Viêm tụy

Viêm tụy

Bệnh viêm tụy gồm có viêm tụy cấp tính và viêm tụy mạn tính. Căn bệnh này có các triệu chứng, nguyên nhân đặc trưng và cần có một phác đồ điều trị phù hợp.

1. Bệnh viêm tụy là gì

2. Triệu chứng của bệnh viêm tụy

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy

4. Điều trị bệnh viêm tuy

5. Phòng chống bệnh viêm tụy

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

1. Bệnh viêm tụy là gì?

Bệnh viêm tụy (tên tiếng Anh là Acute Pancreatitis) dùng để chỉ tình trạng viêm của tụy. Tụy là một tuyến lớn nằm sau dạ dày và gần tá tràng. Tụy tiết ra các men tiêu hoá đổ vào tá tràng qua ống tuỵ để giúp tiêu hoá mỡ, các protein, chất đường bột trong thức ăn hàng ngày. Tụy còn tiết ra các hoạt chất vào máu, giúp cơ thể sử dụng đường glucose từ thức ăn để làm năng lượng hoạt động.

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm tụy

Đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm tụy cấp tính. Hầu như người nào bị viêm tụy cấp cũng đều có triệu chứng này. Bên cạnh triệu chứng đau, bệnh nhân còn có thể có những triệu chứng khác như:

  • Cơn đau bắt đầu xuất hiện từ bụng phía trên, sau đó lan đến lưng. Cơn đau trầm trọng hơn sau khi bệnh nhân ăn uống.
  • Rất nhanh sau đó bệnh nhân bị sưng và chướng bụng.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Sốt
  • Tăng nhịp tim.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau bụng dai dẳng. Tìm kiếm trợ giúp y tế ngay nếu bạn đau bụng trầm trọng đến nỗi không thể ngồi yên được, bụng hơi chướng. 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy

Viêm tụy xảy ra khi các enzyme tiêu hóa hoạt hóa khi vẫn còn trong tụy, kích thích các tế bào của tuyến tụy và gây viêm.

Với các cơn viêm tụy cấp tính, tổn thương tụy có thể xảy ra và dẫn đến viêm tụy mãn tính. Các mô sẹo có thể hình thành trong tụy, gây mất chức năng. Một tụy hoạt động kém có thể gây ra vấn đề tiêu hoá và bệnh tiểu đường.

Nghiện rượu và sỏi mật là hai nguyên nhân chính gây viêm tụy, chiếm khoảng 80 – 90% các trường hợp. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến việc mắc bệnh viêm tụy.

4. Điều trị bệnh viêm tụy

Chẩn đoán

Theo bác sĩ Đỗ Huy Thạch, các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán viêm tụy bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để tìm các nồng độ enzym tụy tăng cao
  • Thử nghiệm phân trong viêm tụy mãn tính để đo mức độ chất béo có thể gợi ý hệ thống tiêu hóa của bạn không hấp thụ chất dinh dưỡng đầy đủ
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) để tìm sỏi mật và đánh giá mức độ viêm tụy
  • Siêu âm bụng để tìm sỏi mật và viêm tụy
  • Siêu âm nội soi để tìm viêm và tắc nghẽn trong ống tụy hoặc ống mật
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm những bất thường trong túi mật, tuyến tụy và tụy
  • Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm khác, tùy thuộc vào tình huống cụ thể của bạn.

Điều trị

Điều trị ban đầu

Ăn kiêng: Bạn sẽ ngừng ăn uống vài ngày trong bệnh viện để có thể phục hồi lại tuyến tụy của bạn. Một khi chứng viêm ở tuyến tụy được kiểm soát, bạn có thể bắt đầu uống chất lỏng trong suốt và ăn các thức ăn nhạt. Với thời gian, bạn có thể trở lại với chế độ ăn uống thông thường của bạn. Nếu viêm tụy của bạn vẫn còn và bạn vẫn gặp đau khi ăn, bác sĩ có thể đề nghị một ống dẫn thức ăn để giúp bạn có được dinh dưỡng.

Thuốc giảm đau: Viêm tụy có thể gây ra đau dữ dội. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn thuốc để giúp kiểm soát cơn đau.

Tiêm tĩnh mạch (IV): Khi cơ thể bạn tiêu tốn năng lượng và chất lỏng để do tuyến tụy có vấn đề, bạn có thể bị mất nước. Vì lý do này, bạn sẽ được truyền thông qua tĩnh mạch trong cánh tay trong thời gian nằm viện.

Một khi bệnh viêm tụy đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ có tiến hành điều trị nguyên nhân cơ bản của viêm tụy. Các phương pháp điều trị viêm tụy hiện nay cũng dựa vào tình trạng viêm tụy cấp hoặc mãn, ngoài ra bác sĩ còn phải căn cứ vào tác nhân gây bệnh (rượu bia, chấn thương bụng, dùng thuốc,...) để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Các phương pháp có thể bao gồm:

  • Thủ tục loại bỏ các tắc nghẽn ống mật
  • Phẫu thuật túi mật
  • Phẫu thuật tụy
  • Điều trị nghiện rượu

Lưu ý rằng: Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị cụ thể và phù hợp với bệnh nhân.

5. Phòng chống bệnh viêm tụy

Để phòng chống bệnh viêm tụy, bạn nên lưu ý một số trường hợp như sau:

  • Ngừng uống rượu
  • Ngừng hút thuốc
  • Chọn chế độ ăn ít chất béo
  • Bổ sung vitamin cần thiết
  • ...

Những thông tin hữu ích cho bạn:

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Văn Nhật Minh

Bác sĩ Văn Nhật Minh

Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát

Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Duy Anh

    Viêm tụy nguy hiểm lắm. Thấy có dấu hiệu là đi khám ngay mọi người ạ.

    16/10/2017
  • Tuấn Anh

    Bệnh này thực sự nguy hiểm đấy mọi người ạ, nếu không cấp cứu kịp thời là không cứu được

    05/10/2017
  • Tuấn Ngọc

    Tôi có tìm hiểu nhiều thông tin về căn bệnh này và được biết đây là căn bệnh nguy hiểm. Mọi người khi thấy có dấu hiệu của bệnh thì tốt nhất là nên đi khám bác sĩ.

    28/09/2017
  • Vũ Đình Trường

    Bố tôi bị viêm tụy cấp, lên những cơn đau dữ dội. Lúc đầu gia đình cứ thử chữa trị thủ công, về sau thấy ông cụ đau quá đưa đi cấp cứu. Lên đến bệnh viện bác sĩ nói may mà đưa đến kịp thời, không thì có khi nguy hiểm đến tính mạng. Đừng chủ quan với căn bệnh này mọi người ạ.

    15/09/2017
  • Nguyễn Thanh Sơn

    Tôi sẽ không biết đến căn bệnh này nếu như bố tôi không măc bệnh. Bài viết đã giúp tôi hiểu rõ hơn về bệnh và cách điều trị cho bố tôi.

    26/07/2017
Phan thị lê (31/07/2018)
Mẹ em bị viêm tụy cấp và bị sỏi tụy bị cách đây 4 năm . Trước đây mỗi năm đau 1 vài lần nhưng dạo này đau liên tục có khi một tháng đau vài ba lần đi bệnh viện giảm đau , giảm tiết dùng kháng sinh ít ngày lại thấy đỡ về nhà lại đau xin bác sĩ cho biết bệnh viện nào tuyến trung ướng điệu trị bệnh này tốt nhất.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm tụy
Triệu trứng
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm tụy có sự khác biệt ở viêm tụy cấp và viêm tụy mạn tính, nhưng có điểm chung là...
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy là gì
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh viêm tụy phần lớn là do bệnh nhân bị sỏi mật hoặc uống rượu. Vẫn còn nhiều trường hợp viêm tụy cấp và viêm tụy...
Cách điều trị chữa bệnh viêm tụy cấp và viêm tụy mạn
Điều trị
Cách điều trị chữa bệnh viêm tụy cấp và viêm tụy mạn là khác nhau, vi vậy bác sĩ cần căn cứ trên tình trạng bệnh cũng như các...
Các biện pháp phòng chống bệnh viêm tụy hiệu quả
Phòng chống
Các biện pháp phòng chống bệnh viêm tụy cần được thực hiện ngay trong thói quen sống hàng ngày, nên hạn chế sử dụng rượu, hút thuốc...