Run tay chân

Run tay chân

Run tay chân có thể xuất hiện ở cả những người bình thường và những người bị rối loạn thần kinh. Vì vậy, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng run tay chân, đa phần run thể nhẹ không cần phải điều trị.

1. Bệnh run tay chân là gì

2. Các loại run tay chân

3. Nguyên nhân gây ra run chân tay

4. Điều trị bệnh run chân tay

5. Bác sĩ điều trị

6. Chia sẻ của bệnh nhân

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Bệnh run tay chân là gì?

Run là cử động lặp đi lặp lại theo tần số và biên độ dao động nhất định của các cơ. Run có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Tuy nhiên, run thường xảy ra nhiều nhất ở tay và chân.

Run thường xảy ra khi cơ thể muốn tăng công sinh nhiệt để giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh. Đôi khi hoảng sợ cũng gây ra run, do hệ thần kinh thức vật kích hoạt. Các dạng run trên đều được gọi tên chung là run sinh lý. Điều này có nghĩa là các cử động run này tự nhiên và không có gì bất thường.

Ở người già, run xuất hiện thường xuyên hơn. Điều này được các nhà khoa học giải thích là do quá trình thoái hóa của các cấu trúc ở não.

2. Các loại run tay chân thường gặp

Những loại run tay chân bạn thường gặp phải:

  • Run vô căn
  • Run Parkinson
  • Run loạn trương lực
  • Run tiểu não
  • Run nguyên do tâm thần
  • Run do tư thế
  • Run do sinh lý

3. Các nguyên nhân gây ra bệnh run chân tay

Hầu hết các nguyên nhân gây ra run đều do các bất thường hay tổn thương vùng não bộ, như :

Di chứng tai biến mạch máu não, chấn thương não bộ

Các tổn thương thùy trán và thùy đỉnh thường sẽ dễ dẫn đến biến chứng run tay chân. Trong đó, theo báo cáo nhóm người bị tai biến mạch máu não sẽ tăng nguy cơ di chứng run hơn nhóm bị chấn thương não.

>>>Xem thêm thông tin về các di chứng của bệnh tai biến mạch máu não tại đây.

Parkinson

Đây là bệnh thoái hóa thần kinh trung ương, trong đó, đặc trưng bởi tổn thương hệ thống tiết dopamine của cấu trúc thể vân-liềm đen. Bệnh nhân Parkinson sẽ có các biểu hiện run rẩy, rối loạn tư thế và dáng đi. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 60 với xu hướng tăng dần theo tuổi. Bệnh hiếm khi xảy ra trước 40 tuổi, với tỷ lệ có yếu tố gia đình ước khoảng 5%.

>>>Để rõ hơn về bản chất của bệnh Parkinson, bạn có thể tham khảo tại https://goo.gl/78aZ1d

Run vô căn

Run vô căn có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể như: đầu, lưỡi, tay…. Run vô căn là tình trạng lành tính, không ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng nhận thức của người bệnh. Tuy nhiên, không giống Parkinson thường run hay nghỉ ngơi, run vô căn thường xuất hiện khi người bệnh đang làm việc. Do đó, dù tình trạng này lành tính hơn Parkinson nhưng nó lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh nhiều hơn.

Bệnh lý thoái hóa thần kinh

Các thoái hóa cấu trúc của hệ thống não bộ như: Tiểu não, Thân não… cũng gây ra tình trạng run tay chân kéo dài. Tuy nhiên, dạng run này thường sẽ kèm theo các rối loạn về hô hấp và thăng bằng.

Ngoài các nguyên nhân thần kinh, một số nguyên nhân hệ thống sau cũng gây ra run tay chân.

Rối loạn Canxi

Hạ canxi máu cũng gây ra co giật cơ. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ thoáng qua.

Hạ đường huyết

Bủn rủn tay chân thường sẽ dễ gặp hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biểu hiện hạ đường huyết sẽ là run tay chân. Người bệnh sẽ thường đi kèm với cảm giác toát mồ hôi, ớn lạnh, đói bụng, thèm ngọt.

>>>Xem thêm thông tin về tình trạng hạ đường huyết tại đây.

Rối loạn chức năng tuyến giáp

Trong đó, cường giáp đặc trưng cho tình trạng run tay và yếu chân nhiều. Người bệnh thường than nóng, chảy mồ hôi, tiêu chảy, ăn nhiều, sụt cân.

Nghiện rượu

Nghiện rượu hay dùng quá nhiều chất có cồn cũng gây ra tình trạng run tay. Run tay này thường kéo dài và người bệnh sẽ giảm ngay sau khi uống rượu.

Sử dụng qua nhiều caffeine

Caffein có nhiều không chỉ trong café mà còn trong trà, nước ngọt, nước tăng lực. Do đó, khi dùng quá nhiều các thức uống này sẽ khiến caffeine trong máu tăng cao gây ra các triệu chứng như: Run tay chân, bồn chồn, tim đập nhanh…

Do dùng thuốc

Một số thuốc cũng có thể gây ra run tay chân như:

  • Thuốc giãn phế quản adrenergic
  • Chống động kinh
  • Ức chế miễn dịch
  • Chống loạn thần
  • Lithium
  • Chống trầm cảm

Stress

Tình trạng stress kéo dài ở một số người cũng gây ra run, run do nguyên nhân này thường sẽ đi kèm rối loạn giấc ngủ.

Các nguyên nhân hiếm gặp khác

  • Ngộ độc chì
  • Thiếu ngủ 
  • Thiếu magie
  • Thiếu thiamin
  • Do nhện cắn

4. Các phương pháp điều trị bệnh run chân tay

Chẩn đoán

Để chẩn đoán run giật tay chân khi ngủ cần phải thăm khám lâm sàng kĩ lưỡng kèm theo các xét nghiệm như:

  • Điện não đồ 
  • MRI não

Xét nghiệm máu:

  • Định lượng hormone tuyến giáp
  • Đường huyết mao mạch
  • Định lượng Canxi máu
  • Điện giải đồ

Điều trị

Các dạng run tay chân nhẹ do tâm lý, run thể nhẹ thường không cần điều trị.

Dùng thuốc

Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc khác nhau

  • Levodopa: được chỉ định cho các nhóm do Parkinson
  • Clonazepam: chỉ định cho các trường run do loạn trương lực
  • Propanolol: Đây là nhóm thuốc chẹn beta. Thuốc này sẽ giúp làm giảm biên độ run tay chân.
  • Primidone: Đây là dòng thuốc chống co giật giúp giảm run tay chân

Ngoài ra, nếu do các nguyên nhân đặc hiệu khác sẽ có các phương pháp điều trị riêng biệt:

  • Thuốc kháng giáp: điều trị run tay chân do cường giáp.
  • Bổ sung Canxi cho các tình trạng Hạ canxi máu
  • Thuốc an thần cho các tình trạng run do tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn giấc ngủ

Ngưng các thuốc nằm trong nhóm có thể gây run tay chân và hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy tình trạng run tay chân xuất hiện sau khi sử dụng các thuốc đó.

Phẫu thuật

- Phẫu thuật đồi thị: Nếu tình trạng run tay chân không giảm mà ngày càng có xu hướng tăng. Phẫu thuật đồi thị sẽ được chỉ định. Trong phẫu thuật này, các chuyên gia sẽ gây ra một tổn thương ở nhân đặc hiệu trong vùng đồi thị giúp giảm tình trạng run, rối loạn vận động.

- Liệu pháp kích thích não sâu: Các bác sĩ sẽ cấy các điện cực vào vùng đồi thị của người bệnh. Thiết bị này sẽ phát các tín hiệu điện tần số cao giúp giảm các cử động run.

Để điều trị bệnh run tay chân, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Hồng Anh

    Bố tôi là một người nghiện rượu. Ngày nào bố tôi cũng uống đến khi say khướt. Thỉnh thoảng bố tôi cũng bị run chân tay. Có người quen cũng có người thân bị run chân tay đã nói với tôi rằng bố tội bị run chân tay vì do nghiện rượu mà ra. Tôi mới lên mạng tìm hiểu thì biết đến bài viết này. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ, bài viết rất hữu ích.

    01/03/2018
  • Trần Hoàng Anh

    Mẹ tôi trước cũng bị run tay chân do di chứng của bệnh tai biến mạch máu não. Nhưng điều trị một thời gian với bác sĩ Vũ cũng đã đỡ

    01/03/2018
Khoa Nguyễn (30/03/2018)
Chào bác sĩ . Cháu 17 tuổi . Tay cháu hay bị run giật mạnh . Chỉ cần để tư thế một lúc là tê cứng và không thể cử động .
Bác sĩ có thể lý giải 1 chút cho cháu đươj không ạ
Cháu cảm ơn
Hello Doctor (17/04/2018)
Chào bạn, Vì tôi không biết trường hợp nào gây ra run giật cho bạn nên khó mà lý giải được. Bạn có thể tham khảo bài viết các nguyên nhân gây run giật tay của chúng tôi. Quan sát hoàn cành nó khởi phát, khi nào tăng giảm, như vậy tôi sẽ dễ dàng trẻ lời bạn hơn.
Nguyễn Sơn Tùng (01/03/2018)
Mẹ tôi cũng hay run chân tay kèm theo toát mồ hôi, ớn lạnh. Tôi đưa mẹ tôi đi khám thì bác sĩ bảo bị hạ đường huyết. Qua một thời gian điều trị và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ tôi đã thấy đỡ hơn rất nhiều.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay chân
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Run tay chân
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay chân
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Run tay chân
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...
Xem thêm tin liên quan