Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau mới biểu hiện. Bệnh có thể do gặp vấn đề lúc mang thai hoặc do di truyền. Có thể phát hiện bệnh ngay từ lúc mang thai hoặc đến khi bệnh biểu hiện mới phát hiện được.
I. Bệnh run tay bẩm sinh là gì?
II. Các bệnh bẩm sinh gây run tay
III. Phải làm gì khi bị run tay bẩm sinh?
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
I. Bệnh run tay bẩm sinh là gì?
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau mới biểu hiện. Bệnh có thể do gặp vấn đề lúc mang thai hoặc do di truyền. Có thể phát hiện bệnh ngay từ lúc mang thai hoặc đến khi bệnh biểu hiện mới phát hiện được.
Run là một chuyển động nhịp nhàng không chủ ý của bất kỳ phần nào trên cơ thể, trong đó có bàn tay. Run thường do vùng não kiểm soát vận động có vấn đề, hoặc do rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ.
Run tay có thể xảy ra như một biểu hiện đơn độc hoặc có thể kèm theo run hoặc rối loạn thần kinh ở các bộ phận khác của cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân, run tay có thể nhẹ hoặc nặng, tạm thời hoặc mãn tính. Run tay có thể xảy ra khi nghỉ ngơi hoặc trong khi vận động.
Run tay bẩm sinh có thể là một bệnh đơn thuần nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh bẩm sinh khác.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
II. Các bệnh bẩm sinh gây run tay:
Run tay đơn thuần:
Một bất thường trong đường dẫn truyền thần kinh cơ có thể gây run tay. Tổn thương này có thể nằm ở thần kinh trung ương như não bộ, tủy sống, hoặc ở đường dẫn truyền thần kinh đến cơ.
Tổn thương cũng có thể nằm ở cơ quan đáp ứng vận động là cơ vận động ngón tay (cơ gấp, cơ duỗi, cơ giạng ngón tay). Tuy nhiên, với những trường hợp run tay đơn thuần, tổn thương thường nhỏ, ít gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh từ lúc bé. Nếu lớn hơn, gặp những căng thẳng, stress thì bệnh run tay có thể nặng lên và lúc đấy mới cần đến sự can thiệp của y tế.
Bệnh đa xơ cứng:
Bệnh đa xơ cứng là bệnh tự miễn, bẩm sinh có ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh ở não và tủy sống. Các bao myelin ( là lớp vỏ bao quanh sợi trục thần kinh ở khu trung ương có vài trò làm tăng tốc độ dẫn truyền tín hiệu điện trên sơi thần kinh, thành phần gồm chất béo và protein) bị hư hỏng hay viêm sẽ làm gián đoạn dẫn truyền tín hiệu điện gây ra các triệu chứng khác nhau như: mất cảm giác, mờ mắt, chuột rút, yếu cơ, run, co cứng, nói lắp, mất kiểm soát bàng quang và ruột, rối loạn chức năng tình dục.
Bệnh run tay bẩm sinh có thể là bệnh đơn thuần hoặc là biểu hiện của một bệnh bẩm sinh khác. Run tay bẩm sinh có thể xuất hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc khi bệnh nhân lớn hơn mới biểu hiện. Tùy theo nguyên nhân mà người bệnh sẽ được điều trị theo các cách khác nhau.
Run vô căn:
Là dạng run phổ biến nhất, thường liên quan đến tiền sử gia đình. Trẻ có bố hoặc mẹ bị run vô căn sẽ có 50% nguy cơ thừa hưởng gen di truyền gây ra căn bệnh này. Run thường bắt bắt đầu từ một bên của cơ thể, có thể tiến triển dần sang hai bên. Triệu chứng điển hình là run tăng lên khi trẻ vận động và ảnh hưởng chủ yếu đến bàn tay. Bệnh có thể phát hiện ngay từ lúc mới sinh nhưng cũng có thể đến lớn hơn mới phát hiện được.
Run do rối loạn trương lực cơ:
Thường xảy ra ở trẻ mắc rối loạn trương lực cơ, gây khó khăn trong việc điều trị và mang lại cho trẻ nhiều đau đớn do các cơ bị co thắt mạnh gây nên đau đớn hoặc tạo ra tư thế bất thường. Tuy nhiên run có thể xảy ra không thường xuyên và giảm khi trẻ ngừng hoạt động.
Run do tiểu não:
Run trong bệnh tiểu não có đặc điểm là run chậm, thường xảy ra trong suốt quá trình khi trẻ thực hiện các việc có mục đích mút tay, chỉ tay, bấm chuông cửa… Run thường chỉ ảnh hưởng một bên của cơ thể cùng phía với vùng não bị tổn thương. Bất kì bẩm sinh vùng tiểu não nào cũng có thể gây run tay bẩm sinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
III. Phải làm gì khi bị run tay bẩm sinh?
Bệnh run tay bẩm sinh sẽ được điều trị tùy theo nguyên nhân, mức độ nặng, và lứa tuổi của bệnh nhân.
Ở trẻ nhỏ, run tây bẩm sinh ít biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ, chưa cần điều trị. Nhưng nếu nó kết hợp với các triệu chứng khác hoặc nằm trong bệnh cảnh một bệnh khác (chẳng hạn như u tiểu não, đa xơ cứng...), việc điều trị theo nguyên nhân là cần thiết.
Với lứa tuổi lớn hơn, bệnh nhân có thể có các biểu hiện nặng lên vì gặp phải các yếu tố stress, căng thẳng...Người bệnh lúc này có thể áp dụng các phương pháp như vật lý trị liệu, phẫu thuật, dùng thuốc để hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều quan trọng là bệnh nhân có lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh căng thẳng lo âu để không làm nặng lên tình trạng bệnh.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi