Đau ngực là triệu chứng của bệnh gì?

Đau ngực là triệu chứng của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hà, năm nay tôi 34 tuổi. Dạo gần đây, tôi thường xuất hiện các cơn đau ngực nhói lên ở bên trái, lúc trước cũng có bị nhưng ít hơn. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi đang mắc bệnh không. Cảm ơn bác sĩ

Trả lời:

Chào bạn Hà! Trước tiên, chúng tôi rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện tượng đau ngực là hiện tượng xảy ra với nhiều người, nó có thể xuất phát từ những nguyên nhân nguy hiểm và không nguy hiểm. Để biết chính xác bạn có đang bị bệnh hay không, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.Tuy nhiên, một số thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn:

1. Đau ngực là gì

2. Biểu hiện của đau ngực

3. Nguyên nhân gây ra đau ngực

4. Điều trị đau ngực

5. Bác sĩ điều trị

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

 

1. Đau ngực là gì?

Đau ngực có thể xuất hiện với nhiều mức độ, từ đau nhói cho đến âm ỉ, ở một số bệnh nhân còn có tình trạng đau nóng ở ngực. Cơn đau có thể lan đến vùng cổ, hàm hay đau vòng sang lưng hoặc ở hai tay.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau ngực. Hai trong số đó bao gồm đau ngực có quan đến tim và phổi thường đe dọa đến tính mạng người bệnh nhiều nhất. Vì rất khó để xác định chính xác được nguyên nhân gốc gây ra đau ngực, và sự can thiệp y tế tức thời là giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân.

2. Biểu hiện của triệu chứng đau ngực

Có rất nhiều vấn đề về tim mạch dẫn đến đau ngực. Đa số trường hợp  không dễ dàng để bạn nắm bắt được tình trạng bệnh của mình mà không trao đổi với bác sĩ, dù nguyên nhân chính gây ra đau ngực lại không liên quan đến tim mạch.

Đau ngực liên quan đến tim mạch

Mặc dù  đau ngực thường có liên quan đến các bệnh tim, rất nhiều bệnh nhân trao đổi lại rằng họ trải qua một cơn “đau” mơ hồ ở ngực dù sự khó chịu này chưa đến ngưỡng đau thật sự khi họ trao đổi với bác sĩ. Thông thường cảm giác khó chịu ở ngực liên quan đến đau tim hay các vấn đề tim mạch khác bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Cảm giác có áp lực đè lên, tức hay co thắt ở ngực
  • Đau rát, cảm giác rất đau ở ngực có lan lung, cổ, hàm vai hay tay, thường ở tay trái
  • Cơn đau kéo dài trong vài phút, nặng hơn khi hoạt động, hoặc cơn đau biến mất và đau lại với cường độ đau khác nhau
  • Khó thở
  • Toát mồ hôi
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và ói mửa

Các dạng đau ngực khác

Rất khó để xác định cơn đau ngực xuất phát từ các vấn đề ở tim mạch hay nằm ở những nguyên nhân khác. Tuy nhiên cơn đau ngực ít liên quan đến tim mạch thường có các triệu chứng sau:

  • Cảm giác đắng miệng khi ăn  hay trớ thức ăn lên miệng
  • Khó nuốt
  • Đau tăng hay giảm đi khi thay đổi tư thế
  • Đau nhiều khi ho hoặc hít thở sâu
  • Cảm giác nặng ngực khi ấn vào ngực

Triệu chứng kinh điển là tình trạng ợ nóng - cảm giác đau rát sau xương ức gây ra bởi các vấn đề về tim hay dạ dày của bạn.

Biểu hiện của triệu chứng đau ngực

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi bạn có một cơn đau ngực mới xuất hiện, hay mơ hồ, hoặc đã từng có tiền căn đau tim trước đó, hãy gọi cấp cứu để có sự giúp đỡ của các nhân viên y tế.

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau ngực

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ngực, và cần theo dõi tình trạng bệnh để xác định nguyên nhân.

Nguyên nhân liên quan tim mạch

Các nguyên nhân sau  gây tình trạng đau ngực gồm:

  • Đau tim: Nguyên nhân do tình trạng huyết khối làm tắc mạch vành, làm giảm lượng máu đến nuôi cơ tim.
  • Đau thắt ngực: Mảng xơ vữa có thể hình thành ở thành mạch máu, làm hẹp động mạch và giảm lượng máu tới tim, ngay cả khi gắng sức.
  • Bóc tách động mạch chủ: Tình trạng nguy hiểm này liên quan đến động mạch chủ (aortra). Khi các lớp thành mạch bị bóc tách, máu sẽ luồn vào khoản hở giữa các lớp thành mạch và có thể gây rách mạch.
  • Viêm màng ngoài tim: Tình trạng viêm lớp màng ngoài tim gây ra cơn đau điển hình và nặng hơn khi bạn thở ra hay đang nằm.

Nguyên nhân liên quan tiêu hóa

Đau ngực có thể liên quan đến các rối loạn ở hệ thống tiêu hóa, bao gồm:

  • Ợ nóng: Cảm giác nóng rát sau xương ức xuất hiện khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản (esophagus) - thông nối giữa miệng và dạ dày.
  • Khó nuốt: rối loạn thực quản có thể gây khó khăn khi nuốt và gây đau cho bệnh nhân.
  • Các vấn đề về túi mật hay tụy: Sỏi mật hay viêm túi mật hay viêm tụy gây đau bụng và có thể lan lên ngực.

Nguyên nhân do cơ xương 

Một vài nguyên nhân đau ngực có thể liên quan đến chấn thương hay cấu trúc của lồng ngực, như:

  • Viêm sụn sườn: là tình trạng lớp sụn sườn bị viêm, gây đau nhức cho bệnh nhân.
  • Đau nhức cơ: Hội chứng đau mạn tính, như đau xơ cơ, gây đau nhức cơ ở ngực.
  • Chấn thương mạn sườn: Rạn sườn hay gãy sườn có thể gây đau ngực.

Nguyên nhân do phổi

Các rối loạn ở phổi có thể gây ra đau ngực, bao gồm:

  • Thuyên tắt mạch phổi: gây đau ngực khi huyết khối làm tắt động mạch phổi, cản dòng máu đến mô phổi.
  • Viêm màng phổi: Nếu màng phổi bị viêm, có thể sẽ gây đau ngực và nặng hơn khi bạn hít vào hay ho.
  • Xẹp phổi:  Đau ngực do xẹp phổi thường diễn ra đột ngột và kéo dài trong nhiều giờ. Tình trạng xẹp phổi xuất hiện khi khí tràn vào khoảng giữa phổi và lồng ngực.
  • Tăng áp phổi: Tình trạng tăng áp ở động mạch phổi cũng có thể gây ra đau ngực.

Nguyên nhân khác

Đau ngực còn có các nguyên nhân sau:

  • Hoảng loạn: Khi bạn thường xuyên bị sợ hãi tột đổ, có thể kèm theo đau ngực, nhịp tim nhanh, thở nhanh, toát mổ hôi, khó thở, buồn nôn, chóng mặt hay sợ đối mặt với cái chết.
  • Bệnh zona:  Bệnh Zona thần kinh do phản ứng của virus thủy đậu (chickenpox virus) gây đau và giộp vùng da lưng quanh thành ngực.

4. Điều trị đau ngực

Chuẩn bị trước khi đi khám

Gọi cứu thương hay nhờ người đưa bạn đến phòng cấp cứu nếu bạn có tình trạng đau ngực mới xuất hiện hay mơ hồ khó giải thích hoặc nặng ngực kéo dài một khoảng thời gian. Không nên chần chừ xác định nó có phải là cơn đau tim hay không, ngay cả khi là nguyên nhân khác liên quan đến tình trạng đau ngực của bạn, hãy đến trung tâm y tế nhanh nhất có thể

Bạn cần làm gì

Trên đường đến bệnh viện, hay trao đổi với nhân viên y tế đang theo dõi tình trạng bệnh của bạn như sau:

  • Triệu chứng: Mô tả chi tiết các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, kể lại thời gian xuất hiện cơn đau và các yếu tố làm tăng hay giảm đau.
  • Tiền sử: Bạn từng bị đau ngực trước đó hay chưa? Nguyên nhân là gì? Gia đình bạn có ai từng có tiền sử bệnh tim hay bệnh tiểu đường không?
  • Thuốc: Liệt kê các loại thuốc kể cả thuốc bổ trợ sẽ giúp ích rất nhiều cho nhân viên trực cấp cứu. Bạn cần chuẩn bị danh sách này và bỏ vào bóp hay ví trước đó.

Một khi đã đến bệnh viện, việc chăm sóc y tế sẽ được đẩy cao đến mức có thể. Dựa vào kết quả điện tâm đồ (ECG) và xét nghiệm máu, bác sĩ có thể nhanh chóng  xác định được đó có phải là do cơn đau tim hay không , hay giải thích về các triệu chứng bạn đang gặp phải. Bạn sẽ được bác sĩ trao đổi để khai thác về tình trạng sức khỏe của bạn. 

Chẩn đoán xác định bệnh của triệu chứng đau ngực

Chẩn đoán

Đau ngực không phải lúc nào là dấu hiệu của đau tim. Nhưng các bác sĩ trực cấp cứu sẽ kiểm tra để tránh các yếu tố đe dọa đến tính mạng của bạn, cũng như kiểm tra tình trạng của phổi có thể gây nguy hiểm như tắt mạch phổi hay xẹp phổi.

Các xét nghiệm và hình ảnh tức thời

Bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): Nhằm kiểm tra hoạt động của điện tim thông qua các điện cực được gắn cố định. Khi tim bị tổn thương, xung điện dẫn truyền qua tim sẽ có bấy thường, và điện tâm đồ giúp bác sĩ  phát hiện ra có đau tim hay không qua kết quả ghi lại.
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu để kiệm tra nồng độ của các enzym có trong cơ tim. Tổn thương tế bào cơ tim có thể phóng thích các loại enzym này sau vài giờ vào máu.
  • Xquang ngực: Kết quả xquang cho phép bác sĩ kiểm tra tình trạng hoạt động của phổi, kích thước và hình dạng của tim bạn và các mạch máu lớn. Phim xquang có thể chỉ ra các tình trạng ở phổi như viêm phổi hay xẹp phổi.
  • Chụp cắt lớp (CT scan): Chụp cắt lớp có thể dùng để xác định huyết khối trong phổi hay kiểm tra động mạch chủ khi bác sĩ chưa chắc bạn có tình trạng bóc tách động mạch chủ.

Các kiểm tra sau đó

Dựa trên các kết quả xét nghiệm và hình ảnh ban đầu, bạn có thể cần các xét nghiệm và chuẩn đoán sau đó, như:

  • Siêu âm tim (echocardiogram): Dùng sóng siêu âm và tái hiện hình ảnh của tim đang hoạt động lên màn hình. Trong vài trường hợp, chụp siêu âm tim qua thực quản có thể cho các hình ảnh hoạt động của tim ở nhiều góc độ khác nhau tốt hơn.
  • Chụp cắt lớp (CT scan): Các dạng chụp cắt lớp khác nhau có thể được dùng để kiểm tra các động mạch xem có sự hiện diện của các mảng xơ vữa hay không. Chụp cắt lớp kèm tiêm thuốc cản quang có thể được dùng để xem xét các vần để về tim, có tình trạng tắt động mạch phổi hay không hay các vấn đề khác.
  • Stress tests: Kiểm tra hoạt động của tim mạch khi gắng sức- có thể chỉ ra nguyên nhân ở tim gây đau ngực. Có rất nhiều bài kiểm tra như đi bộ hay đạp xe trên máu và đo điện tâm đồ. Hay dùng thuốc kích thích tim hoạt động như khi đang gắng sức.
  • Chụp cản quang động mạch vành (angiogram): Giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng hẹp hay tắt động mạch ở tim bạn. Thuốc nhuộm sẽ được bơm vào các động mạch vành ở tim qua catheter- ống dài được luồn từ động mạch đùi hay cánh tay đến tim. Khi thuốc cản quang được bơm và đến tất cả mạch vành, bác sĩ sẽ chụp xquang và ghi lại hình ảnh của tim sau khi tiêm thuốc.

Điều trị

Việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau ngực.

Thuốc

Thuốc thường dùng để điều trị các nguyên nhân đau ngực bao gồm:

  • Thuốc dãn động mạch: Là thuốc thường dùng đặt dưới lưỡi, làn giãn mạch vành để máu lưu thông ở những chỗ hẹp. Một vài thuốc huyết áp cũng có thể làm giãn mạch máu.
  • Giảm đau: Nếu bác sĩ cho rằng đau ngực có liên quan đến tim mạch, bạn sẽ được cho thuốc giảm đau.
  • Thuốc tan huyết khối: Khi bạn có tình trạng đau tim, bạn sẽ được dùng thuốc có tác dụng làm tan cục huyết khối gây tắt mạch giảm tưới máu đến nuôi cơ tim bạn.
  • Thuốc loãng máu: Nếu bạn có huyết khối ở động mạch tim hay phổi, bạn sẽ được dùng thuốc có tác dụng giảm tình trạng tạo huyết khối trong mạch máu.
  • Thuốc giảm nồng độ acid: Nếu bạn đau ngực do trào ngược acid dạ dày lên thực quản, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc làm giảm lượng dịch vị trong dạ dày.
  • Thuốc an thần: Nếu bạn có chứng hoảng lọan tột độ, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc an thần nhằm điều trị chiệu chứng cũng như cân nhắc các liệu pháp an thần cho bạn.

Phẫu thuật

Các can thiệp phẫu thuật để điều trị các nguyên nhân nguy hiểm gây đau ngực bao gồm:

  • Đặt stent: Nếu bạn đau ngực do tắt mạch vành, bác sĩ sẽ luồn một dụng cụ hình ống chuyên dụng từ các động mạch lớn như động mạch đùi và đến chỗ mạch bị tắt , sau đó bơm phồng quả bóng ở đầu ống để mở căng mạch, luồn một dụng cụ đặt biệt (stent) giúp thông mạch ở chỗ tắt.
  • Phẫu thuật bắc cầu: Bác sĩ sẽ lấy một đoạn động mạch ở phần khác trong cơ thể và dùng nó để bắt thông động mạch đi qua chỗ bị tắt mạch.
  • Phục hồi phần động mạch bị bóc tách: Bạn có thể cần phẫu thuật cấp cứu để phục hồi động mạch chủ bị bóc tách- tình trạng nguy hiểm đế tính mạng do việc rách mạch làm giảm lượng máu từ tim đến các cơ quan khác.
  • Mở thông phổi: Khi bạn có tình trạng xẹp phổi, bác sĩ sẽ dẫn lưu bằng một ống thông ở thành ngực, mở thông giúp phổi không bị xẹp lại.

Một vài những thông tin mà chúng tôi cung cấp hy vọng sẽ giúp cho bạn Hà có cái nhìn đúng nhất về triệu chứng đau ngực và nguyên nhân gây ra nó. Bạn nên đi khám để biết chính xác mình bị bệnh gì và có hướng điều trị thích hơp. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây



Đọc thêm

Đau ngực ở phụ nữ
Đau ngực có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, giới tính nào, giai đoạn nào... Cơn đau cũng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ đau râm ran,...
Đau ngực bên phải
Đây có phải là một triệu chứng đáng lo? Đau ngực phải có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng đa số khó chịu ở vùng ngực...
Đau ngực
1. Đau ngực là gì? 2. Nguyên nhân gây đau ngực 3. Nguyên nhân đau ngực liên quan đến tim 4. Nguyên nhân đau ngực liên...
Triệu chứng đau ngực trái
Đau là cảm giác có được khi các đầu dây thần kinh cảm giác đau bị kích thích, xuất hiện khi bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể...
Nguyên nhân của đau ngực
Đau ngực - đây là triệu chứng dễ khiến người bệnh lo lắng, do triệu chứng dễ khiến người bệnh sợ rằng họ đang có vấn đề về tim. Nguyên nhân gây đau ngực:...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thùy Dương

    Mong bác sĩ có thêm nhiều giải đáp cho bệnh nhân ạ

    06/10/2017
  • Nguyễn Chung

    Những bài chia sẻ mà bác sĩ đưa ra đều rất hữu ích cho cộng đông

    29/09/2017
Trần Khánh Linh (08/02/2018)
Ông tôi bị nhồi máu cơ tim cũng có triệu chứng đau ngực này. Nhưng rất tiếc do gia đình tôi không đưa ông đi khám sớm, cho nên không được điều trị sớm nên đã không qua khỏi. Tôi chỉ có một lời khuyên cho mọi người nếu phát hiện người thân có dấu hiệu bị đau ngực thì hãy đưa họ đi khám càng sớm càng tốt.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung