Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội

Cảm giác xấu hổ, hồi hộp, lo lắng, đôi khi là không hứng thú khi phải đứng trước đám đông có lẽ là điều mà nhiều người gặp phải, thế nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh rối loạn lo âu xã hội.

1. Bệnh rối loạn lo âu xã hội là gì

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu xã hội

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu xã hội

4. Biến chứng của bệnh rối loạn lo âu xã hội

5. Điều trị bệnh rối loạn lo âu xã hội

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh rối loạn lo âu xã hội là gì?

Cảm giác hồi hộp trong một số ví dụ sau đây là bình thường, chẳng hạn như chuẩn bị một cuộc hẹn hay chuẩn bị thuyết trình làm tăng cảm giác hồi hộp, hay óch ách ở bụng. Tuy nhiên khi bị rối loạn lo âu xã hội (tên tiếng Anh là social anxiety disorder) hay còn gọi chứng sợ hãi xã hội (social phobia), việc giao tiếp mỗi ngày sẽ gây ra các dạng lo âu đặc trưng, sợ hãi, mất tự tin và xấu hổ vì bạn có cảm giác bị gièm pha hay bị đánh giá bởi người khác.

Rối loạn lo âu xã hội là một tình trạng rối loạn tâm lý mạn tính, nhưng với việc điều trị bằng liệu pháp tâm lý, thuốc hay học cách đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống sẽ giúp bạn cải thiện và tự tin hơn khi dối mặt với những vấn đề trong giao tiếp xã hội.

Rối loạn lo âu là một dạng điển hình của nhóm bệnh rối loạn lo âu. Bạn có thể xem thêm thông tin về bệnh rối loạn lo âu tại BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu xã hội

Cảm thấy xấu hổ hay không thoải mái trong đa số trường hợp thường không phải là dấu hiệu chính nhận biết bệnh rối loạn xã hội, nhất là ở trẻ em. Mức độ tự tin trong xã hội rất đa dạng, nó phụ thuộc vào tính cách và kinh nghiệm sống ở mỗi người. Một số người có thể không thích giao tiếp hoặc một số khác thì cởi mở hơn.

Khác với sự ngại ngùng, rối loạn lo âu xã hội bao gồm sợ hãi, lo âu, ngại giao tiếp hay không hứng thú với các sinh hoạt thường ngày ở trường, nơi làm việc hay các hoạt động khác.

Các triệu chứng về cảm xúc và hành vi

Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội bao gồm:

  • Cảm thấy sợ hãi trong tình huống bạn có thễ bị người khác đánh giá
  • Lo ngại về sự ngượng ngùng của bản thân
  • Lo ngại rằng bạn làm người khác khó chịu
  • Sợ hãi khi phải tiếp xúc và nói chuyện với người lạ
  • Sợ để người khác thấy rằng bạn đang lo âu
  • Các triệu chứng thực thể của sợ hãi làm bạn xấu hổ như đỏ mặt, đổ mồ hôi, tim đập thình thịch hay giọng run rẩy
  • Từ chối làm hay trò truyện với những người khác
  • Từ chối làm những việc cần là trung tâm của sự chú ý
  • Cảm thấy lo âu khi tham giá các hoạt động hay sự kiện cảm giác mạnh
  • Luôn dành thời gian phân tích kết quả làm việc của mình và phân tích các mối quan hệ xã hội
  • Luôn suy nghĩ tiêu cực về các hệ quả có thể xảy ra sau khi trải qua những kết quả không mong đợi trước đó

Ở trẻ em, lo âu khi tiếp xúc với người lớn có thể biểu hiện bằng việc khóc nhè, giận dữ với cha mẹ và không thích nói chuyện với mọi người.

Các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu xã hội đặc trưng khi bạn sợ hãi hay lo âu tột độ khi phải nói trước đám đông, không bao gồm các trường hợp khác.

Các triệu chứng thực thể có thể đi kèm với rối loạn lo âu xã hội bao gồm:

Từ chối giao tiếp xã hội bình thường

Thông thường, các trải nghiệm hằng ngày dường như là việc quá sức chịu đựng khi bạn có tình trạng rối loạn lo âu xã hội, chẳng hạn như:

  • Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
  • Tiếp xúc với người lạ
  • Ăn ở chốn đông người
  • Bắt chuyện
  • Hẹn hò
  • Tham gia các hoạt động xã hội
  • Đến trường hay nơi làm việc
  • Ngồi vào phòng có nhiều người
  • Trả lại hàng ở tiệm

Rối loạn lo âu xã hội có thể thay đổi triệu chứng theo thời gian. Chúng sẽ bùng phát khi bạn phải dối mặt với nhiều áp lực. Dù việc tránh các tác nhân gây stress giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian ngắn, nhưng việc không điều trị có thể làm chứng rối loạn này kéo dài và không thuyên giảm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào nên đi khám bác sĩ ?

Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn cảm thấy sợ hãi và khó thực hiện các hoạt động thường ngày vì chúng làm bạn xấu hổ, hồi hộp. Bởi vì tình trạng này cản trở cuộc sống của bạn, và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể bị rối loạn lo âu xã hội hay các vấn đề tâm lý khác cần phải được điều trị.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu xã hội

Giống như các vấn đề tâm lý khác, rối loạn lo âu xã hội xuất phát từ các giao tiếp xã hội, môi trường làm việc và di truyền, chẳng hạn như:

  • Yếu tố gia đình: Rối loạn lo âu có thể xuất phát từ gia đình. Tuy nhiên vẫn chưa biết chắc nguyên nhân chính là do genes hay từ hành vi của bố mẹ.
  • Hạch hạnh nhân (amygdala): Một cấu trúc trong não bộ có chức năng kiểm soát nổi sợ. Người có hạch hạnh nhân hoạt động quá mức có thể phản ứng với nổi sợ thái hóa hơn bình thường, làm lo âu nhiều hơn.
  • Môi trường: Rối loạn lo âu xã hội có thể do từ hành vi học được. Bạn có thể mắc phải tình trạng này khi gặp các trường hợp xấu hổ trước mọi người, hay do từ ba mẹ đã kiểm soát và bao bọc bạn quá mức.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu xã hội

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội là một trong các rối loạn tâm lý thường gặp, xuất phát từ tuổi thanh thiếu niên, dù có thể gặp ở người lớn hay trẻ em.

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra rối loạn lo âu xã hội gồm:

  • Tiền căn gia đình: Bạn có thể có nguy cơ bị rối loạn lo âu xã hội khi bố mẹ hay anh chị em bạn có cùng tình trạng rối loạn.
  • Trải nghiệm tiêu cực: Trẻ em bị chối bỏ, trêu chọc, bắt nạt thường có nguy cơ bị rối loạn lo âu xã hội hơn. Ngoài ra, các sự kiện không mau diễn ra trong cuộc sống như gia đình ly tán, bị lạm dụng tình dục cũng góp phần gây ra rối loạn lo âu xã hội.
  • Tính cách: Trẻ em có tính ái ngại, không thích hay không quen với việc thay đổi môi trường sống và gặp mọi người có thể có nguy cơ cao hơn.
  • Môi trường làm việc hay xã hội mới: Gặp gỡ mọi người hay phải nói trước đám đông về một việc quan trọng có thể khiến bạn có triệu chứng rối loạn lo âu lần đầu, hoặc có thể có từ khi còn ở độ tuổi thanh thiếu niên.
  • Có các bệnh lý có thể khiến người khác chú ý: Dị đạng khuôn mặt, bệnh Parkinson, bề ngoài nhếch nhác có thể tăng sự ngại ngùng với người đối diện.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Tác hại và biến chứng của bệnh rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội tưởng chừng như là một vấn đề thường gặp nhưng nó lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không điều trị, rối loạn lo âu xã hội có thể hủy hoại cuộc sống của bạn bằng việc ảnh hưởng đến công việc, học tập, mối quan hệ và sự yêu đời của bạn, chẳng hạn như:

  • Giảm sự tự tin của bản thân
  • Vấn đề về sự quyết đoán
  • Các tự sự tiêu cực
  • Nhạy cảm quá mức với phê bình
  • Kỹ năng xã hội kém
  • Khó khăn hay tách biệt với các mối quan hệ xã hội
  • Học tập kém hay ít thành tựu bản thân
  • Lạm dụng rượu bia quá mức
  • Tự tử và suy nghĩ muốn tự tử

Các rối loạn lo âu khác như rối loạn trầm cảm, các vấn đề lạm dụng hay rối loạn sức khỏe khác có thể xuất hiện cùng với rối loạn lo âu xã hội.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Điều trị bệnh rối loạn lo âu xã hội

Chẩn đoán

Chuyên viên tâm lý sẽ giúp bạn tìm ra các vấn đề gây ra rối loạn lo âu xã hội hay do rối loạn làm ảnh hưởng đến các tình trạng sức khỏe khác.

Khi bạn quyết định tìm ra phương án điều trị cho mình, bác sĩ sẽ:

  • Khám thực thể để xem có phải các vấn đề thực thể gây ra rối loạn lo âu xã hội hay không.
  • Nhờ bản mô tả lại các triệu chứng bạn đang gặp phải, khi nào xuất hiện và trong tình huống nào.
  • Liệt kê các tình huống làm bạn lo lắng
  • Điền vào tờ trắc nghiệm tâm lý 

Nhiều bác sĩ có thể dùng thang điểm DSM (Diagnostic and Statistical Manuel of Metal Disorders) để chẩn đoán cho tình trạng bệnh của bạn. Ngoài ra thang điểm này còn được các công ty bảo hiểm đánh giá để đánh giá. Thang điểm bao gồm:

  • Nỗi sợ kéo dài (6 tháng hoặc hơn) hay lo âu tột độ khi tiếp xúc với xã hội làm bạn khó khăn.
  • Tránh tiếp xúc với các trường hợp có thể gây lo âu.
  • Sự lo ấu quá mức làm mất cân bằng cuộc sống
  • Lo âu và sợ hãi không giải thích được do các vấn đề sức khỏe khác

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Vượt qua bệnh rối loạn lo âu xã hội

Sự quan tâm, động viên của bạn bè chính là nhân tố giúp bạn vượt qua bệnh rối loạn lo âu xã hội

Điều trị

Hai phương pháp điều trị thường dùng nhất là liệu pháp tâm lý là dùng thuốc và liệu pháp tâm lý. Hoặc có thể kết hợp điều trị.

Liệu pháp tâm lý

Phương pháp này giúp cải thiện triệu chứng ở đa số người bị rối loạn lo âu xã hội. Theo liệu pháp điều trị, bạn sẽ học cách ghi nhận và thay đổi các suy nghĩ tiêu cực của bạn thân, cũng như học các kỹ năng phát huy sự tự tin ở bản thân.

Liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy) là phương pháp phổ biến nhất để điều trị các rối loạn lo âu. Bạn sẽ học cách đối mặt với tình huống làm bạn sợ hãi nhất. Việc này nhằm giúp tăng kỹ năng đối phó với các tình huống và sự tự tin của bạn. 

Thuốc

Thuốc thường dụng nhất là chặn hấp thu serotonin hay norepinephrine để điều trị rối loạn lo âu xã hội.

Và nhằm để giảm tác dụng phụ, bác sĩ sẽ cho bạn dùng từ liều thấp rồi tăng liều lên từ từ. Cần vài tuần hay vài tháng điều trị để cải thiện các triệu chứng của bạn.

Bác sĩ hay chuyên gia tâm lý sẽ kê cho bạn một vài loài thuốc khác để điều trị, như:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống lo âu
  • Chặn kênh beta

Tuân thủ điều trị

Dừng từ bỏ khi việc điều trị không diễn ra nhanh chóng, hãy tái khám đúng hẹn và tuân thủ điều trị, cũng như trao đổi với bác sĩ về các thay đổi ở triệu chứng.

Lối sống và hỗ trợ tại nhà

Dù rối loạn lo âu xã hội tường cần sự can thiệp của các chuyên gia hay chuyên gia tâm lý, bạn có thể sự dụng các kỹ nặng trợ giúp bản thân sau nhằm giúp đối mặt với triệu chứng:

  • Trò chuyện với người làm bạn thấy thoải mái
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ ở cộng đồng hay trên Internet
  • Tập thể dục 
  • Ngủ đủ giấc
  • Ăn uống lành mạnh
  • Không dùng chất có cồn hay chứa caffeine

Luyện tập từng bước

Đầu tiên, nhận ra trường hợp làm bạn lo lắng nhất. Sau đó luyện tập đối mặt tình huống đó đến khi bạn bớt lo hơn. Bắt đầu từng bước đó để tình huống đó không làm bạn trùng bước.

  • Ăn với nhóm bạn thân ở nơi đông người
  • Xã giao và chào hỏi mọi người
  • Đưa ra lời khen cho mọi người
  • Nhờ sự trợ giúp khi tìm đồ
  • Hỏi đường người lạ
  • Tỏ ra hứng thú với mọi người, từ gia đình, ông bà, thói quen hay du lịch
  • Gọi điện cho bạn lập kế hoạch đi chơi

Chuẩn bị cho các tình huống xã hội

Đầu tiên,bình tĩnh khi bạn cảm thấy lo âu là một thách thức. Và cho dù khó khăn như thế nào, đừng từ bỏ. Bằng cách thường xuyên đối mặt với các tình huống, bạn sẽ nâng cao kỹ năng đối mặt với chúng.

Các giải pháp sau đây sẽ giúp bạn, như:

  • Chuẩn bị cho cuộc đối thoại, như chuẩn bị câu chuyên thú bị mà bạn có thể nói với người khác.
  • Tập trung vào những điều mà bạn thích ở bản thân
  • Tập luyện các bài tập giảm stress
  • Học kỹ năng kiểm soát căng thẳng
  • Đưa ra mục tiêu cho bản thân
  • Tập trung vào các tình huống làm bạn lo âu hay xấu hổ. Bạn có thể nhận ra các nỗi sợ bạn sẽ gặp phải sẽ không còn xuất hiện nữa.
  • Khi các tình huống xuất hiện, tự nhủ bản thân rằng nó sẽ qua nhanh chóng, và bạn phải đối mặt với nó.

Đừng dùng chất có cồn để giúp bạn bình tĩnh. Điều này có thể có ích, nhưng lâu ngày có thể làm bạn lo lắng nhiều hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Biện pháp điều trị tại nhà

Các điều sau có thể giúp bạn bớt lo âu hơn:

  • Giãi bày với gia đình và người thân
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ địa phương hay trên Internet
  • Tham gia các nhóm giúp bạn tăng kỹ năng xã hội và nói trước công chúng
  • Tăng cường các hoạt động yêu thích khi bạn đang lo lắng

Qua thời gian, các biện pháp đối mặt này sẽ giúp bạn kiệm soát triệu chứng và ngăn ngừa nó tái phát. Tự nhủ rằng bạn sẽ vượt qua được, sự lo lắng chỉ là nhất thời, và các ý nghĩ tiêu cực về bản thân từ đó sẽ biến mất.

Khi bạn thấy mình có các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu xã hội, bạn nên đi khám với bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và sớm có phương án điều trị bệnh thích hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thanh Huyền

    Khó có thể phân biệt được người mắc bệnh này với tính cách rụt rè. Tuy nhiên khi phát hiện mình có các triệu chứng thì tốt nhất bạn nên đi khám bệnh để có thể điều trị kịp thời.

    05/10/2017
  • Nguyễn Nam

    Tôi nghĩ rất khó để nhận ra mình đang mắc bệnh này bởi có rất nhiều người sợ nói trước đám đông hoặc khó hòa nhập với mọi người.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...