Tim bẩm sinh

Tim bẩm sinh

Thật không may là nhiều người vừa sinh ra đã không có một trái tim khỏe mạnh. Nếu bạn có bệnh tim bẩm sinh bạn có thể phải cần chăm sóc suốt cuộc đời.

1. Bệnh tim bẩm sinh là gì

2. Triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh

4. Biến chứng của bệnh tim bẩm sinh

5. Điều trị bệnh tim bẩm sinh

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh (tên tiếng Anh là Congenital Heart Disease) là tình trạng một hay nhiều bất thường ở cấu trúc tim mà bạn khi sinh ra đã có. Khuyết tật mới sinh thường gặp nhất này có thể thay đổi đường đi máu khi qua tim. Khuyết tật bao gồm từ đơn giản, có thể không gây ra vấn đề nào, tới phức tạp, có thể gây biến chứng tử vong.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng có thể xảy ra ở giai đoạn sau cuộc đời, mặc dù những người này đã được điều trị khi còn nhỏ. Hãy đi khám bác sĩ để quyết định bạn nên đi khám thường xuyên như thế nào khi lớn lên.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh

Một số bệnh bẩm sinh không gây dấu hiệu và triệu chứng nào. Với một số người, dấu hiệu và triệu chứng xảy ra muộn. Chúng có thể xuất hiện lại nhiều năm sau khi bệnh tim của bạn đã được điều trị.

Các triệu chứng có thể có ở bệnh tim bẩm sinh người lớn:

Khi nào cần đi bác sĩ khám?

Nếu bạn có các triệu chứng đáng lo ngại như đau ngực, khó thở, hãy gọi cấp cứu. Nếu bạn có dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh hoặc đã được điều trị lúc nhỏ, hãy đi khám bác sĩ.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh

Nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ. Di truyền có thể đóng một vai trò quan trọng trong một vài trường hợp.

Cách tim hoạt động

Tim được chia làm 2 bên mỗi bên có 2 ngăn tim. Để bơm máu đi khắp cơ thể, hai bên tim hoạt động khác nhau.

Tim phải dẫn máu lên phổi qua động mạch phổi. Trong phổi, máu lấy oxy và trở về tim trái qua tĩnh mạch phổi. Tim trái sau đó bơm máu qua động mạch chủ và đi khắp cơ thể.

Bệnh tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng bất kì cấu trúc nào của tim, bao gồm van, buồng tim, vách ngăn tim và động mạch.

Tại sao bệnh tim lại tái xuất hiện ở tuổi trưởng thành

Với một số người, các vấn đề khuyết tật tim trỗi dậy ở giai đoạn sau cuộc đời, mặc dù đã được điều trị lúc nhỏ. Điều trị khuyết tật giúp cải thiện chức năng tim, nhưng không làm tim hoàn toàn trở lại bình thường.

Ngay cả khi điều trị thành công lúc nhỏ, thì vẫn có thể xảy ra vấn đề khi bạn lớn lên. Các vấn đề tim lúc nhỏ nếu không đủ trầm trọng để điều trị, khi bạn lớn lên có thể trở nên nặng hơn và đòi hỏi phải được điều trị.

Các biến chứng phẫu thuật tim lúc nhỏ có thể xuất hiện về sau, như sẹo mô tim có thể góp phần gây ra nhịp nhanh.

Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh

Các yếu tố nguy cơ từ môi trường và gen có thể đóng vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh tim bẩm sinh, bao gồm:

  • Bệnh do Rubella: Phụ nữ có thai bị Rubella có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển tim của thai nhi.
  • Tiểu đường: Nếu mẹ bị bệnh tiểu đường loại 1 hay 2 có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tim của thai nhi. Tiểu đường thai kì không làm tăng nguy cơ khuyết tật tim.
  • Thuốc: Một số thuốc uống khi có thai có thể bệnh tim bẩm sinh và các khuyết tật bẩm sinh khác. Uống rượu khi mang thai cũng góp phần là một yếu tố nguy cơ.
  • Di truyền: Bệnh tim bẩm sinh liên quan đến các hội chứng di truyền. Trẻ với hội chứng Down thường có khuyết tật tim. Các xét nghiệm di truyền có thể phát hiện hội chứng Down và các rối loạn khác trong suốt sự phát triển của trẻ.
  • Hút thuốc: Người mẹ hút thuốc trong thời kì mang thai làm tăng nguy cơ con bị bệnh tim bẩm sinh.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh tim bẩm sinh

Các biến chứng bệnh tim bẩm sinh có thể phát triển nhiều năm sau điều trị đầu tiên bao gồm:

Loạn nhịp: Loạn nhịp xảy ra khi các xung điện phối hợp nhịp tim không hoạt động đúng cách, làm tim đập quá nhanh, quá chậm hay bất thường. Với một số người, loạn nhịp nặng có thể gây chết tim đột ngột nếu không được điều trị.

Viêm nội tâm mạc: Tim gồm bốn buồng và bốn van tim, được lót bởi màng mỏng là nội tâm mạc. Viêm nội tâm mạc là tình trạng nhiễm trùng lớp áo trong. Nếu không được điều trị, viêm nội tâm mạc có thể gây tổn thương van tim hoặc khởi phát cơn đột qụy.

Nếu bạn có van tim nhân tạo, hoặc tim được sửa chữa với vật liệu nhân tạo, hay khuyết tật tim không được điều trị hoàn toàn, bác sĩ có thể cho thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ phát triển viêm nội tâm mạc.

Đột qụy: Đột qụy xảy ra khi máu tới não bị ngưng hay giảm đột ngột, làm cạn kiệt oxy não. Một khuyết tật tim bẩm sinh có thể khiến cho cục máu đông qua tim và đến não.

Loạn nhịp cũng có thể tăng khả năng hình thành cục máu đông dẫn tới đột qụy.

Suy tim: Suy tim, được biết như suy tim sung huyết, là tình trạng tim không thể bơm máu đi khắp cơ thể để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Một số loại khuyết tật tim bẩm sinh có thể dẫn tới suy tim.

Qua thời gian, các tình trạng bệnh như bệnh mạch vành hay tăng huyết áp làm tim bạn suy giảm sức mạnh, yếu dần và trở nên quá cứng để máu có thể đổ đầy và bơm một cách hiệu quả.

Tăng áp phổi: Đây là một dạng tăng huyết áp ảnh hưởng động mạch phổi. Một số bệnh tim bẩm sinh làm tăng lượng máu lên phổi, gây áp lực và làm cho tim hoạt động khó khăn hơn. Cuối cùng cơ tim yếu đi và có thể bị suy tim.

Các vấn đề van tim: Trong một số loại bệnh tim bẩm sinh, van tim bị bất thường.

5. Các phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cho bạn, có thể bao gồm:

Điện tâm đồ (ECG): giúp đo tốc độ và hoạt động điện của tim. ECG có thể quyết định được tim có bị lớn hay không.

X quang ngực: giúp đánh giá tim và phổi.

Siêu âm tim: cho thấy hình ảnh động của tim để bác sĩ phát hiện bất thường tim. Siêu âm tim qua thực quản, cho thấy hình ảnh chi tiết hơn siêu âm tim thông thường. 

Đo SpO2: giúp ước lượng nồng độ oxy trong máu.

Nghiệm pháp gắng sức: Bạn sẽ đi bộ trên máy đi bộ hoặc chạy trên xe đạp đứng yên để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh và biết được hoạt động điện tim, nhịp tim, huyết áp. Nếu bạn không thực hiện được nghiệm pháp, bạn có thể được cho uống thuốc có hiệu quả tương tự.

CT scan hay MRI tim: Cả hai loại xét nghiệm hình ảnh này sẽ cho thấy hình ảnh chi tiết của tim.

Đặt ống thông tim: Một ống catheter sẽ được luồn từ mạch máu tới tim nhờ vào X quang, giúp bác sĩ kiểm tra được lưu lượng máu và huyết áp trong tim. Thuốc cản quang có thể được sử dụng.

Điều trị bệnh tim bẩm sinh

Điều trị bệnh

Tùy thuộc vào độ nặng, mục đích điều trị sẽ là sửa khuyết tật tim hay giải quyết các biến chứng. Điều trị có thể bao gồm:

  • Cẩn trọng quan sát và chờ đợi: các khuyết tật tim tương đối nhỏ có thể cần theo dõi định kì để đảm bảo tình trạng bệnh không trở nên nặng hơn. Hãy hỏi bác sĩ bao lâu bạn nên đi khám một lần.
  • Thuốc: Một số khuyết tật tim nhẹ có thể điều trị với thuốc để giúp tim hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa máu đông và kiểm soát nhịp tim bất thường.
  • Thiết bị cấy: Thiết bị giúp tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim có thể giúp ích.
  • Thủ thuật đặc biệt với catheter: Một số khuyết tật tim có thể dùng kĩ thuật catheter để sửa chữa mà không cần phẫu thuật mở ngực và tim.

Cần thiết chăm sóc và theo dõi

Một vài người trưởng thành có bệnh tim bẩm sinh tin rằng bệnh họ đã hết hay điều trị lúc nhỏ đã chữa khỏi bệnh. Điều này có thể đúng, nhưng tùy vào loại khuyết tật tim.

Cho dù bạn đã điều trị bệnh lúc nhỏ, bạn vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng. Vì vậy, rất quan trọng cho việc theo dõi chăm sóc suốt đời, đặc biệt nếu bạn đã có phẫu thuật sửa chữa khuyết tật tim.

Bạn sẽ đi khám bác sĩ định kì, bao gồm tầm soát các biến chứng thường xuyên. Điều quan trọng là bạn nên hỏi bác sĩ về kế hoạch chăm sóc theo dõi và đảm bảo bạn sẽ nghe theo các khuyến cáo của bác sĩ.

Bệnh tim bẩm sinh ở phụ nữ mang thai

Nếu bạn có bệnh tim bẩm sinh nhẹ, việc mang thai có thể thành công. Tuy nhiên, một số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh nặng được khuyên không nên có thai.

Trước khi mang thai bạn nên hỏi bác sĩ về các nguy cơ có thể xảy ra và các chăm sóc đặc biệt bạn nên có trong thời kì mang thai. Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn xét nghiệm di truyền nếu bạn có kế hoạch mang thai.

Biện pháp tự chăm sóc

Nếu bạn mắc bệnh tim bẩm sinh người lớn, bạn nên hiểu biết về tình trạng của mình, bao gồm một số vấn đề sau:

  • Tên và các chi tiết về tình trạng tim và các điều trị đã thực hiện
  • Bao lâu bạn nên khám định kì
  • Thông tin về thuốc bạn dùng và tác dụng phụ của nó
  • Cách ngăn ngừa viêm nội tâm mạc nếu cần
  • Tập thể dục theo hướng dẫn và giới hạn công việc
  • Thông tin về bảo hiểm sức khỏe và các chọn lựa
  • Thông tin chăm sóc nha khoa, bao gồm việc bạn có cần kháng sinh trước khi làm thủ thuật nha khoa lớn
  • Triệu chứng bệnh tim bẩm sinh và khi nào thì cần liên hệ với bác sĩ

Một số người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh có cuộc sống trọn vẹn, lâu dài và hiệu quả. Nhưng điều quan trọng là bạn không được thờ ơ với tình trạng của mình. Hãy biết thêm thông tin về bệnh của mình; bạn càng biết nhiều, bạn sẽ càng làm tốt.

Để điều trị bệnh tim bẩm sinh, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và có định hướng điều trị cụ thể. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hải Anh

    Tôi cũng có người bạn bị bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy mà có một số việc cậu ấy không thể làm được như người bình thường được.

    05/10/2017
  • Nguyễn Oanh

    Ai sinh ra cũng muốn mình có một trái tim khỏe mạnh, nhưng có những người lại không may mắn như thế. Hy vọng họ đều được chữa trị và sớm khỏe mạnh.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...