Run tay chân khi ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Run tay chân khi ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Chào Bác sĩ, Tôi là Hiền.  Năm nay tôi 37 tuổi, là giáo viên. Tôi thường xuyên bị run giật chân tay khi ngủ. Tình trạng này kéo dài đã hơn 2 năm. Tôi đã đi điều trị nhiều nơi, ban đầu triệu chứng có giảm nhưng sau đó lại quay lại. Tôi đã đi xét nghiệm máu nhưng kết quả hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, tôi cũng có uống thêm thuốc bổ sung Canxi nhưng tình trạng run chân tay vào buổi tối không cải thiện. Ban ngày, tôi vẫn hoàn toàn bình thường, nhưng tới đêm thì lại giật run khiến tôi rất khó ngủ. Bác sĩ có thể cho tôi biết tình trạng run chân tay khi ngủ của tôi là bệnh gì? Do nguyên nhân nào? Liệu nó có gây nguy hiểm hay không? Cảm ơn bác sĩ. 

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào chị Hiền, đầu tiên tôi rất chia sẻ về tình trạng khó chịu của chị. Hy vọng bài viết sau đây sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho tình trạng của chị.

1. Run tay chân khi ngủ là bệnh gì?

Run tay chân là tình trạng vận động không tự ý, trong đó, cơ vùng bị ảnh hưởng sẽ chuyển động theo một tần suất và biên độ nhất định. Kết quả tạo thành cử động run giật. Run tay chân thường là biểu hiện lành tính, chủ yếu là do nguyên nhân lão hóa. Do đó, chúng thường xuất hiện ở người già, thường sau 60 tuổi. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng run tay chân kéo dài hoặc xảy ra ở tuổi còn trẻ thường sẽ là dấu hiệu gợi ý một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Run chân, tay khi ngủ thường khá bình thường. Chúng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, khi trẻ ngủ say. Đôi khi, tình trạng này vẫn xuất hiện ở người lớn. Theo thống kê, có tới khoảng 7% người trên thế mới mắc phải tình trạng này.

Lý giải cho hiện tượng này là do khi chúng ta ngủ, não vẫn hoạt động bình thường. Do đó, đôi khi chúng sẽ phát ra những tín hiệu thần kinh cơ khiến các nhóm cơ vận động. Ở trẻ nhỏ, cấu trúc và chức năng não vẫn còn trong quá trình hoàn thiện. Chính vì vậy, tần suất phát ra những tín hiệu lỗi, tăng động còn khá cao. Kết quả là tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhiều hơn.

Tuy nhiên, đặc trưng cho tình trạng này là run giật tay, chân thường xuất hiện nhanh, chừng vài giây. Tần suất xuất hiện dao động tùy theo người, nhưng không bao giờ quá 3 cơn/đêm hoặc không xuất hiện các đêm liên tiếp nhau. Nếu xảy ra hiện tượng trên, tốt nhất bạn nên đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn.

>>>Để bạn có thể nắm rõ được các triệu chứng của bệnh run tay chân, bạn có thể xem tại Triệu chứng run tay chân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các nguyên nhân có thể gây ra run giật tay chân khi ngủ

Động kinh thùy trán

Đây là dạng động kinh phổ biến thứ hai, đứng sau động kinh thùy Thái dương. Trong dạng này, các biểu hiện động kinh thường khá kín đáo, chỉ xảy ra khi ngủ nên người nhà và người bệnh thường khó nhận thấy.  Do đó, người bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm thành bệnh rối loạn tâm thần hoặc rối loạn giấc ngủ.

Các triệu chứng của bệnh này:

  • Cảm giác ngứa ran, châm chích trước khi cơn co giật xảy ra.
  • Nét mặt không bình thường, đầu và mắt chuyển động sang một bên
  • Người bệnh có thể nhớ hoặc không nhớ gì sau cơn co giật
  • Nói mớ, la hét có thể xảy ra

Hội chứng chân không yên

Hội chứng này cũng có thể xảy ra riêng vào ban đêm, đặc biệt tăng ở phụ nữ mang thai. Theo các nhà khoa học lý giải, chính sự thay đổi nồng độ dopamine giữa ngày và đêm gây ra tình trạng này.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể xem tại NGUYÊN NHÂN GÂY RA HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN.

Rối loạn vận động chi theo chu kỳ

Tình trạng này thường ít ảnh hưởng ở người trẻ tuổi,  dưới 30 chỉ 2%. Trong khi đó, 40% người mắc bệnh khởi phát triệu chứng sau tuổi 65.

Ngoài ra, các nguyên nhân hiếm gặp sau đây cũng có thể gây ra tình trạng run tay chân khi ngủ:

- Rối loạn Canxi máu

- Hạ đường huyết

- Stress

- Sử dụng quá nhiều Caffeine

- Dùng các thuốc gây co giật như:

  • Thuốc giãn phế quản adrenergic
  • Chống động kinh
  • Ức chế miễn dịch
  • Chống loạn thần
  • Lithium
  • Chống trầm cảm

- Run Vô căn 

- Parkinson

- Cường giáp

- Nghiện rượu

- Thiếu máu, thiếu sắt

Tuy nhiên, các nguyên nhân này thường gây ra co giật vào thời gian bất kỳ chứ không đặc hiệu vào ban đêm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Làm thế nào để chấn đoán run tay chân khi ngủ?

Để chẩn đoán run giật tay chân khi ngủ cần phải thăm khám lâm sàng kĩ lưỡng kèm theo các xét nghiệm như:

  • Điện não đồ 
  • MRI não

Xét nghiệm máu:

  • Định lượng hormone tuyến giáp
  • Đường huyết mao mạch
  • Định lượng Canxi máu
  • Điện giải đồ

Ngoài ra, người nhà cần phối hợp chặt chẽ và mô tả chi tiết các vận động và biểu hiện co giật của bệnh nhân khi ngủ. Điều này rất quan trọng, chúng sẽ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán trong một số tình trạng bệnh không biểu hiện hình ảnh tổn thương trên các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.

Quay lại câu hỏi về tình trạng của chị Hiền, như chị đã nói các xét nghiệm máu hoàn toàn bình thường, đã uống bổ sung Canxi mà tình trạng vẫn kéo dài không khỏi. 

Theo tôi, chị nên đến bác sĩ khám lại và làm các xét nghiệm hình ảnh học như MRI não, Điện não đồ. Đồng thời, nhờ người nhà chú ý các biểu hiện đi kèm khi run giật lúc chị đi ngủ. Tôi nghĩ lúc này sẽ có chẩn đoán chính xác cho tình trạng của chị.

Về vấn đề tình trạng này có nguy hiểm tính mạng hay không, thì tôi xin trả lời rằng không. Dù cho bất kỳ nguyên nhân nào kể trên gây ra tình trạng run giật chân khi ngủ đều không gây nguy hiểm cấp tính đến tính mạng.

Chúc chị mau khỏe!


Tag:Run

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thanh Hằng

    Có một đợt tôi bị hội chứng chân không yên cũng bị như thế này. Sau này điều trị khỏi thì triệu chứng cũng hết, ngủ rất ngon.

    03/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung