Run tay khi đứng trước đám đông

Run tay khi đứng trước đám đông

Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên nhân.

1. Rối loạn lo âu lan toả

2. Rối loạn lo âu xã hội (Hội chứng sợ xã hội / Ám ảnh sợ xã hội)

3. Cơn hoảng loạn hay rối loạn hoảng sợ

4. Sợ đám đông

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Run tay trước đám đông có thể do:

  1. Rối loạn lo âu lan toả:

Run tay khi đứng trước đám đông

Ngoài run tay khi đứng trước đám đông, rối loạn lo âu có thể kèm những triệu chứng:

  • Liên tục lo lắng quá mức so với mức độ nên có đối với sự kiện đó.

  • Suy nghĩ quá nhiều về những kế hoạch và giải pháp cho những tình huống tệ nhất.

  • Nhìn nhận những vấn đề và tình huống tệ hơn thật tế.

  • Khó khăn khi ứng phó với sự không chắc chắn.

  • Không quyết đoán và lo sợ sẽ đưa ra quyết định.

  • Mất khả năng ngưng lo âu.

  • Mất khả năng thư giãn, cảm thấy kiệt sức, tuyệt vọng.

  • Khó tập trung, hay cảm giác đầu có trống rỗng.

Những triệu chứng thực thể gồm:

  • Mệt mỏi.

  • Khó ngủ.

  • Căng hay đau cơ.

  • Run, giật cơ.

  • Lo lắng hay dễ bị kích động.

  • Toát mồ hôi.

  • Buồn nôn, tiêu chảy hay hội chứng ruột kích thích.

  • Bứt rứt.

Sự lo lắng hay những triệu chứng đi kèm với run tay có thể nặng hơn khi người bệnh gặp căng thẳng lo âu, đặc biệt là khi đứng trước đám đông

KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ:

Đôi khi lo lắng là bình thường, nhưng bạn cần gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn thấy rằng bạn đang lo lắng quá nhiều và nó ảnh hưởng đến công việc, những mối quan hệ và những phần khác trong cuộc sống bạn.

  • Bạn cảm thấy tuyệt vọng hay bứt rứt, bạn phải dùng đến rượu hay thuốc, hay bạn có những vấn đề sức khỏe tâm thần khác kèm theo.

  • Bạn có những suy nghĩ vế tự sát hay những hành vi liên quan – tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ trước khi nỗi lo lắng trở nên quá nặng nề - điều trị sớm sẽ có thể giúp người bệnh ngăn ngừa các biến chứng, đảm bảo chất lượng cuộc sống.

NGĂN NGỪA

Không có cách nào để dự đoán chắc chắn điều gì sẽ gây ra rối loạn lo âu lan tỏa, nhưng bạn có thể làm những bước sau để giảm ảnh hưởng của những triệu chứng trên:

  • Tìm sự giúp đỡ sớm.

  • Viết nhật kí. Điều này có thể giúp bác sĩ thần kinh của bạn tìm được nguyên nhân khiến bạn căng thẳng và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

  • Sắp xếp thời gian và năng lượng hợp lý.

  • Tránh lạm dụng những chất gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, chất kích thích.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

  1. Rối loạn lo âu xã hội (Hội chứng sợ xã hội / Ám ảnh sợ xã hội):

Run tay khi đứng trước đám đông

Cảm giác mắc cỡ hay khó chịu trong một vài trường hợp nhất định không nhất thiết ám chỉ Rối loạn lo âu xã hội. Mức độ thoải mái trong những tình huống xã hội thay đổi, phụ thuộc vào tính cách cá nhân và kinh nghiệm.

Trái ngược với lo lắng thông thường, rối loạn lo âu xã hội bao gồm sợ hãi, lo lắng và sự né tránh mà ảnh hưởng đến những hoạt động hằng ngày, công việc, trường lớp hay những hoạt động khác. Rối loạn lo âu xã hội có thể xuất hiện ở giữa tuổi vị thành niên, dù đôi khi nó xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn hay người trưởng thành.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG VỀ CẢM XÚC VÀ HÀNH VI:

Triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội bao gồm sự kéo dài của:

  • Sợ những tình huống mà ở đó bạn có thể bị đánh giá.

  • Sợ việc tự làm bản thân xấu hổ hay trở thành trò cười.

  • Sợ hãi việc tương tác hay nói chuyện với người lạ.

  • Sợ những người khác sẽ nhận ra bạn đang lo lắng.

  • Sợ những triệu chứng thực thể có thể khiến bạn xấu hổ, như đỏ mặt, toát mồ hôi, run hay giọng run.

  • Tránh làm những việc hay nói chuyện với nhười khác do sợ xấu hổ.

  • Tránh những tình huống mà bạn có thể trở thành trung tâm sự chú ý.

  • Chịu đựng một sự kiện xã hội với sự sợ hãi hay lo lắng tột độ.

  • Dành thời gian sau một tình huống xã hội để phân tích thể hiện của bạn và nhận định những sai sót trong sự tương tác của bạn.

  • Mong chờ hậu quả tồi tệ nhất từ một trải nghiệm tiêu cực trong một tình huống xã hội.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ

Ngoài run tay khi đứng trước một đám đông, triệu chứng có thể là:

  • Đỏ mặt.

  • Tim đập nhanh.

  • Run rẩy.

  • Toát mồ hôi.

  • Khó chịu thượng vị hay buồn nôn.

  • Không bắt được nhịp thở.

  • Chóng mặt hay choáng váng.

  • Cảm thấy như đầu óc trống rỗng.

  • Căng cơ.

NÉ TRÁNH NHỮNG TÌNH HUỐNG XÃ HỘI THÔNG THƯỜNG NHƯ:

  • Tương tác với những người lạ.

  • Dự tiệc hay những sự kiên tập thể.

  • Đi học hay đến nơi làm việc.

  • Bắt đầu một cuộc đối thoại.

  • Giao tiếp bằng mắt.

  • Hẹn hò.

  • Vào một căn phòng đã có những người ngồi sẵn.

  • Trả đồ cho một cửa hàng.

  • Ăn uống trước mặt người khác.

  • Dùng nhà vệ sinh công cộng.

Dù né tránh những tình huống gây ra lo lắng có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian ngắn, nhưng sự lo lắng của bạn nhiều khả năng sẽ tiếp tục kéo dài nếu bạn không điều trị.

KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ

Gặp bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe thần kinh nếu bạn sợ hay né tránh những tình huống xã hội bình thường vì chúng gây ra sự xấu hổ, lo lắng hay hoảng loạn.

NGĂN NGỪA

Tương tự rối loạn lo âu lan tỏa, bạn có thể thử những cách đã nêu ở trên để ngăn ngừa những triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

  1. Cơn hoảng loạn hay rối loạn hoảng sợ:

Run tay khi đứng trước đám đông

Cơn hoảng loạn xảy ra khi có những đợt sợ hãi đột ngột kích hoạt những phản ứng thể chất mạnh của cơ thể trong khi không có sự nguy hiểm thật sự hay lý do hiện hữu. Cơn hoảng loạn đôi khi rất đáng sợ. Bạn có thể tưởng như bạn mất kiểm soát, lên cơn đau tim hay thậm chí đang sắp chết.

Một số người chỉ gặp 1 hay 2 cơn hoảng loạn trong suốt cuộc đời. Nhưng nếu bạn có những cơn hoảng loạn tái đi tái lại, không mong muốn và gây mất nhiều thời gian với nỗi sợ một cơn khác ập đến, có thể bạn đang mắc rối loạn hoảng sợ.

Dù những cơn hoảng loạn không nguy hiểm đến tính mạng, chúng có thể rất đáng sợ và có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, điều trị sẽ có hiệu quả và giúp cải thiện tình trạng lo âu của người bệnh

TRIỆU CHỨNG

Cơn hoảng loạn thường bắt đầu bất ngờ. Chúng có thể tấn công bất kì lúc nào – khi bạn đang lái xe, tại trung tâm thương mại hay khi đứng trước một đám đông.

Cơn hoảng loạn có rất nhiều biến thể, nhưng những triệu chứng thường đạt đỉnh trong vài phút. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức khi cơn hoảng loạn đã lui.

Ngoài run tay, những triệu chứng của cơn hoảng loạn bao gồm:

  • Cảm giác như sắp tận thế hay nguy hiểm cận kề.

  • Sợ mất kiểm soát hay chết.

  • Tim đập nhanh và mạnh.

  • Toát mồ hôi.

  • Run rẩy.

  • Thở gấp hay cảm thấy như cổ họng bị chẹn lại.

  • Ớn lạnh.

  • Nóng bừng.

  • Buồn nôn.

  • Đau bụng co thắt.

  • Đau ngực.

  • Đau đầu.

  • Chóng mặt, choáng váng hay váng vất.

  • Tê hay cảm giác râm ran.

  • Cảm thấy không thực hay bị tách rời.

Một trong những điều tồi tệ nhất của những cơn hoảng loạn là nỗi sợ hãi dữ dội rằng bạn sẽ bị một cơn khác, đến mức bạn có thể né tránh một số tình huống nhất định.

KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ

Nếu bạn có những triệu chứng trên, tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt. Những cơn hoảng loạn, dù rất không thoải mái, thường không nguy hiểm. Nhưng bạn sẽ khó tự xoay xở với chúng, và chúng có thể nặng hơn nếu không được điều trị.

Những triệu chứng của cơn hoảng loạn cũng có thể tương tự những triệu chứng của những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, nên quan trọng là được đánh giá ban đầu bởi những chuyên gia y tế nếu bạn không chắc điều gì đang gây ra những triệu chứng này.

NGĂN NGỪA

Không có cách chắc chắn nào để ngăn ngừa những cơn hoảng loạn hay rối loạn hoảng sợ. Tuy nhiên, những cách sau có thể có ích:

  • Điều trị những cơn hoảng loạn với bác sĩ chuyên khoa thần kinh càng sớm càng tốt.

  • Theo sát kế hoạch điều trị.

  • Thường xuyên vận động thể chất, điều có thể góp phần bảo vệ chống lo lắng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

  1. Sợ đám đông:

Run tay khi đứng trước đám đông

Là một loại rối loạn lo âu mà khi mắc phải, bạn sợ và né tránh những nơi hay tình huống mà có thể khiến bạn lo lắng và làm bạn cảm thấy bị mắc kẹt, tuyệt vọng hay xấu hổ. Bạn sợ một sự kiện có thật hay sắp diễn ra, như dùng phương tiện giao thông công cộng, ở trong một không gian mở hay đóng, xếp hàng, hay ở cùng đám đông.

Bạn có thể cảm thấy bạn cần có người đồng hành, như người thân hay bạn bè, để đến được những nơi công cộng. Nỗi sợ có thể lớn đến mức bạn cảm thấy như không thể rời khỏi nhà.

Điều trị sợ đám đông có thể nhiều thách thức vì thường nó có nghĩa là đương đầu với nối sợ của bạn. Nhưng với liệu pháp tâm lý và thuốc, bạn có thể thoát được chứng bệnh này và có một đời sống tốt đẹp hơn.

TRIỆU CHỨNG

Ngoài run tay khi đứng trước đám đông, sợ đám đông còn có những triệu chứng điển hình bao gồm nỗi sợ:

  • Rời khỏi nhà một mình.

  • Đám đông hay xếp hàng.

  • Những không gian đóng, như rạp phim, thang máy hay những cửa hàng nhỏ.

  • Những không gian mở, như bãi đỗ xe, cầu hay trung tâm thương mại.

  • Sử dụng phương tiện giao thông công công, như xe buýt, máy bay hay tàu lửa.

Những tình huống này gây lo lắng vì bạn sợ sẽ không thể thoát ra hay tìm được sự trợ giúp nếu bạn bắt đầu hoảng loạn hay có những triệu chứng khác.

Thêm vào đó:

  • Sợ hãi hay lo lắng gần như luôn luôn xảy ra khi tiếp xúc với tình huống đó.

  • Nỗi sợ và sự lo lắng của bạn cao hơn quá nhiều so với vấn đề thực tế.

  • Bạn né tránh những tình huống, bạn cần có người đồng hành, hay bạn chịu đựng tình huống với sự khó chịu tột độ.

  • Bạn có cảm giác tuyệt vọng hay những vấn đề với những tình huống xã hội, cộng việc hay những lĩnh vực khác trong cuộc sống vì sợ hãi, lo lắng hay né tránh.

  • Nỗi sợ và sự né tránh của bạn có thể kéo dài từ 6 tháng trở lên.

KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ

Sợ đám đông có thể giới hạn rất nhiều khả năng hòa nhập, làm việc và tham dự những sự kiên quan trọng hay thậm chí khả năng xoay sở những công việc hằng ngày.

Đừng để sợ đám đông thu hẹp thế giới của bạn. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng trên

NGĂN NGỪA

Không có cách nào đảm bảo ngăn ngừa được sợ đám đông. Tuy nhiên, sự lo lắng có xu hướng tăng khi bạn càng né tránh những tình huống bạn sợ. Nếu bạn bắt đầu có những nỗi sợ về việc đến những nơi an toàn, hãy tập đến những nơi đó thường xuyên trước khi bạn bị nỗi sợ lấn át. Nếu điều này quá khó để tự thực hiện, yêu cầu người than hay bạn bè đi cùng, hay gặp bác sĩ.

Nếu bạn lo lắng khi đi đâu hay có những cơn hoảng loạn, điều trị càng sớm càng tốt. Tìm sự giúp đỡ sớm để tránh việc các triệu chứng nặng hơn.

Tình trạng run tay khi đứng trước đám đông có thể góp phần làm sự lo lắng, hay hoảng sợ của bạn tăng. Hãy tìm sự trợ giúp y tế để có thể giải quyết gốc rễ vấn đề và giúp bạn không còn bị run tay khi đứng trước đám đông nữa.

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...
Bệnh run ngón tay cái
Run nói chung hay run ngón tay cái nói riêng là tình trạng rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ thường gặp. I. Bệnh run ngón tay là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng My

    Chào bác sĩ. Con tôi bị run tay khi đứng trước đám đông nhiều năm chưa khỏi nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ bệnh tình đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    10/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung