Đau ngực ở phụ nữ
Đau ngực có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, giới tính nào, giai đoạn nào...Cơn đau cũng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ đau râm ran, nặng ngực đến đau nhức nhói dường như không thể thở được, đôi khi đau ngực khiến bạn cảm thấy như bị nóng như cháy trong lồng ngực.
Các yếu tố dẫn đến đau ngực
5. Một vài nguyên nhân khác có thể gây đau ngực ở phụ nữ
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan lên cổ, vào hàm, và sau đó lan ra sau lưng hoặc xuống một có khi cả hai cánh tay. Nhiều vấn đề khác nhau nhưng có thể cùng gây ra triệu chứng đau đớn ở ngực. Một trong các nguyên nhân gây đau ngực, có khả năng đe dọa tính mạng nhất là liên quan đến tim hoặc phổi.
Theo thống kê nghiên cứu hiện nay cho thấy, tỉ lệ đau ngực ở nam và nữ là 2:1 tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan với những người phụ nữ hay thường xuyên có triệu chứng đau ngực kéo dài. Trong bài này sẽ đề cập rõ hơn về vấn đề đó.
Đa số tình trạng đau ngực ở phụ nữ chủ yếu là do tim gây ra. Việc đánh giá đau ngực là một bước quan trọng trong việc chăm sóc phụ nữ bị bệnh tim. Đây là điểm đáng lưu tâm và vì thế mà phụ nữ cần được đối xử khác với nam giới. Bên cạnh đó, tình trạng đau ngực ở phụ nữ cũng có thể là do sinh lý gây ra như đau ngực trongchu kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai, các bệnh lý về tâm lý, trầm cảm, hysteria…
Các yếu tố dẫn đến đau ngực
1. Bệnh tim, mạch vành
Sự khác biệt giữa đau ngực điển hình và không điển hình đặc biệt quan trọng ở phụ nữ. Đau ngực không điển hình phổ biến ở phụ nữ hơn ở nam giới, chẳng hạn như đau thắt ngực và hội chứng đau ngực nonischemic, chẳng hạn như sa van hai lá. Tất cả các dạng đau ngực, bao gồm đau thắt ngực điển hình, có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành được xác nhận thấp hơn ở phụ nữ so với nam giới.Do đó, đánh giá cẩn thận chất lượng của cơn đau có tầm quan trọng đặc biệt. Trong nghiên cứu phẫu thuật mạch vành, 62% phụ nữ bị đau thắt ngực xác định có bệnh tim mạch vành, so với 40% phụ nữ bị đau thắt ngực và 4% phụ nữ bị đau do thiếu máu cục bộ.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
2. Chu kỳ kinh nguyệt
Điều này có vẻ quá phổ biến đối với những chị em phụ nữ ngày nay, cứ vào những ngày gần đến chu kỳ kinh nguyệt thì vòng 1 dường như căng và đau nhức. Cơn đau này kéo dài khoảng năm ngày, khi kinh xuất hiện cũng là lúc vòng 1 giảm dần sự căng đau. Một số nhỏ bị đau ngực suốt cả chu kỳ kinh, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường. Cảm giác căng tức ngực có thể rất khó chịu tuy nhiên bạn có thể khắc phục bằng cách như: nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, hạn chế các chất có cafein như: cà phê, trà, sôcôla…
3. Giai đoạn tiền mãn kinh
Thường phụ nữa khi bước vào độ tuổi từ 45 – 55, nếu thấy cơn đau ngực xuất hiện kèm theo dấu hiệu kinh nguyệt thưa thớt, thời gian có kinh từ một tuần xuống còn vài ba ngày, lượng máu mỗi kỳ kinh cũng ít đi và dần dần cạn hẳn thì điều đó chỉ báo hiệu sự thay đổi về nội tiết tố. Sau một thời gian, quá trình điều chỉnh nội tiết tố của cơ thể dần đi vào ổn định thì tình trạng đau ngực cũng sẽ không còn nữa.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
4. Khối u
Nếu bạn trong độ tuổi dưới 40, đột nhiên hay tình cờ bạn sờ vào ngực và phát hiện một khối u nào đó bất thường có thể di động hoặc không di động, có thể đau hoặc không đau,… và thỉnh thoảng tạo cho bạn có cảm giác căng tức, hơi nhói, điều đầu tiên cần làm là bạn nên đến những phòng khám chuyên khoa gần nhất đề được làm các xét nghiệm như: siêu âm, chụp nhũ ảnh…để tầm soát xem có khả năng bạn bị ung thư vú hay không.
5. Một vài nguyên nhân khác có thể gây đau ngực ở phụ nữ
Vài nguyên nhân gây đau hay nặng, tức ngực:
Sự tích tụ nước trong cơ thể
Chấn thương ở vùng ngực
Có thai
Căng tức sữa
Viêm nhiễm vùng ngực
Bên cạnh đó, còn có các yếu tố tâm lý tạo cảm giác đau ngực ở phụ nữ như: stress, các bệnh lý về rối loạn lo âu, trầm cảm, hysteria (bệnh về tâm lý, tạo cảm giác khó thở và đau ngực, bệnh này chỉ xảy ra ở phụ nữ). Các dị tật bẩm sinh như: lõm ngực, lồi ngực…có thề gây chèn ép các cấu trúc nào đó bện trong cơ thể như chèn ép tim, phổi…gây đau ngực vào khó thở kéo dài.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
6. Điều trị đau ngực:
Có nhiều phương án điều trị đau ngực, điều quan trọng là phải xác định rõ nguyên nhân gây đau. Bạn nên trao đổi với BS để chọn phương án điều trị thích hợp cho mình. Dưới đây là một vài biện pháp điều trị:
Thay đổi áo ngực cho phù hợp
Thuốc giảm đau
Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và hợp lý
Cử các chất kích thích, có cafein
Uống vitamin E hay/và vitamin B6
Tập thể dục thể thao
Trong đa số trường hợp, đau ngực này tự khỏi sau vài tháng. Nếu đau ngực kéo dài, dữ dội, hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào đi kèm, bạn nên đi khám tổng quát để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn điều trị.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi