Tai biến mạch máu não - Đột quỵ
Tai biến mạch máu não hay đột qụy là một hiện tượng rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Khi phát hiện một người bị tai biến mạch máu não thì việc cần làm nhất là đưa người đó đi cấp cứu.
Đột quỵ cần được điều trị gấp vì nó có thể gây ra tình trạng liệt một phần cơ thể tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào thời gian mạch máu não bị thiếu máu nuôi và còn tùy thuộc vào vùng nào của não bị ảnh hưởng. Hãy liên hệ đến số phòng khám của bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh với trên 20 năm kinh nghiệm điều trị bệnh tai biến mạch máu não theo số 1900 1246
1. Tai biến mạch máu não là bệnh gì
2. Triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não
3. Nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não
4. Biến chứng của bệnh tai biến mạch máu não
5. Điều trị bệnh tai biến mạch máu não
6. Phòng chống bệnh tai biến mạch mãu não
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
1. Bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ) là gì?
Tai biến mạch máu não (tên tiếng Anh là stroke hay cerebrovascular accident (CVA)) còn có tên khác là đột qụy. Đây là hiện tượng tắc mạch máu trong não làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu lên não, khiến cho các tế bào thần kinh bị tổn thương và chức năng họat động của các cơ quan này bị tê liệt trong một thời gian dài, gây ra các di chứng như bại liệt, méo miệng, mất giọng …
Tai biến mạch máu não xảy ra ở nam giới nhiều hơn là nữ giới và gặp nhiều ở đối tượng trung niên, những người lớn tuổi, người có tiền sử đột qụy, tăng huyết áp, đái tháo đường và hút nhiều thuốc lá.
Tham khảo thêm 5 dấu hiệu chính cảnh báo đột quỵ - tai biến mạch máu não
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não
- Đau đầu dữ dội: đau đầu đột ngột và dữ dội là biểu hiện nổi bật của tai biến mạch máu não.
- Chóng mặt, ù tai và choáng váng, ngoài ra một số người còn có biểu hiện yếu một bên chân hoặc đứng không vững.
- Cầm nắm khó khăn: tay chân trở nên không linh hoạt, khó khăn trong việc cầm, nắm, nhặt hoặc điều khiển đồ vật.
- Rối loạn ngôn ngữ: bệnh nhân đột ngột bị rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, nói lắp khiến cho bệnh nhân không còn khả năng ngôn ngữ.
- Có cảm giác tê: tay chân bệnh nhân có cảm giác tê, như bị kim châm, kiến đốt.
- Rối loạn trí thức: bệnh nhân đột ngột bị mất định hướng, quên, không nghe rõ trong một khoảng thời gian.
Đột quỵ ở bán cầu não phải thường gây ảnh hưởng đến vận động và cảm giác ở nửa người trái. Nếu đột quỵ ở bán cầu não trái, vận động và cảm giác nửa người phải bị ảnh hưởng. Tổn thương bán cầu não trái có thể kèm theo rối loạn ngôn ngữ.
Lưu ý: Bệnh tai biến mạch máu cần phải được cấp cứu và điều trị khẩn cấp, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đến các cơ sở y tế ngay khi bạn nghi ngờ các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ thậm chí khi các dấu hiệu này thay đổi và tưởng chừng như biến mất.
Để xác định nhanh hãy làm theo thứ tự các bước sau:
F: Face (mặt): yêu cầu người bệnh thử cười xem có bị sụp 1 bên mặt không.
A: Arms (tay): yêu cầu người bệnh giơ cả 2 tay xem có bị rơi 1 tay không hay có tay nào yếu hơn tay còn lại không.
S: Speech (lời nói): yêu cầu người bệnh lặp lại các câu đơn giản xem họ có gặp vấn đề hay khó khăn gì không, có nói rõ chữ không.
T: Time (thời gian): nếu có các dấu hiệu yếu liệt trên cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Đừng chờ cho đến khi hết các triệu chứng vì từng phút từng giây là rất quan trọng cho việc điều trị và cứu sống bệnh nhân. Nếu thời gian cấp cứu càng kéo dài khả năng não bị tổn thương và di chứng liệt sau này càng cao.
Nếu bạn đang ở cạnh 1 người nghi ngờ bị đột quỵ, hãy theo dõi sát sao bệnh nhân trong khi chờ đợi sự hỗ trợ từ nhân viên y tế.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não
Các nguyên nhân chính gây ra bệnh tai biến mạch máu não bao gồm:
- Xơ vữa động mạch
- Bệnh tim
- Bệnh mạch máu nhỏ
- Xuất huyết não - chảy máu não
Đột quỵ xảy ra khi máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đột ngột. Điều này dẫn đến sự giảm oxy và các chất dinh dưỡng đến não, làm cho các tế bào não chết dần.
Đột quỵ có thể do sự tắc nghẽn đột ngột mạch máu (nhồi máu não) hoặc do rỉ vỡ mạch máu (xuất huyết não). Một vài trường hợp chỉ trải qua sự gián đoạn dòng máu đến não tạm thời (hay còn gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua).
Nhồi máu não (thiếu máu cục bộ)
Khoảng 85% đột quỵ do nhồi máu não. Nhồi máu não xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho não bộ bị hẹp hay bị tắc nghẽn, làm giảm dòng máu lên não. Hai dạng nhồi máu não thường gặp nhất là:
- Huyết khối tại chỗ: là loại đột quỵ xảy ra do một cục huyết khối hình thành tại chỗ trên mạch máu cung cấp máu cho não. Huyết khối này được tạo nên bởi các mảng xơ vữa trong mạch máu và gây nên tắc nghẽn hoặc giảm lưu thông máu (còn gọi là xơ vữa mạch máu)
- Huyết tắc (Thuyên tắc): thuyên tắc xảy ra do một cục máu đông hoặc huyết khối hình thành từ nơi khác đến não (thường là từ tim), cục huyết khối này theo dòng máu đi đến các động mạch não gây ra thuyên tắc mạch máu tại não.
Xuất huyết não
Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não có hiện tượng rỉ hoặc vỡ làm máu chảy ra bên ngoài. Xuất huyết não còn là hậu quả của nhiều bệnh khác gây ảnh hưởng lên mạch máu như tăng huyết áp, dùng thuốc kháng đông quá nhiều, hay thành mạch máu trở nên yếu trong phình động mạch.
Nguyên nhân gây xuất huyết ít gặp hơn là thủng hoặc vỡ do bất thường thành mạch bẩm sinh. Các loại đột quỵ xuất huyết bao gồm:
Xuất huyết nội sọ hay xuất huyết trong não (Intracerebral hemorrhage): trong xuất huyết nội sọ, mạch máu ở não bị vỡ và tràn máu vào xung quanh nhu mô não làm phá hủy tế bào não. Các tế bào ở cách xa chỗ bị rỉ vỡ cũng bị phá hủy do thiếu cung cấp máu.
Tăng huyết áp, chấn thương, bất thường mạch máu, việc điều trị với thuốc chống đông và các bệnh lý khác đều có thể gây ra xuất huyết nội sọ.
Xuất huyết dưới màng nhện (Subarachnoid hemorrhage): trong xuất huyết dưới màng nhện, một động mạch ở trên hoặc gần bề mặt não bộ sẽ bị vỡ và tràn vào khoảng không giữa não và xương sọ (hay còn gọi là khoang dưới nhện). Loại đột quỵ này thường được chỉ điểm bởi một cơn đau đầu kịch phát, dữ dội.
Xuất huyết dưới màng nhện thường do sự vỡ của một bao nhỏ hoặc một túi phình ra giống hình quả mọng và túi này nằm trên động mạch nên còn gọi là túi phình động mạch. Sau khi xuất huyết, các mạch máu não sẽ giãn và hẹp bất thường (tình trạng co thắt mạch máu) gây giảm lưu lượng máu, và từ đó làm chết tế bào não.
Cơn thiếu máu não thoáng qua (Transient ischemic attack)
Cơn thiếu máu não thoáng qua hay trong tiếng Anh còn gọi tắt là TIA (Transient ischemic attack) – còn được biết đến như là đột quỵ nhẹ vì có các triệu chứng tương tự như đột quỵ nhưng trong thời gian rất ngắn, thường do sự giảm tạm thời dòng máu cung cấp máu lên não, thường không kéo dài quá 5 phút.
Loại này giống như đột quỵ do thiếu máu cục bộ (nhồi máu não) xảy ra khi một cục máu đông làm tắc dòng máu chảy lên não. Tuy nhiên, tình trạng này lại chỉ xảy ra nhất thời, không kéo dài.
Cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay nếu như các triệu chứng trên quá rõ ràng. TIA làm tăng nguy cơ của một cơn đột quỵ thật sự mà có thể gây di chứng vĩnh viễn về sau. Nếu bạn có cơn thiếu máu não thoáng qua, điều đó có nghĩa rằng một phần động mạch lên não đã bị tắc hoặc hẹp, ngoài ra còn có thể do thuyên tắc nếu cục máu đông này xuất phát từ chỗ khác như từ tim lên não.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bi tai biến mạch máu não. Các yếu tố đó bao gồm:
- Lối sống không khoa học
- Đang thừa cân béo phì
- Không hoạt động thể chất
- Nghiện rượu nặng
- Sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp
- Bị bệnh:
- Huyết áp cao - nguy cơ tai biến mạch máu não bắt đầu tăng khi đo huyết áp cao hơn 120/80 milimet thủy ngân (mm Hg). Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định ngưỡng huyết áp dựa vào tuổi của bạn và các yếu tố khác.
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc.
- Nồng độ cholesterol cao.
- Bị bệnh tiểu đường.
- Khó thở - rối loạn giấc ngủ, trong đó mức oxy giảm liên tục vào ban đêm.
- Bệnh tim mạch, bao gồm: suy tim, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim bất thường.
Các yếu tố khác liên quan đến nguy cơ tai biến mạch máu não cao bao gồm:
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột qụy, đau tim
- Tuổi: từ 55 trở lên
- Giới tính: Đàn ông có nguy cơ bị tai biến mạch máu não có nguy cơ cao hơn phụ nữ. Phụ nữ thường lớn tuổi mới có nguy cơ tai biến mạch máu não, và họ có nhiều khả năng chết vì đột quỵ thấp hơn nam giới
- Ngoài ra có thể có một số nguy cơ từ một số thuốc ngừa thai hoặc liệu pháp hormone
4. Tác hại và biến chứng của bệnh tai biến mạch máu não
Đột quỵ có thể gây ra tình trạng liệt một phần cơ thể tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào thời gian mạch máu não bị thiếu máu nuôi và còn tùy thuộc vào vùng nào của não bị ảnh hưởng. Các biến chứng gồm có:
- Liệt hoặc cử động cơ yếu: thường bị một bên của cơ thể, mất khả năng điều khiển một số cơ ở một bên mặt hoặc ở một cánh tay. Vật lý trị liệu có thể giúp bạn lấy lại được cử động và làm được một số hoạt động sinh hoạt như đi bộ, ăn uống hay mặc quần áo.
- Gặp khó khăn khi giao tiếp và nuốt thức ăn: đột quỵ làm giảm khả năng điều khiển cơ miệng và giảm cử động hầu họng, khó có thể nói chuyện rõ ràng, khó nuốt hoặc ăn, khó giao tiếp bao gồm cả khó phát âm và giảm khả năng hiểu lời nói, khó đọc và khó viết chữ.
- Giảm trí nhớ và giảm khả năng tư duy: nhiều người đột quỵ có thể bị giảm trí nhớ, một số trường hợp còn sa sút trí tuệ, giảm tư duy và khả năng phán đoán sự việc, giảm khả năng suy luận và sự hiểu biết. Một số người không điều khiển được cảm xúc và dễ bị bệnh trầm cảm.
- Đau đớn: người bị đột quỵ có thể cảm thấy đau, tê hoặc những cảm giác lạ trên cơ thể ở những vùng bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Ví dụ như nếu đột quỵ kéo dài làm bạn mất cảm giác ở tay trái và có cảm giác như kiến bò rất khó chịu.
- Người dễ nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ: người bệnh sẽ trải qua cảm giác lạnh tột cùng sau đột quỵ. Biến chứng này còn gọi là đau đột quỵ kiểu trung ương hoặc hội chứng đau trung ương (tức là đau do não bộ). Tình trạng này thường tiến triển vài tuần sau đột quỵ và nó sẽ còn tiến triển dài dài. Bởi vì cơn đau gây ra do não bộ bị ảnh hưởng chứ không phải đau do chấn thương va chạm nên có ít phương pháp điều trị đau này.
5. Cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não
Chuẩn đoán
Để quyết định phương pháp điều trị hiệu quả nhất, bác sĩ cần phân loại đột quỵ trên người bệnh (xuất huyết hay nhồi máu) và xác định những khu vực trong não đã bị tổn thương do đột quỵ. Bác sĩ cần phải loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như khối u ở não hoặc tác dụng phụ của thuốc và cần đánh giá nguy cơ đột quỵ trên người bệnh:
Thăm khám bệnh nhân: bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng khi nào bắt đầu và hoàn cảnh khởi phát bệnh (tức là bạn đang làm gì khi mới xuất hiện triệu chứng). Sau đó bác sĩ cần đánh giá lại các triệu chứng đó còn hay không.
- Cần hỏi đến các thuốc bệnh nhân đang sử dụng hoặc trước đó có chấn thương đầu hay không. Người bệnh sẽ được hỏi về tiền sử bệnh lí tim mạch, cơn thoáng thiếu máu não hay đột quỵ của bản thân và cả gia đình.
- Bác sĩ sẽ đo huyết áp và nghe tim, nghe và tìm tiếng thổi ở động mạch cảnh (ở gần cổ) để xác định có xơ vữa mạch máu hay không. Hoặc bác sĩ có thể dùng đèn soi đáy mắt để tìm các dấu hiệu của mảng tinh thể cholesterol nhỏ hoặc cục máu đông ở các mạch máu nằm sau mắt.
Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra đường máu, chức năng đông máu, và kiểm tra xem các chất sinh hóa khác có ở mức bình thường hay không, có gợi ý tình trạng nhiễm trùng không. Vì điều chỉnh quá trình đông máu và mức đường máu là một phần trong việc điều trị đột quỵ.
Chụp CT: các lát cắt trên CT có thể cho thấy hình ảnh xuất huyết, khối u, đột quỵ cũng như các bệnh lý não khác. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào máu để quan sát các mạch máu ở gần cổ và não chi tiết hơn.
Chụp MRI: MRI có thể cho thấy hình ảnh nhu mô não bị phá hủy bởi đột quỵ thiếu máu cục bộ hay đột quỵ xuất huyết. Bác sĩ cũng có thể sẽ tiêm một chất cản quang vào trong dòng máu để quan sát dòng chảy của các động mạch và tĩnh mạch.
Siêu âm động mạch cảnh: dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của bên trong động mạch cảnh ở gần cổ của bạn. Xét nghiệm này cho thấy những mảng xơ vữa nằm trên động mạch cảnh 2 bên và dòng máu lưu thông trong 2 động mạch này.
Có thể nếu cần bạn sẽ phải làm thêm siêu âm tim qua thực quản: Trong loại siêu âm này, bác sĩ sẽ đưa một ống soi mềm được với 1 thiết bị nhỏ đi vào miệng và kéo dài từ phía sau họng đi đến thực quản. Và bởi vì thực quản nằm ngay phía sau tim nên siêu âm tim qua thực quản sẽ cho hình ảnh siêu âm rõ và chi tiết của tim và bất kì cục huyết khối nào.
Điều trị
Việc điều trị cấp cứu đột quỵ tùy thuộc vào loại đột quỵ: do đột quỵ thiếu máu cục bộ hay tắc mạch máu não - là loại thường gặp nhất – hoặc do đột quỵ xuất huyết não làm chảy máu vào não.
Đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não)
Để điều trị loại đột quỵ này, bác sĩ phải nhanh chóng bảo tồn lưu lượng máu chảy lên não
Cần điều trị khẩn cấp với các loại thuốc sau:
- Chống đông phải bắt đầu dùng ngay trong vòng 3 tiếng. Điều trị nhanh không những cải thiện tiên lượng sống còn mà còn làm giảm biến chứng.
- Có thể dùng As-pi-rin để làm giảm nguy cơ tái phát đột quỵ vì As-pi-rin làm ngăn chặn hình thành cục máu đông
- Thuốc làm tan huyết khối: thường được tiêm vào tĩnh mạch ở tay và cần tiêm trong vòng 4 tiếng rưỡi sau khi các triệu chứng đột quỵ bắt đầu. Thuốc sẽ làm tan cục máu đông gây đột quỵ và giúp người bệnh phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên bác sĩ sẽ cân nhắc khi sử dụng thuốc vì nguy cơ chảy máu não.
Lưu ý: những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần gọi điện tới gặp bác sĩ hoặc tới khám trực tiếp để nhận những chỉ dẫn chính xác. Liên hệ bác sĩ chuyên khoa tư vấn qua điện thoại 0886006167
Can thiệp cấp cứu: bác sĩ đôi khi cần can thiệp để điều trị đột quỵ do nhồi máu càng sớm càng tốt tùy theo tính chất của cục máu đông:
- Đưa thuốc trực tiếp vào não: bác sĩ đưa vào một ống dài và nhỏ qua động mạch đùi (nằm ở vùng bẹn) và đưa lên não để đưa thuốc tan huyết khối vào vùng não bị thiếu máu nuôi. Thời gian cửa sổ (thời gian tối đa cho phép để cứu sống bệnh nhân) của phương pháp này dài hơn khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch nhưng vẫn còn bị hạn chế dùng.
- Lấy cục huyết khối: Bác sĩ sẽ đưa dùng 1 catheter có gắn với 1 thiết bị nhỏ đưa lên não và làm tan cục hoặc bắt lấy cục huyết khối.
Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đều cho thấy việc can thiệp trực tiếp vào não như 2 phương pháp kể trên có thể không mấy ích lợi so với nguy cơ mà chúng đem lại. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu để quyết định xem những đối tượng nào sẽ thật sự cần dùng đến 2 phương pháp trên.
Đột quỵ xuất huyết não
Điều trị đột quỵ xuất huyết não tập trung vào việc kiểm soát lượng máu chảy và giảm áp lực nội sọ. Phẫu thuật được thực hiện để giảm biến chứng sau này.
Các biện pháp khẩn cấp: dùng kháng đông hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu để ngăn tạo huyết khối, phối hợp thêm thuốc hoặc truyền máu để chống tình trạng loãng máu. Bác sĩ có thể cho thêm thuốc làm giảm áp lực nội sọ, hạ huyết áp, chống co thắt mạch máu hoặc chống động kinh.
Khi đã ngừng chảy máu, điều trị thường liên quan đến hỗ trợ cơ thể tái hấp thu lượng máu thoát khỏi lòng mạch. Nếu khối máu tụ quá lớn, bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật để lấy khối máu tụ và giảm áp lực nội sọ.
Phẫu thuật phục hồi thành mạch: ứng dụng cho các trường hợp xuất huyết não do bất thường thành mạch. Bác sĩ có thể lựa chọn nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau nhằm giải quyết tình trạng xuất huyết não, phình động mạch hay dị dạng động mạch (AVM) hoặc các dị dạng mạch máu khác gây ra đột quỵ xuất huyết não.
6. Phòng chống bệnh tai biến mạch máu não
Một số biện pháp phòng chống tai biến mạch máu não đó là:
- Đo huyết áp đều đặn và thường xuyên mỗi ngày
- Bỏ các loại thuốc lá hay không nên uống các chất kích thích như rượu, bia và rất nhiều các chất kích thích khác
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày để có một sức khỏe dồi dào để chống lại các căn bệnh nguy hiểm
- Không ăn quá nhiều muối hay đồ ngọt và các loại đồ hộp bán sẵn
- Tránh tiếp xúc với các món thức ăn có nhiều mỡ
Các thông tin hữu ích cần đọc:
- Những biểu hiện, triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não.
- Nguyên nhân của bệnh tai biến mạch máu não là gì
- Hướng điều trị bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả
- Biện pháp phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não
Để điều trị bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả cần có tay nghề nhiều năm kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh hơn 20 năm kinh nghiệm đang làm việc tại các bệnh viện lớn. Hãy liên hệ đến phòng khám ngoài giờ của bác sĩ với đầy đủ tiện nghi và không phải đợi lâu. Liên hệ đặt lịch khám theo số 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi