Van tim
Nhiệm vụ của 4 lá van trong tim giúp dòng máu chảy theo một chu trình nhất định. Trong một số trường hợp, các van tim có thể không mở ra hết hoặc đóng kín hoàn toàn, gây ảnh hưởng cho dòng máu chảy qua tim đến khắp cơ thể.
2. Triệu chứng của bệnh van tim
3. Nguyên nhân của bệnh van tim
4. Biến chứng của bệnh van tim
1. Bệnh van tim là gì?
Bệnh van tim (heart valve disease) xảy ra khi các lá van trong tim không còn hoạt động hiệu quả do một số lý do nào đó.
Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào vấn đề về van tim, tình trạng và các ảnh hưởng từ bệnh bạn đang gặp phải. Trong một số trường hợp, việc hồi phục hay thay van tim là bắt buộc để điều trị tốt nhất.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh van tim
Một số bệnh nhân mắc bệnh van tim có thể không có các triệu chứng trong suốt nhiều năm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Âm thổi (heart murmur) khi bác sĩ dùng ống nghe để tim bạn
- Mệt mỏi
- Khó thở, nhất là khi hoạt động hay nằm
- Phù ở mắt cá hay bàn chân
- Chóng mặt
- Ngất
- Nhịp tim đập bất thường
Khi nào nên gặp bác sĩ
Khi bác sĩ thăm khám và phát hiện tiếng âm thổi, họ sẽ chuyển bạn đến trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Và khi bạn cảm nhân các triệu chứng có thể liên quan đến bệnh van tim, hãy đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh van tim
Các lá van có nhiệm vụ giúp dòng máu chảy theo một chu trình nhất định. Các lá van bao gồm van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, và van động mạch phổi. Mỗi van đều có các lá van (cusps) có nhiệm vụ đóng/mở mỗi khi tim đập. Đôi khi các lá van không thể mở hết cỡ hay đóng khít lại, làm dòng máu chảy qua tim đến khắp cơ thể không theo một chiều nhất định.
Bệnh van tim có thể mắc phải từ lúc mới sinh ra, hoặc gặp ở người lớn tùy vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, như bệnh nhiễm trùng và các vấn đề về tim mạch.
Vấn đề về van tim thường gặp gồm:
- Hở van tim (Regurgitation): Là tình trạng các lá van không đóng kín , làm cho máu chảy ngược chiều và tình trạng này hay xuất hiện cùng với việc sa van (prolapse)
- Hẹp van tim (Stenosis): Trong hẹp van tim, các lá van trở nên dày ,cứng, giảm độ mở của lá van, làm giảm lượng máu chảy qua van.
- Teo bít van tim (Atresia): Là tình trạng lá van không được hình thành, chỉ tạo một lớp thành ngăn dòng máu chảy giữa các buồng tim.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh van tim
- Các yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh van tim bao gồm:
- Lớn tuổi
- Tiền sử nhiễm trùng có ảnh hưởng đến tim
- Tiền sử bệnh tim hay đã bị đau tim trước tim đó
- Cao huyết áp, mỡ máu, mắc bệnh tiểu đường hay cá bệnh tim có nguy cơ khác
- Bệnh tim bẩm sinh
4. Biến chứng và tác hại của bệnh van tim
Bệnh van tim có thể gây ra nhiều biến chứng, như:
- Suy tim
- Đột quỵ
- Tạo huyết khối
- Nhịp tim bất thường
- Tử vong
5. Các phương pháp điều trị bệnh van tim
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ kiểm tra và thăm khám thực thể cho bạn. Nếu trong quá trình khám bác sĩ có nghe được tiếng âm thổi ở tim, họ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán đế nắm bắt được tình trạng bệnh của bạn.
Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
Siêu âm tim: Sóng âm từ đầu dò (transducer) sẽ tái hiện hình ảnh hoạt động của tim bạn lên màn hình nhằm kiểm tra cấu trúc, các van tim và dòng máu chảy qua. Siêu âm tim giúp bác sĩ có cái nhìn trực quan hơn về hoạt động của tim và khả năng đóng mở của các van, ngoài ra siêu âm ba chiều cũng được sử dụng cho bệnh nhân.
Một phương pháp khác trong siêu âm dùng chẩn đoán là siêu âm tim qua ngã thực quản (transesophageal echocardiogram) bằng việc luồng đầu dò siêu âm nhỏ qua thực quản. Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra các van tim rõ ràng hơn việc chỉ dùng phương pháp siêu âm tim thông thường.
Điện tâm đồ (ECG): Phương pháp này sẽ dùng các điện cực mắc vào các chi và ngực để đo tính hiệu xung động của tim. Điện tâm đồ có thể phát hiện tình trạng lớn buồng tim, các bệnh tim hay nhịp tim bất thường.
Xquang ngực: Giúp bác sĩ xác định có tình trạng lớn tim hay không, qua đó chẩn đoán bạn đang mắc loại bệnh van tim nào. Ngoài ra xquang ngực còn giúp bác sĩ kiểm tra xem có thêm các vấn đề ở phổi hay không.
Cộng hưởng từ (MRI): Chụp tim cộng hưởng từ bằng cách dùng sóng vô tuyến và từ trường để tái hiện hình ảnh của tim. Chẩn đoán hình ảnh này hữu ích cho việc tìm ra nhiều vấn đề gặp ở tim cũng như kích thước và chức năng của hai buồng thất (ventricles).
Stress tests: Bằng việc để bạn thực hiện các bài tập khác nhau để kiểm tra sức bền của cơ thể và hoạt động của tim khi hoạt động cường độ cao. Nếu bạn không thể thực hiện các bài tập, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp dùng thuốc có khả năng kích thích hoạt động của tim như khi bạn đang thực hiện các bài tập cường độ cao.
Chụp cản quang tim dùng catheter (cardiac catheterization): Ít dùng để chẩn đoán các bệnh van tim nên được dùng để thay thế khi các phương pháp khác không khả thi để chẩn đoán tình trạng bệnh.
Phương pháp này dùng một ống dẫn dài (catheter) luồng qua các mạch máu lớn ở cánh tay hay đùi đến các mạch ở tim, sau đó bơm thuốc cản quang vào, sau đó bác sĩ sẽ chụp lại hình ảnh của tim sau khi bơm thuốc để kiểm tra chi tiết các mạch máu và chức năng của tim. Đồng thời có thể đo áp lực ở các buồng tim.
Điều trị
Việc điều trị bệnh van tim phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn hoặc việc bạn đã có các triệu chứng và dấu hiệu bệnh van tim, hay bệnh của bạn đang tiến triển nặng hơn.
Bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ là người theo dõi tình trạng bệnh của bạn. Nếu mắc phải bệnh van tim, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế chuyên khoa tim mạch có kinh nghiệm sẽ cùng nhau đưa ra giải pháp tốt nhất để điều trị cho bạn.
Bác sĩ điều trị sẽ theo dõi diễn tiến bệnh của bạn qua các lần tái khám đã hẹn trước, họ cũng sẽ đưa ra các lời khuyên về thay đổi lối sống cũng như kê toa các loại thuốc điều trị cho bạn.
Bạn cũng có thể phải dùng biện pháp phẫu thuật để phục hồi hay thay van tim. Bác sĩ cũng cân nhắc việc phẫu thuật cho bạn ngay cả khi bạn không có các triệu chứng nào trước đó nhằm tránh biến chứng sau này. Nếu bạn cần phải phẫu thuật tim về do nguyên nhân khác, bác sĩ phẫu thuật cũng có thể phải phục hồi hay thay van tim cho bạn tùy trường hợp.
Phẫu thuật van tim thường yêu cầu mổ hở mở lồng ngực, hoặc áp dụng các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn. Ở một số trung tâm y tế, bác sĩ sẽ nhờ sự hỗ trợ của robot phẫu thuật để phẫu thuật theo dạng ít xấm lấn và dưới sự điều khiền của các bác sĩ phẫu thuật.
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ dùng catheter để phẫu thuật van tim theo dạng ít xâm lấn cùng các dụng cụ như kẹp nút hay các khí cụ khác. Việc thay thế van tim có thể áp dụng trong phương pháp dùng catheter.
Các lựa chọn phẫu thuật cho bệnh van tim bao gồm:
Phục hồi van tim: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật phục hồi van tim nếu có thể để khôi phục chức năng của van tim nói riêng và của tim nói chung. Để phục hồi van tim, bác sĩ phẫu thuật sẽ tách các lá van bị thương tổn, phục hồi dây chằng van tim, hoặc cắt bớt phần mô thừa làm để van có thể đóng khít hay vá lại lá van. Một cách khác để phục hồi van tim đó là bác sĩ sẽ đặt vòng van tim nhân tạo lại cho bạn
Trong trường hợp hẹp khít van, bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng catheter để mở thông van tim bị hẹp. Trong quá trình phẫu thuật, catheter sẽ được dẫn qua từ động mạch đùi hay cánh tay đến van tim.
Đến van tim, bác sĩ sẽ bơm phồng bóng khí của catheter để mở thông van, sau đó sẽ làm xẹp và rút catheter ra. Và có thể bạn sẽ cần thêm các phương pháp khác để mở thông van tim sau đó.
Thay van tim: Trong trường hợp van tim không thể phục hồi, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành thay van tim cho bạn. Phẫu thuật này sẽ tách các van tim bị thương tổn và thay tế các bác van tim nhân tạo, được làm từ mô tim của heo, bò hay người.
Van tim sinh học có thể thoái hóa theo thời gian, và cần phải thay thế nếu cần. Người đã thay van tim thường phải sử dụng thuốc chống đông để tránh việc hình thành huyết khối. Bác sĩ sẽ cùng bạn thảo luận lời ích và tác hại của từng loại van nhân tạo và tìm ra loại van phù hợp cho bạn.
Để điều trị bệnh van tim, bạn cần có sự hướng dẫn và hỗ trợ của bác sĩ. Hãy liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần giúp đỡ, chúng tôi luôn sẵn lòng được phục vụ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân
Khoa: Tim mạch
Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi