Nhịp tim nhanh là dấu hiệu của bệnh gì và cách điều trị

Nhịp tim nhanh là dấu hiệu của bệnh gì và cách điều trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Hà, năm nay 36 tuổi. Dạo gần đây, tim của tôi thường đập nhanh bất thường khi tôi vận động, dù chỉ là vận động nhẹ. Đôi lúc tôi còn cảm thấy khó thở, tức ngực nữa. Tôi đang rất lo lắng cho tình trạng của mình. Mong bác sĩ cho tôi biết tôi đang mắc bệnh gì và nên làm như thế nào. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Hà, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Các triệu chứng mà bạn đưa ra chưa đủ để chúng tôi có thể kết luận bạn đang mắc bệnh gì. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy bạn đang có dấu hiệu của triệu chứng nhịp tim nhanh. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị chính xác theo số 1900 1246. Chúng tôi kết hợp nhiều chuyên khoa sẽ đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Sau đây là một số thông tin về triệu chứng nhịp tim nhanh:

1. Nhịp tim nhanh là gì

2. Triệu chứng của nhịp tim nhanh

3. Nguyên nhân nhịp tim nhanh

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Triệu chứng nhịp tim nhanh là gì?

Nhịp tim nhanh (nhịp nhanh) là một loại rối loạn nhịp tim thường gặp (loạn nhịp), trong đó tim đập nhanh hơn bình thường trong lúc nghỉ.

Bình thường nhịp tim sẽ tăng lên khi tập thể dục hoặc như là một phản xạ sinh lý đối với stress, chấn thương hoặc bệnh tật (nhịp nhanh xoang). Nhưng trong nhịp nhanh, tim đập nhanh hơn bình thường tại các buồng tim trên hoặc dưới hoặc cả hai khi nghỉ.

Nhịp tim của bạn được kiểm soát bởi các tín hiệu điện truyền qua các mô tim. Nhịp nhanh xảy ra khi có một bất thường trong tim tạo ra các tín hiệu điện nhanh làm nhịp tim tăng lên, trong khi bình thường nhịp tim chỉ khoảng 60 đến 100 nhịp một phút khi nghỉ.

Trong một số trường hợp, nhịp nhanh có thể không gây ra triệu chứng hoặc biến chứng. Nhưng nếu không được điều trị, nhịp nhanh có thể phá hủy chức năng tim bình thường và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Suy tim
  • Đột quỵ
  • Ngưng tim đột ngột hoặc tử vong

Các phương pháp điều trị, chẳng hạn như thuốc men, thủ thuật hoặc phẫu thuật, có thể giúp kiểm soát nhịp nhanh hoặc các tình trạng khác góp phần gây ra nhịp nhanh.

Phân loại nhịp tim nhanh

Có rất nhiều loại nhịp nhanh bất thường khác nhau. Chúng được phân loại dựa trên nguồn gốc và nguyên nhân của nhịp nhanh bất thường. Các loại nhịp nhanh thông thường bao gồm:

Rung nhĩ: Rung nhĩ là nhịp nhanh gây ra bởi các xung điện hỗn loạn, không đều trong các buồng tim phía trên (tâm nhĩ). Những tín hiệu này dẫn đến những cơn co bóp yếu, nhanh và không có sự phối hợp của tâm nhĩ. Rung nhĩ có thể là tạm thời, nhưng một số cơn sẽ không kết thúc trừ khi được điều trị.

Rung nhĩ là loại nhịp nhanh thông thường nhất. Hầu hết những người bị rung nhĩ đều có một số bất thường về cấu trúc của tim liên quan đến các tình trạng bệnh nền như bệnh tim hoặc tăng huyết áp. Các yếu tố khác có thể góp phần làm rung nhĩ bao gồm rối loạn van tim, bệnh cường giáp hoặc nghiện rượu nặng.

Cuồng nhĩ: Trong cuồng nhĩ, tim đập rất nhanh nhưng đều. Tốc độ đập nhanh dẫn đến các cơn co bóp yếu ở tâm nhĩ.

Cuồng nhĩ gây ra bởi luồng điện không đều trong tâm nhĩ. Các cơn cuồng nhĩ có thể tự hết hoặc có thể cần điều trị. Những người bị cuồng nhĩ cũng thường bị rung nhĩ vào những dịp khác.

Nhịp nhanh trên thất (SVT): Nhịp nhanh trên thất là nhịp nhanh bất thường bắt nguồn ở đâu đó trên tâm thất. Gây ra do các hệ thống điện bất thường trong tim mà thường đã có ngay sau sinh và tạo ra một vòng lặp lại của các tín hiệu trùng lắp nhau.

Nhịp nhanh thất: Nhịp nhanh thất là nhịp nhanh bắt nguồn từ các tín hiệu điện bất thường ở các buồng tim dưới (tâm thất). Nhịp nhanh đột ngột không cho phép các tâm thất đổ đầy và co bóp hiệu quả để bơm đủ máu cho cơ thể.

Các cơn nhịp nhanh thất thường có thể ngắn và chỉ kéo dài vài giây mà không gây hại. Nhưng các cơn kéo dài hơn một vài giây có thể trở thành một tình huống cấp cứu khẩn cấp đe dọa tính mạng.

Rung thất: Rung thất xuất hiện khi các xung điện nhanh, hỗn loạn dẫn tới tâm thất rung không hiệu quả thay vì bơm máu cần thiết đi nuôi cơ thể. Điều này có thể gây tử vong nếu tim không được hồi phục lại nhịp tim bình thường trong vòng vài phút với shock điện tim (khử rung).

Rung thất có thể xảy ra trong hoặc sau khi nhồi máu cơ tim. Hầu hết những người bị rung thất đều có bệnh nền là bệnh tim hoặc có chấn thương nghiêm trọng, như sét đánh.

2. Triệu chứng của nhịp tim nhanh

Khi tim bạn đập quá nhanh, nó sẽ không bơm máu một cách hiệu quả đến toàn bộ cơ thể. Điều này có thể làm giảm oxy đến các cơ quan và các mô và có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu liên quan đến nhịp nhanh:

Một số người có nhịp nhanh không có triệu chứng và tình trạng này chỉ được phát hiện qua thăm khám hoặc điện tâm đồ.

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng nhịp tim nhanh

Nhịp nhanh gây ra bởi sự phá vỡ các xung điện bình thường mà kiểm soát tốc độ bơm máu của tim. Nhiều nguyên nhân có thể gây ra hoặc góp phần vào các vấn đề hệ thống điện của tim. Bao gồm các điều sau:

  • Tổn thương các mô tim do bệnh tim
  • Đường dẫn truyền điện bất thường trong tim ngay sau sinh (bệnh tim bẩm sinh, bao gồm hội chứng QT kéo dài)
  • Bệnh hoặc bất thường tim bẩm sinh 
  • Thiếu máu
  • Tập thể dục
  • Đột ngột căng thẳng, như sợ hãi
  • Huyết áp cao hoặc thấp
  • Hút thuốc
  • Sốt
  • Uống quá nhiều rượu
  • Uống quá nhiều đồ uống chứa caffein
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Lạm dụng thuốc gây hưng phấn, như cocaine
  • Sự mất cân bằng điện giải, các chất khoáng cần thiết để điểu khiển xung điện
  • Tuyến giáp tăng hoạt (cường giáp)

Trong một số trường hợp, không thể xác định chính xác nguyên nhân gây nhịp nhanh.

Triệu chứng nhịp tim nhanh

Hệ thống điện của tim

Để hiểu được nguyên nhân của nhịp tim hoặc các vấn đề về nhịp như nhịp nhanh, cần phải hiểu được hệ thống điện bên trong tim hoạt động như thế nào.

Tim gồm bốn buồng - hai buồng trên (tâm nhĩ) và hai buồng dưới (tâm thất). Nhịp tim của bạn thường được kiểm soát bởi máy tạo nhịp tự nhiên được gọi là nút xoang, nằm ở tâm nhĩ phải. Nút xoang tạo ra các xung điện thường bắt đầu mỗi nhịp tim.

Từ nút xoang, các xung điện truyền qua tâm nhĩ, làm cho các cơ ở tâm nhĩ co và tống máu xuống tâm thất.

Các xung điện sau đó đi đến một nhóm tế bào được gọi là nút nhĩ thất (nút AV) - thường là con đường duy nhất để các tín hiệu đi từ tâm nhĩ đến tâm thất.

Nút nhĩ thất làm chậm tín hiệu điện trước khi gửi nó tới tâm thất. Sự chậm trễ nhỏ này cho phép các tâm thất được đổ đầy máu. Khi xung điện tiếp xúc với cơ tâm thất, chúng co lại và giúp bơm máu lên phổi hoặc phần còn lại của cơ thể.

Khi bất cứ điều gì phá vỡ hệ thống phức tạp này, có thể làm cho tim đập quá nhanh (nhịp nhanh), quá chậm (nhịp chậm) hoặc không đều.

Yếu tố nguy cơ nhịp tim nhanh

Bất kỳ tình trạng nào gây căng thẳng lên tim hoặc làm hỏng mô tim sẽ làm tăng nguy cơ nhịp nhanh. Thay đổi lối sống hoặc điều trị bằng thuốc có thể làm giảm nguy cơ liên quan đến các yếu tố sau:

  • Bệnh tim
  • Tăng huyết áp
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Tuyến giáp tăng hoạt quá mức hoặc giảm hoạt động
  • Hút thuốc
  • Bệnh đái tháo đường
  • Nghiện rượu nặng
  • Sử dụng nhiều caffein
  • Sử dụng thuốc làm hưng phấn
  • Căng thẳng tâm lý hoặc lo lắng
  • Thiếu máu

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhịp nhanh bao gồm:

  • Người cao tuổi. Yếu tố tuổi tác lên tim khiến bạn có nhiều khả năng bị nhịp nhanh hơn.
  • Gia đình. Nếu bạn có tiền sử gia đình nhịp nhanh hoặc những rối loạn nhịp tim khác, bạn có thể tăng nguy cơ nhịp nhanh.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Một số tình trạng có thể gây ra triệu chứng của nhịp nhanh. Điều quan trọng là phải có chẩn đoán chính xác, nhanh chóng và điều trị thích hợp. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn hoặc con của bạn gặp bất kỳ triệu chứng của nhịp nhanh.

Nếu bạn cảm thấy muốn ngất, khó thở hoặc đau ngực kéo dài hơn vài phút, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. 

Bạn Hà thân mến, một số thông tin mà chúng tôi cung cấp hy vọng có thể sẽ giúp ích được cho bạn. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh và sớm có biện pháp khắc phục. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đặng Hương Giang

    Bố tôi do uống rượu nhiều quá cho nên cũng bị triệu chứng này. Rượu đúng là khởi nguồn của các loại bệnh tật. Những ai vẫn chưa nghiện rượu quá nặng thì hãy nhanh chóng bỏ rượu hay uống ít lại.

    12/02/2018
  • Lê Thị Linh

    Ông của tôi hay bị nhịp tim nhanh. Rất may gia đình tôi đã đưa ông đi khám sớm mới phát hiện ra ông bị bệnh huyết áp cao. Vì vậy mà đã có phương pháp điều trị kịp thời.

    06/10/2017
  • Hồng Ân

    Tôi bị tiểu đường và hiện cũng đang có triệu chứng này. Sau khi điều trị bệnh tiểu đường thì triệu chứng này cũng đỡ hơn rất nhiều.

    26/09/2017
Nguyễn Phương Anh(12/02/2018)
Mẹ tôi bị huyết áp cao cũng gặp tình trạng nhịp tim nhanh này. Hiện nay mẹ tôi vừa uống thuốc vừa có chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên tập thể dục nên bây giờ sức khỏe của mẹ tôi đang ngày càng tốt hơn.
nguyen thị hoang dung (16/12/2017)
tim em hay đập nhanh có khi 120/p e đi đo điện tim siêu am thì ko có gì bất thường vậy e bị bệnh gì ko thưa bác sĩ
Hello Doctor (18/12/2017)
Chào bạn Dung, bạn có thể đang bị một số rối loạn thần kinh tim, bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên để an tâm hơn, bạn nên đi khám lại để được chẩn đoán kĩ hơn về tình trạng của mình

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung