hiện độ nặng của bệnh và đánh giá kích cỡ và chức năng của tâm thất trái.

Nghiệm pháp gắng sức: Các nghiệm pháp gắng sức khác nhau giúp đo lường khả năng hoạt động và theo dõi đáp ứng của tim với các hoạt động gắng sức. Nếu bạn không thể làm nghiệm pháp, thuốc với tác dụng tương tự có thể được dùng.

Đặt catheter tim: Đây không dùng để chẩn đoán chẩn đoán hở van hai lá. Xét nghiệm giúp cung cấp một hình ảnh chi tiết về động mạch tim và chức năng tim hoạt động như thế nào. Nó cũng có thể đo được áp lực bên trong buồng tim.

CT mạch máu: Một CT mạch máu có thể thực hiện ở ngực, bụng và chậu để quyết định bạn có cần sửa chữa van hai lá hay không.

Điều trị

Điều trị tùy thuộc độ nặng của bệnh. Mục tiêu điều trị là cải thiện chức năng tim và làm giảm tối thiểu các dấu hiệu và triệu chứng và tránh các biến chứng.

Theo dõi đầy đủ

Hở van hai là nhẹ không cần điều trị, tuy nhiên có thể cần được theo dõi bởi bác sĩ. Bạn có thể cần theo dõi đánh giá thường xuyên, tùy thuộc độ nặng bệnh như thế nào.

Điều trị thuốc

Thuốc không thể điều chỉnh khiếm khuyết của van hái lá, nhưng có thể làm giảm tích tụ dịch ở phổi hay chân, những dấu hiệu đi kèm với hở van hai lá. Thuốc chống đông có thể ngăn ngừa cục máu đông, thường được dùng nếu bạn có rung nhĩ.

Thuốc giảm huyết áp để giúp tình trạng bệnh không nặng thêm. Theo một chế độ ăn giảm muối có thể ngăn tích tụ dịch và giúp kiểm soát huyết áp.

Phẫu thuật

Điều trị bệnh hở van 2 lá bằng phẫu thuật

Phẫu thuật sửa chữa van 

Bệnh van 2 lá có thể được sửa chữa ngay cả khi nó không biểu hiện triệu chứng. Hãy bàn bạc lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật với bác sĩ. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Sửa chữa van: Đây là phẫu thuật giúp bảo tồn van hai lá. Thông thường, phẫu thuật gồm việc thắt một vòng quanh van. Phương pháp sửa van mà không cần phẫu thuật mở tim đôi khi có thể được thực hiện.
  • Thay thế van: Nếu van không thể sửa chữa, nó có thể được thay bằng van cơ học hay sinh học. Van cơ học được làm bằng kim loại, trong suốt nhưng có nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu bạn được đặt van kim loại, bạn có thể uống thuốc chống đông suốt đời. Van sinh học qua thời gian sẽ hư hại dần và cần được thay thế. Bác sĩ sẽ bàn về các lợi ích và nguy cơ của từng loại van cho bạn.

Nếu bạn có các bệnh lí khác như bệnh mạch vành hay rung nhĩ, bác sĩ có thể điều trị cùng lúc với phẫu thuật sửa chữa hay thay thế van hai lá.

Các thủ thuật ít xâm lấn

Phẫu thuật tim xâm lấn ít

Trong phẫu thuật này nhiều vết cắt nhỏ trên ngực sẽ được thực hiện. Các kĩ thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật tim với hỗ trợ của robot: Bác sĩ dùng cánh tay robot để bắt chước các thủ thuật đặc biệt được sử dụng trong phẫu thuật mở tim để thực hiện sửa chữa van.
  • Phẫu thuật nội soi ngực: Bác sĩ luồn thiết bị dài mang theo máy ảnh nhỏ qua một vết cắt ở ngực ở giữa các xương sườn để thực hiện cuộc mổ.
  • Nội soi qua xương sườn: Một vết cắt nhỏ sẽ được thực hiện qua xương ở ngực. Phẫu thuật này được đánh giá bởi một số yếu tố rằng sẽ an toàn hơn.

Thủ thuật catheter

Nếu van sinh học bị hư hại, bá sĩ có thể thực hiện thủ thuật catheter để thay van. Một ống catheter với bong bóng ở đuôi dược luồn vào tim, bóng sẽ được bơm phình ở chỗ van sinh học, và đặt van thay thế bên trong van sinh học. Van thay thế sau đó sẽ được nở rộng ra.

Biện pháp khắc phục

Bác sĩ có thể có các đề nghị sau:

  • Ổn định huyết áp.
  • An chế độ ăn lành mạnh. Ăn thức ăn ít mỡ bão hòa, ít đường muối. Ăn đa dạng trái cây và rau, các loại đậu, protein.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Ngừa nhiễm trùng nội tâm mạc. Tái khám bác sĩ để họ quyết định bạn có cần uống kháng sinh trước khi làm thủ thuật nha khoa nếu có hay không.
  • Ngưng uống rượu.
  • Tập thể dục.
  • Tái khám bác sĩ thường xuyên.

Nếu bạn là phụ nữ và có hở van hai lá, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn có kế hoạch mang thai. Việc mang thai làm hở van nặng hơn. Trong suốt thời kì mang thai và sau khi sinh, bác sĩ nên khám theo dõi bạn.

Ung thư vú nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • vàng a súa

    Mẹ tôi từng bị hở van hai lá, đã liên hệ đặt khám với các bác sĩ và được hỗ trợ khám trị liệu rất tuyệt vời. Cảm ơn.

    23/10/2017
  • Hoàng Anh Đức

    Bệnh này rất khó phát hiện, tốt nhất là thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, thấy có triệu chứng thì nên gặp các bác sĩ để khám và xác định bệnh.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Oanh

    Các bạn nhớ nếu phát hiện mình có các triệu chứng như trong bài viết thì hãy đi khám ngay nhé. Nếu không được điều trị sẽ rất nguy hiểm.

    05/10/2017
  • Trần Thị Thu

    Những bệnh này thường chỉ có triệu chứng khi bệnh đã nặng rồi, cho nên đi khám định kì cũng là một cách để phát hiện ra bệnh và sớm có biện pháp điều trị.

    29/09/2017
  • Dương Đức Anh

    Tôi phát hiện mình bị bệnh hở van hai lá trong một lần đi khám bệnh khác. Cũng may nhờ tôi phát hiện sớm nên việc điều trị không quá khó khăn. Sau này tôi đi khám định kì nhiều hơn để kiểm tra sức khỏe của mình. Mọi người cũng nên như vậy nhé.

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

Hà Khởi (09/06/2018)
Xin hỏi bác sĩ, thời tiết nóng trên 40d có ảnh hưởng tới bệnh hở vẫn 2 lá ko?
Phạm Đức Nam (02/03/2018)
Bố tôi cũng bị hở van hai lá do bệnh nhồi máu cơ tim gây ra. Bố tôi đã phải chịu đựng căn bệnh này một thời gian khá lâu rồi. Hiện bố tôi vẫn đang được điều trị. Tuy nhiện tôi thấy bố tôi vẫn vậy, chưa thấy đỡ hơn tí nào. Nhưng tôi vẫn tin bố tôi vẫn sẽ vượt qua được căn bệnh quái ác này.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...