Tôi bị khó thở, tức ngực thì là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ! Tôi tên là Minh. Năm nay tôi 35 tuổi, tôi đang sống và làm việc ở Hà Nội. Tôi là dân công trình, nên thường xuyên phải làm ngoài trời và hít khí bụi. Thời gian gần đây, tôi thường xuyên bị tức ngực, khó thở. Tôi rất lo lắng, liệu có phải tôi đã mắc căn bệnh nào liên quan đến phổi hay đường hô hấp hay không. Mong bác sĩ tư vấn thêm.
Trả lời
Chào bạn Minh!
Trước tiên, chúng tôi rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện tượng khó thở xảy ra với nhiều người. Cũng giống như bạn miêu tả, việc khó thở khiến lồng ngực của bạn như bị thắt chặt lại, cảm giác nghẹt thở, hết sức khó chịu. Đối với những người đã trưởng thành và làm công việc ở ngoài trời với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, thường xuyên làm các công việc nặng nhọc ở trên cao thì hiện tượng khó thở xảy ra càng phổ biến. Tuy nhiên khó thở kèm tức ngực còn có thể là triệu chứng cho thấy bạn có thể mắc một số bệnh lý nghiêm trọng.
Bạn Minh nên tham khảo thêm một số những thông tin mà chúng tôi cung cấp sau đây:
1. Khó thở, hụt hơi là triệu chứng bệnh gì
3. Khi nào thì nên đi khám bác sĩ
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
1. Khó thở, hụt hơi là biểu hiện của bệnh gì?
Theo nghiên cứu của các nhà y khoa, tình trạng khó thở là do phổi hoặc tim có vấn đề, dẫn đến tình trạng khó khăn trong quá trình vận chuyển oxy (O2) đến các mô và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể. Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau tác động đến các quá trình nêu trên dẫn đến tình trạng khó thở, tức ngực. Cụ thể là các căn bệnh sau: hen suyễn, ngộ độc khí CO, tràn dịch vào màng ngoài của tim, một phần của dạ dày trượt lên và nhô vào khoang ngực, suy tim, huyết áp thấp, máu đông trong động mạch phổi bị tắc, tràn khí màng phổi, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, mất máu đột ngột.
Lời khuyên: Khi bị triệu chứng này bất thường hoặc vài ngày không thuyên giảm, tốt nhất hãy gọi hẹn khám bác sĩ.
Dưới đây là một vài phân tích của các nguyên nhân chính:
Hen suyễn là căn bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp mà các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra bệnh. Kèm theo các dấu hiệu tức ngực, khó thở, người bị hen suyễn có các biểu hiện kèm theo như: ho khò khè tái đi tái lại, bị nhiều vào ban đêm hay khi gần sáng, ho sau khi tập thể dục hay gắng sức, khó thở vào một mùa nào đó hay khi thay đổi thời tiết, ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó, bị cảm “lặm” vào phổi và có thể kéo dài hơn 10 ngày, các triệu chứng này cải thiện khi uống thuốc giãn phế quản được kê toa bởi bác sĩ.
Ngộ độc khí CO: CO là một loại khí không màu, không mùi, không vị, khuếch tán mạnh, không gây kích thích. Loại khí này là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon: như khói của các vụ động đất, ô nhiễm khói công nghiệp, chất khí đọng lâu ở hầm lò, tầng hầm, khói thuốc lá, khói các lò sưởi, … Tuy nhiên, vì những tính chất hóa học của loại khí này nên những người tiếp xúc rất khó để nhận ra, chỉ khi đã hít phải và có những biểu hiện cụ thể thì mới biết mình đã hít phải loại khí này. Biểu hiện đầu tiên của người hít phải khí CO là khó thở.
Các bệnh liên quan đến tim như suy tim cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc hô hấp của con người trở nên khó khăn và gây ra tức ngực, khó thở. Khi có các triệu chứng này hãy gặp bác sĩ để kiểm tra toàn diện, tránh các biến chứng nguy hại về sau mà bạn không lường trước được.
Ngoài ra, việc cơ thể con người bị đột ngột mất đi một lượng máu lớn cũng khiến não không nhận được lượng máu và Oxy phù hợp, dẫn đến khó thở. Trong trường hợp nội thương chảy máu bên trong, hãy ngay lập tức đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, liên chuyên khoa gần nhất để khám và lên phương án điều trị kịp thời.
2. Các xét nghiệm sàng lọc tìm ra nguyên nhân
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán:
- Chụp X-quang ngực và nếu cần có thể chụp CT ngực để tìm các tổn thương ở tim, phổi hay trung thất
- Đo điện tâm đồ
- SpO2
- Nếu khó thở có suy hô hấp sẽ làm thêm khí máu động mạch
3. Khi nào cần gọi bác sĩ?
Để tránh cho tình trạng khó thở trở nên tệ hơn, trước tiên bạn nên:
- Ngưng hút thuốc: Khi ngưng hút thuốc, nguy cơ bệnh tim và bệnh phổi và ung thư giảm – ngay cả khi bạn đã hút thuốc nhiều năm.
- Tránh tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Tránh hít các hóa chất gây dị ứng và không khí bị ô nhiễm.
- Giảm cân nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì
- Lên kế hoạch gặp bác sĩ khi các dấu hiệu, triệu chứng trở nên tồi tệ
- Từ bỏ độ cao. Tránh lên những nơi cao hơn 1.500m
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị. Nếu bạn phụ thuộc vào máy tạo oxy (máy trợ thở), phải đảm bảo nguồn cung cấp oxy đủ và thiết bị hoạt động tốt.
Trong những trường hợp dưới đây, bạn cần gọi bác sĩ đặt khám từ xa hoặc đến phòng khám nếu khó thở kèm theo:
- Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân
- Khó thở khi nằm ngửa
- Sốt cao, ớn lạnh, ho
- Khò khè liên tục
Khẩn cấp: Nếu tình trạng của bạn trở nên tồi tệ đến mức bạn bị khó thở đột ngột và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, hay khó thở kèm theo đau ngực, ngất xỉu hoặc buồn nôn – hãy nhờ người đưa mình đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất ngay, bởi đây là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc thuyên tắc động mạch phổi.
Như vậy, với tình trạng bệnh cũng như môi trường làm việc của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến khó thở. Hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để gặp và khám với các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm. Trong trường hợp khó thở đột ngột kèm theo đau ngực, ngất xỉu hoặc buồn nôn, sưng bàn chân hoặc mắt cá chân, sốt cao, ớn lạnh, ho khò khè, ... bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để ngăn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, hít các hóa chất gây dị ứng và không khí bị ô nhiễm, chuyển công việc về làm văn phòng để tránh tiếp xúc với độ cao. Chúc bạn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh và có được một công việc phù hợp hơn với sức khỏe của mình.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Bình luận, đặt câu hỏi