Nhồi máu não
Nhồi máu não xảy ra khi giảm lưu lượng máu đến một vùng não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp, gây thiếu máu não. Khi thiếu máu nuôi kéo dài thì phần não đó bị hoại tử. Bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
2. Triệu chứng của bệnh nhồi máu não
3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhồi mãu não
5. Phòng chống bệnh nhồi máu não
1. Bệnh nhồi máu não là gì?
Nhồi máu não là một dạng của bệnh tai biến mạch máu não, xảy ra khi một vùng não không được cung cấp đầy đủ máu, thường là do hẹp hay tắc một động mạch não hoặc do hạ huyết áp. Phần não bị ngừng cung cấp máu được gọi là thiếu máu não. Nếu sự cung cấp máu đến não không được khắc phục và kéo dài thì phần não đó sẽ bị tổn thương và hoại tử do thiếu oxy và glucose.
>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh tai biến mạch máu não, bạn có thể xem tại Bệnh tai biến mạch máu não.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhồi máu não
Dấu hiệu lâm sàng: Bệnh thường xảy ra đột ngột vào lúc đang ngủ. Điều này rất nguy hiểm vì bệnh nhân không biết mình bị bệnh nặng, còn người thân đang trong giấc ngủ cũng ít khi phát hiện được tình trạng nguy hiểm của bệnh nhân. Các triệu chứng điển hình là: đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, liệt nửa người. Người bệnh có rối loạn ý thức nếu tổn thương nhồi máu não rộng, nhồi máu hai bên bán cầu não hoặc nhồi máu thân não.
Các triệu chứng điển hình của nhồi máu não là: đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, liệt nửa người
Các xét nghiệm để xác định bệnh:
Chụp cắt lớp não: trong giai đoạn tối cấp 3-6 giờ của nhồi máu não, có thể thấy các dấu hiệu sớm của nhồi máu não trên chụp cắt lớp vi tính não bao gồm mất ranh giới chất trắng và chất xám, mờ rãnh cuộn não, hẹp khe Sylvius, tăng tỷ trọng các mạch máu trong khu vực đa giác Willis do cục máu đông đặc biệt động mạch não giữa. Nếu chụp sau khi ổ nhồi máu não đã hình thành thì hình ảnh chụp cắt lớp não là ổ giảm tỷ trọng ở vùng vỏ não, vùng dưới vỏ hoặc ở vùng chất trắng hoặc chất xám trong sâu theo vùng chi phối tưới máu của động mạch.
Chụp cộng hưởng từ não: trong giai đoạn cấp, cộng hưởng từ não sẽ cho thấy ổ nhồi máu não, giúp bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp điều trị.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thần kinh
"Khi thấy bản thân có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhồi máu não như đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, bạn cần đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán, xác định bệnh và có biện pháp điều trị."
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu não
Có nhiều bệnh gây nhồi máu não như: xơ vữa huyết khối của mạch máu lớn (chiếm 50%), trong đó các mạch máu lớn ngoài sọ (chiếm 45%) và mạch máu lớn trong sọ (chiếm 5%); do tắc các mạch máu nhỏ trong não (chiếm 25%). Các bệnh tim gây cục huyết khối như bệnh van tim, bệnh rung nhĩ…; bệnh động mạch không xơ vữa; bệnh về máu…
Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ gây bệnh nhồi máu não thường gặp là: hút thuốc lá, thuốc lào; ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol; bị bệnh tăng huyết áp; mức đường trong máu cao hơn mức bình thường; người ít hoạt động thể chất; người có thói quen ăn ít rau, ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn mặn, ăn quá ngọt; người có cha mẹ hoặc anh chị em bị xơ vữa động mạch; ô nhiễm không khí…
4. Các phương pháp điều trị bệnh nhồi máu não
Khi mắc bệnh nhồi máu não, các bệnh nhân có thể sẽ được điều trị theo cách thức sau:
Điều trị tiêu huyết khối: Đây là biện pháp điều trị đặc hiệu của nhồi máu não. Tuy nhiên, để áp dụng được biện pháp điều trị này người bệnh phải đáp ứng được một loạt tiêu chuẩn xét nghiệm và thời gian trong đó tiêu chuẩn bắt buộc là thời gian trong vòng 3 giờ kể từ khi khởi phát.
Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu là các thuốc được lựa chọn trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp với thuốc đặc hiệu trong điều trị nhồi máu não.
Các thuốc chống đông: được chỉ định điều trị trong đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩ, bệnh van tim và ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.
Điều trị thuốc hạ huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ não. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp chưa bị đột quỵ, nếu điều trị huyết áp trung bình giảm được 5,8mmHg thì nguy cơ đột quỵ giảm được 42%. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp đã bị đột quỵ, nếu điều trị huyết áp tâm trương giảm được 5mmHg hoặc huyết áp tâm thu giảm được 10mmHg thì nguy cơ tương đối của đột quỵ giảm được 30%. Việc lựa chọn thuốc hạ huyết áp tuỳ từng bệnh nhân cụ thể.
Điều trị đái tháo đường trong đột quỵ não: Trong nhồi máu não tất cả bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường được khuyên điều trị để mức đường trong máu về bình thường và HbA1c dưới 7%. Đối với người bệnh nhồi máu não có đái đường, tăng huyết áp thì nhóm thuốc hạ huyết áp được khuyên dùng là nhóm ức chế men chuyển.
Click xem danh sách bác sĩ điều trị bệnh nhồi máu não. Liên hệ và gặp bác sĩ ngay khi bạn có các dấu hiệu mắc bệnh.
5. Phòng bệnh nhồi máu não
- Cần phát hiện ra nguyên nhân gây nhồi máu não từ đó điều trị nguyên nhân gây bệnh để phòng nhồi máu não tái phát.
- Phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh nhồi máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường, các rối loạn nhịp tim và bệnh van tim.
- Theo dõi huyết áp định kỳ (mỗi ngày, mỗi tuần… tùy mức độ bệnh), uống thuốc theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ và tái khám thường xuyên.
- Tuân theo chế độ dinh dưỡng hợp lý như: giảm muối, giảm mỡ, giảm đường bột…
- Tăng cường tập thể dục, tập vận động; làm việc nhẹ nhàng vừa sức của mình, đồng thời tham gia tích cực các hoạt động xã hội để đầu óc nhanh nhạy và minh mẫn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi