Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10 nguyên nhân như: cảm xúc, bệnh parkinson, hội chứng tic, run vô căn, do yếu tố di truyền, tuyến giáp, tê mặt hay dây thần kinh trên vùng mặt, bệnh liệt mặt, teo cơ.
- Co giật cơ môi là gì?
- Nguyên nhân cơ môi bị giật
- Cách phòng và kiểm soát chứng co giật cơ môi
- Quan niệm mê tin về hiện tượng giật cơ môi
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Rung giật cơ môi, hoặc giật môi, là sự chuyển động đột ngột bất ngờ của các sợi cơ ở trên, dưới hoặc cả hai môi.
Khi môi bạn co giật, những người xung quanh cũng có thể nhìn thấy cơn co giật đó một cách rõ ràng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Ngoài các cơn co giật, bạn cũng có thể bị tê, co cứng nhiều lần, hoặc thậm chí là cảm giác mạch đập ở môi.
2. Nguyên nhân cơ môi bị co giật
Theo Bác sĩ Trần Đình Vũ - Bệnh viện ĐH Y Dược HCM: Môi bị co giật bởi nhiều nguyên nhân, ví dụ những cảm xúc đau khổ hoặc những vấn đề liên quan đến thần kinh.
Sau đây là những nguyên nhân thường gặp gây co giật môi trên, cũng như môi dưới:
1. Do cảm xúc
Đôi khi bạn trở nên quá kích động, quẫn trí, hoặc hoàn toàn bị áp đảo tinh thần, môi bạn có thể bắt đầu run rẩy.
Bởi vì các dây thần kinh ở môi trên và dưới do hệ thần kinh tự chủ và hệ thần kinh giao cảm chi phối. Do đó, bạn cũng có thể gặp thêm một số triệu chứng như giãn nở đồng tử, đỏ bừng mặt, nói chuyện đứt quãng và chảy nước mắt.
Sự co giật thường kéo dài cho đến khi bạn tập trung vào sự việc gây ra các phản ứng cảm xúc.
2. Run vô căn
Môi bị co giật có thể là một triệu chứng của run vô căn, một bệnh có ảnh hưởng đến đầu và tứ chi. Không nên nhầm lẫn bệnh này với bệnh Parkinson, run vô căn xảy ra như một cách phản ứng của cơ thể với các cơn co thắt cơ do một tình trạng thần kinh gây ra.
Vẫn chưa xác định được chính xác, tuy nhiên, những người có tiền sử gia đình mắc chứng run vô căn có 50% khả năng cũng sẽ gặp chứng bệnh này.
Nó thường xuất hiện sau 40 tuổi, và các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ dần theo thời gian. Run vô căn không phải là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên.
3. Do cai nghiện các chất kích thích
Sau một khoảng thời gian ngừng sử dụng chất kích thích thần kinh như caffeine, rượu, hoặc thuốc phiện, bạn có thể bị co giật môi. Điều này cũng có thể xảy ra nếu sử dụng quá nhiều chất kích thích.
Môi co giật thường xảy ra trong thời gian cai nghiện, cũng như sau một thời gian phục hồi đáng kể. Ngoài co giật môi, bạn cũng có thể bị những cơn rung động ở đầu, lưỡi và dây thanh âm.
4. Bell's Palsy – Bệnh liệt mặt
Sự co giật của môi trên có thể xuất hiện ở những người bị liệt mặt. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi dây thần kinh mặt bị tổn thương hoặc hư hại.
Ngoài co giật môi trên, một bên của khuôn mặt có thể sẽ bị gục xuống và sưng lên. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện.
5. Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là tình trạng bao gồm các triệu chứng như rung giật tứ chi, run tay, cứng cơ, khó di chuyển và nói lắp.
Sự suy giảm dần các tế bào dopamin trong hệ thống thần kinh trung ương ở bệnh Parkinson có thể gây co giật ở môi trên hoặc dưới, hoặc thậm chí cả hai môi. Môi có thể co giật cả khi người đó không nói hoặc ăn trong giai đoạn đầu của bệnh.
>>>> Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bệnh Parkinson TẠI ĐÂY.
6. Chứng xơ cứng teo cơ một bên
Còn được gọi là ALS, tình trạng thoái hóa thần kinh này thường biểu hiện rõ nhất bởi sự co giật của môi trên và các cơ mặt.
Tình trạng này có thể do các marker di truyền, sự mất cân bằng sinh hóa, hoặc một rối loạn tự miễn gây ra. Các cơn co giật có liên quan đến sự suy yếu dần của các cơ, và cuối cùng sẽ dẫn đến tê liệt.
7. Chứng co thắt nửa mặt
Các trường hợp co thắt nửa mặt thường gây ra co giật môi trên, và làm tê liệt các cơ chi phối các biểu hiện trên khuôn mặt. Sự co giật của môi có thể tái diễn.
Tình trạng này liên quan đến việc các dây thần kinh mặt bị chèn ép, nhưng vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân trực tiếp gây ra. Trong một số trường hợp, môi tăng co giật khi lo lắng hoặc mệt mỏi.
8. Suy tuyến cận giáp
Môi co giật là một triệu chứng chính của suy tuyến cận giáp. Tình trạng này liên quan đến sự giảm sản xuất hormone tuyến cận giáp.
Ngoài việc co giật môi trên hoặc dưới, nó có thể ảnh hưởng đến các cơ khác, chẳng hạn như cơ ở bàn tay và bàn chân. Da khô, móng tay giòn, chuột rút ở chân và trầm cảm cũng có thể xảy ra.
9. Hội chứng Tourette
Co giật môi trên và sự rung động của các cơ mặt là những dấu hiệu quan trọng của hội chứng Tourette, còn gọi là tật máy giật (tics).
Hội chứng này bao gồm những chuyển động không kiểm soát của các cơ có thể quan sát được và các tật như nháy mắt, hít mũi mạnh, và hắng giọng.
Các vấn đề hành vi, phát ra tiếng động không kiểm soát và tiếng la tục tĩu đột ngột cũng liên quan đến rối loạn thần kinh này.
10. Hội chứng DiGeorge
Sự phát triển bất thường của cơ thể gây ra bởi sự thiếu hụt nhiễm sắc thể 22 được gọi là hội chứng di truyền DiGeorge.
Việc co giật môi và các đặc điểm khuôn mặt là một phần của tình trạng này, có thể phát hiện khi mới sinh hoặc trong cuộc sống sau này. Các triệu chứng khác bao gồm co thắt cơ chân và tay, khó thở, mệt mỏi hoặc da xanh tái.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Cách phòng và kiểm soát hiện tượng co giật môi
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra giật cơ môi mà ta có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bạn bị giật cơ môi, sau đây là một số thay đổi trong lối sống có thể giúp kiểm soát tình trạng này:
1. Lối sống lành mạnh
Duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất tốt bằng cách chăm sóc cơ thể của bạn. Ăn uống điều độ, bổ sung đủ nước và tập thể dục đều đặn.
2. Hạn chế các chất có hại
Hạn chế hoặc tránh sử dụng quá nhiều caffeine, rượu hoặc các loại thuốc kích thích, vì những chất này có thể gây co giật môi.
3. Giảm stress
Nên giảm bớt căng thẳng bằng cách thực hiện các bài tập thở, yoga và thiền định.
Khi môi co giật, có thể dùng các đầu ngón tay đè lên môi để ngăn chặn sự run rẩy. Bạn cũng có thể đặt một miếng vải ấm lên môi để có hiệu quả tương tự.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Những quan niệm mê tin về chứng giật cơ môi
Bạn có thể đã nghe nói đến một số mê tín dị đoan nhất định về việc co giật môi trên cũng như môi dưới, theo từng giờ nhất định.
Giống như ý nghĩ rằng ai đó đang nhắc đến bạn khi bạn nhảy mũi, cũng có một số niềm tin liên quan đến việc co giật môi, chẳng hạn như:
- Môi trên co giật có thể là điềm báo một người nào đó sẽ hôn bạn hoặc bạn hôn ai đó trong tương lai.
- Điềm báo một cái gì đó xấu sẽ xảy ra khi môi bên trái của bạn bắt đầu co giật.
- Điềm báo một cái gì đó tốt sẽ xảy ra khi môi bên phải của bạn bắt đầu co giật.
Môi co giật có thể xảy ra đột ngột, và có thể gây lúng túng khi đang ở nơi công cộng. Rung động không kiểm soát của các sợi cơ trong môi có thể là kết quả của cảm xúc hoặc căng thẳng.
Cơ môi bị giật cũng có thể là một dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe hoặc rối loạn nghiêm trọng.
Việc co giật môi thường không kéo dài trong hầu hết các trường hợp, và đôi khi có thể dừng lại bằng cách dùng ngón tay hoặc răng để tạo áp lực lên môi.
Nếu tái phát nhiều lần thì cần phải tìm ra nguyên nhân để điều trị. Một số co giật môi có thể được kiểm soát hoặc hạn chế bằng cách thay đổi lối sống.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bình luận, đặt câu hỏi