Đau ngực bên phải
Đây có phải là một triệu chứng đáng lo?
Đau ngực phải có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng đa số khó chịu ở vùng ngực không liên quan đến tim bạn. Thực tế, đau ngực phải thường hiếm khi là kết quả của nhồi máu cơ tim.
I.Khi nào cần đến trợ giúp y tế khẩn cấp
- Căng thẳng hay lo âu
- Căng cơ
- Vết thương chột ở ngực
- Khó tiêu hay ợ chua
- Trào ngược acid
- Viêm sụn sườn
- Viêm túi mật
- Viêm tụy
- Zona
- Viêm màng phổi
- Viêm phổi
- Tràn khí màng phổi
- Viêm tim
- Tăng áp động mạch phổi
- Thuyên tắc phổi
II. Khi nào cần gặp bác sĩ chữa đau ngực
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
Ngực của bạn là nơi chứa nhiều cơ quan và mô mà chúng có thể bị chấn thương hay viêm, gây đau. Bất kì cơn đau nòa bạn cảm thấy thường là do căng cơ, nhiễm trùng, lo lắng hay căng thẳng, hay những tình trạng khác không liên quan tới tim bạn.
I. Khi nào cần đến trợ giúp y tế khẩn cấp
Đau ngực trái thường liên quan đến nhồi máu cơ tim. Nếu bạn cảm thấy bất kì cơn đau nào ở bên phải, thường nó không liên quan đến tim.
Nhưng bạn vẫn nên tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn:
Đau ngực nặng mà không rõ nguyên nhân hay không ngờ đến.
Cảm thấy chèn ép, xoắn văn hay tức ngực.
Đau nhói nặng ở 2 tay, lưng, cổ, hàm hay dạ dày.
Toát mồ hôi lạnh.
Cảm thấy yếu, chóng mặt hay buồn nôn.
Khó thở.
Bất kì những triệu chứng này đề có thể gây ra bởi những tình trạng đe dọa tính mạng, bạn nên tìm sự chăm sóc y tế sớm nhất có thể.
1. Căng thẳng hay lo âu
Một rối loạn lo âu hay căng thẳng tột độ có thể gây ra cơn hoảng loạn, mà có thể rất giống với nhồi máu cơ tim. Cơn hoảng loạn có thể xảy ra bất ngờ hay bị khởi phát bởi một sự kiện chấn động hay căng thẳng trong cuộc sống.
Những triệu chứng của lo âu hay cơn hoảng loạn có thể gồm:
Thở nông.
Đau ngực.
Đánh trống ngực.
Chóng mặt.
Choáng.
Tê tay hay chân.
Toát mồ hôi.
Run rẩy.
Ngất.
Những cơn hoảng loạn có thể gây ra đau ngực vì khi bạn tăng thông khí (thở nhanh hay sâu) cơ thành ngực của bạn bị co thắt. Cơn đau do lo lắng hay căng thẳng có thể xuất hiện ở bất kì bên nào của ngực.
Những bài tập hít thở sâu có thể giúp ngưng cơn hoảng loạn.
Do những triệu chứng của cơn hoảng loạn có thể bắt chước nhồi máu cơ tim, bạn nên tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức để loại trừ bất kì vấn đề nào liên quan đến tim mạch.
2. Căng cơ:
Chấn thương hay sử dụng quá mức có thể gây ra căng cơ, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau ngực ở bất kì bên nào.
Căng cơ có thể xảy ra do hoạt động thân trên quá mức trong khi thể thao hay căng quá mức cơ khi sơn trần nhà, chặt củi hay những hoạt động mạnh khác. Đau cơ có thể xuất hiện từ từ do căng hay lo lắng.
Trong đa số trường hợp, dùng thuốc giảm đau không cần kê toa và nghỉ ngơi là đủ để giảm triệu chứng.
3. Vết thương chột ở ngực:
Đau ngực cũng có thể xảy ra do những vết rách của cơ ngực. Những vết rách này thường bị gây ra bởi những chấn thương gián tiếp bay trực tiếp vào ngực. Vết thương chột có thể là kết quả của gãy sườn hay nguy cơ di lệch sườn.
Những triệu chứng của chấn thương ngực hay di lệch sườn gồm:
Đau ngực tăng lên khi ho, hắt xì hay cười.
Thở nông.
Bầm.
Sưng.
Nóng.
Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào, hãy đến gặp bác sĩ. Họ có thể xác định chấn thương của bạn có thể tự lành hay cần đến điều trị.
4. Khó tiêu hay ợ chua:
Ợ chua là cảm giác bỏng rát bạn cảm thấy ở ngực sau khi ăn, khi cúi gập người, thể thao hay ngay cả khi nằm xuống vào ban đêm. Nó thường bị gây ra bởi trào ngược acid, điều xảy ra khi acid trong dạ dày trở lên vào thực quản.
Ngoài đau ngực, bạn có thể:
Cảm thấy bỏng rát trong cổ họng.
Khó nuốt.
Cảm giác thức ăn kẹt lại giữa họng hay ngực.
Thấy vị acid, mặn hay chua không giải thích được ở cuống họng.
Khó tiêu liên quan đến dạ dày. Dù khó tiêu thường không gây ra đau ngực, nó có thể xuất hiện cùng với ợ chua.
Những triệu chứng của khó tiêu gồm:
Buồn nôn.
Cảm thấy khó chịu và no nhanh sau ăn.
Đau, khó chịu và cảm giác bỏng rát ở bụng trên.
Đầy hơi.
5. Trào ngược acid:
Trào ngược acid xảy ra khi acid dạ dày trào ngược lên vào thực quản của bạn.
Nó có thể gây:
Ợ chua.
Đau bụng.
Thấy vị chua trong miệng.
Nếu bạn đang mắc trào ngược acidcó cảm giác ợ chua ợ nóng nhiềuhơn 2 lần một tuần, bạn có thể đã bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Ngoài đau ngực, những triệu chứng của GERD bao gồm:
Ợ chua.
Đau họng hay khan tiếng.
Cảm giác như có khối gì trong họng.
Ho khan.
Khó nuốt.
Dù bạn có thể giảm triệu chứng bằng điều trị tại nhà bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán, Bác sĩ có thể kê thuốc để giúp chữa hay ngăn ngừa triệu chứng.
6. Viêm sụn sườn:
Đau ngực là triệu chứng chính của viêm sụn sườn. Tình trạng này xảy ra khi sụn của lồng ngực bị viêm. Đau có thể nhiều hay ít. Dù đau thường được cảm nhận ở bên ngực trái, nó cũng có thể xuất hiện ở ngực phải.
Những triệu chứng khác bao gồm đau lưng và bụng và đau tăng lên khi ho hay hít sâu.
Đau ngực gây ra do viêm sụn sườn có thể có cảm giác giống nhồi máu cơ tim hay những vấn đề liên quan tim mạch khác, bạn nên tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Bác sĩ có thể loại trừ bất kì những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
7. Viêm túi mật:
Viêm túi mật xảy ra khi có sự tích tụ mật trong túi mật. Trong đa số trường hợp, viêm túi mật bị gây ra bởi sỏi mật làm tắc ống dẫn ra khỏi cơ quan này. Túi mật của bạn cũng có thể viêm do những vấn đề với ống mật hay u.
Viêm túi mật không gây đau ngực, dù có thể cảm giác giống vậy. Nếu túi mật của bạn bị viêm, bạn có thể cảm thấy đau nhiều ở bụng trên phải mà có thế nhói lên vai hay lưng phải – không phải trái – của bạn.
Những triệu chứng khác bao gồm:
Buồn nôn.
Nôn.
Sốt.
Toát mồ hôi.
Chán ăn.
Cứng khi sờ vào bụng.
Nếu bạn đang có bất kì triệu chứng nào, hãy gặp bác sĩ.
8. Viêm tụy:
Viêm tụy xảy ra khi những enzyme tiêu hóa bắt đầu làm việc khi chúng vẫn còn trong tụy. Những enzyme này kích ứng những tế bào của tụy, khiến cơ quan trở nên viêm. Viêm tụy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, gồm nghiện rượu hay sỏi mật.
Đau ngực không phải là triệu chứng của viêm tụy, nhưng bạn có thể cảm thấy cơn đau ở bụng trên. Cơn đau này cũng có thể lan ra lưng, thêm vào cảm giác khó chịu bạn thấy ở ngực.
Những triệu chứng khác của viêm tụy cấp bao gồm:
Đau bụng nặng lên sau khi ăn.
Sốt.
Mạch nhanh.
Buồn nôn.
Nôn.
Cứng bụng khi chạm vào.
Nếu viêm tụy trở thành mạn tính, bạn có thể đi phân mỡ hay sụt cân bất thường.
9. Zona:
Zona là một nhiễm trùng gây ra bởi virus varicella-zoster, loài virus cũng gây thủy đậu.
Zonakhông gây đau ngực, nhưng nó có thể có cảm giác như bạn đang có vấn đề với tim hay phổi tùy thuộc vào vị trí của nhiễm virus.
Ngoài phát bạn, triệu chứng có thể bao gồm:
Đau.
Cảm giác bỏng rát.
Râm ran hay tê.
Nhạy cảm với đụng chạm.
Những bóng chứa dịch nứt ra rồi đóng mài.
Ngứa.
Dù có thể giảm triệu chứng khi điều trị tại nhà, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Bác sĩ sẽ kê thuốc để giúp chống lại nhiễm trùng.
10. Viêm màng phổi:
Viêm màng phổi xảy ra khi màng lót bên trong khoang ngực – màng phổi – bị viêm. Nó có thể gây ra đau ở bất kì bên nào của cơ thể khi bạn hít thờ, cũng như đau ở vai và lưng.
Những triệu chứng gồm:
Đau ngực nặng lên kho ho, hắt xì, cười.
Thở nông nếu bạn đang cố gắng hạn chế việc hít thở.
Sốt hay ho nếu nguyên nhân của viêm màng phổi là do viêm phổi.
Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào, hãy gặp bác sĩ.
11. Viêm phổi:
Viêm phổi là sự nhiễm trùng của 1 hay cả 2 phổi. Viêm phổi sẽ khiến bạn ho, đôi khi có đàm, thứ có thể gây đau ở bất kì bên ngực nào. Bạn cũng có thể thấy đau ngực khi thở.
Những triệu chứng khác gồm:
Khó thở.
Sốt.
Đổ mồ hôi.
Buồn nôn.
Nôn.
Tiêu chảy.
Dù điều trị tại nhà có thể làm giảm triệu chứng, quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ để được chần đoán và điều trị. Nếu bản thân cái nhiễm trùng không được điều trị, viêm phổi có thể gây tử vong.
12. Tràn khí màng phổi:
Đau ngực đột ngột, nhói có thể là triệu chứng chính của tràn khí màng phổi, hay xẹp phổi. Nó có thể xảy ra ở ngực phải hay trái, và thường là kết quả của một chấn thương.
Nó cũng có thể là do một bệnh phổi, vỡ những bóng khí, hay sử dụng máy thông khí.
Những triệu chứng khác gồm:
Thở nông.
Cảm giác căng tức ngực.
Ho.
Mệt.
Nếu bạn nghi ngờ tràn khi màng phổi, tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Sudden, sharp chest pain is the main symptom of pneumothorax, or a collapsed lung.
13. Viêm tim:
Có hai loại viêm tim có thể gây đau ngực: viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Viêm cơ tim xảy ra khi cơ tim bị viêm. Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm của 2 lớp của mô như túi (màng ngoài tim) bao quanh tim bạn.
Cả hai tình trạng này đều thường bị gây ra do nhiễm trùng, có thể gây đau ngực từ nhẹ đến nặng.
Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim có nhiều triệu chứng giống nhau. Gồm:
Sốt.
Yếu.
Khó thở.
Đánh trống ngực.
Mệt.
Phù chân, mắt cá, bàn chân hay bụng.
Với viêm màng ngoài tim , khó chịu ở ngực có thể dữ dội đến mức có cảm giác giống nhồi máu cơ tim. Nếu bạn bị đau ngực trầm trọng, tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức để loại trừ những nguyên nhân đe dọa tính mạng.
14. Tăng áp động mạch phổi:
Tăng áp động mạch phổi là tăng huyết áp của hệ thống từ tim đến phổi. Nó có thể khiến tim bạn phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến cơn đau ngực.
Những triệu chứng khác bao gồm:
Thở nông trong những hoạt động thường ngày.
Cảm thấy choáng, đặc biệt là khi hoạt động thể chết.
Mệt.
Nhịp tim nhanh.
Đau bụng trên phải.
Chán ăn.
Ngất.
Phù mắt cá chân hay chân.
Môi hay da xanh tím.
Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào, gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Bác sĩ có thể cho thuốc hay những liệu pháp khác để giúp giảm triệu chứng của bạn và ngăn ngừa những biến chứng sau này.
15. Thuyên tắc phổi:
Thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông từ một tĩnh mạch ở chân đến được phổi. Sự tắc nghẽn động mạch đột ngột này ngăn máu chảy đến các mô của phổi, gây đau ngực.
Cơn đau cũng có thể lan đến tay, hàm, vai và cổ.
Thuyên tắc phổi có thể gây tử vong nếu không được điều trị, tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay nếu bạn có những triệu chứng trên.
II. Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu bạn lo lắng về cơn đau ngực phải, và nó kéo dài hơn vài ngày, đã đến lúc bạn gặp bác sĩ. Dù những cơn đau có thể gây ra do những thứ nhẹ, như trào ngược acid, cũng có khả năng nó là kết quả của một thừ nghiêm trọng hơn, như tăng áp động mạch phổi.
Khi bạn đã biết chuyện gì đang xảy ra, bạn vs bác sĩ có thể vạch ra một kế hoạch để điều trị cơn đau ngực của bạn và nguyên nhân nền. Nếu đau ngực tiếp tục sau điều trị, bạn nên gặp bác sĩ và thảo luận về những lựa chọn điều trị thêm.
Bình luận, đặt câu hỏi