Tiểu đường
Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường có tên tiếng Anh là Diabetes, là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Bệnh cần được điều trị kịp thời và theo dõi sát sao để không tạo ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Liên hệ gặp bác sĩ tư vấn thăm khám và điều trị theo số 1900 1246
1. Triệu chứng của bệnh tiểu đường
2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
4. Phòng chống bệnh tiểu đường
===
Tư vấn và đặt lịch khám:
✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor
==
1. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh tiểu đường
Ở giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh tiểu đường thường không rõ ràng tuy nhiên bệnh thường có những dấu hiệu cơ bản sau:
Các triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường:
- Chậm lành vết loét hoặc thường xuyên bị nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng của bạn.
- Mệt mỏi: Nếu tế bào của bạn đang bị thiếu đường, bạn thường xuyên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Nhanh đói: Nếu không có đủ in-su-lin để chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan của cơ thể trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này khiến bạn đói cồn cào.
- Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên: quá nhiều đường trong máu khiến chất dịch bị đẩy ra ngoài mô. Vì thế bạn có thể có cảm giác khát khiến bạn khát và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể là:
- Nhìn mờ: Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất dịch có thể bị đẩy ra khỏi thủy tinh thể, làm ảnh hưởng đến tiêu điểm của bạn.
- Mảng da sẫm màu: Một số người bị tiểu đường tuýp 2 có các mảng da màu tối, da thẫm ở chỗ nếp gấp, thông thường là ở nách và cổ. Tình trạng này cũng được gọi là chứng gai đen, đây có thể là dấu hiệu kháng in-su-lin.
- Giảm cân: Mặc dù người bệnh cần ăn nhiều hơn bình thường nhằm làm giảm cơn đói nhưng họ vẫn thể bị sút cân. Nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được giải phóng trong nước tiểu.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn nghi ngờ người thân của mình có thể mắc bệnh tiểu đường, hãy quan sát kĩ các biểu hiện của họ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng tiểu đường có thể xảy ra, hãy liên hệ với bác sĩ để có thể sớm được chẩn đoán và điều trị.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Sau khi nhận được chẩn đoán, bạn sẽ cần theo dõi y khoa chặt chẽ cho đến khi mức đường trong máu ổn định.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường - đái tháo đường
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến tụy không tự sản xuất được in-su-lin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường. In-su-lin là một loại kích thích tố, hormone có vai trò hộ tống chất đường trong máu đi nuôi các tế bào. Khi thiếu in-su-lin, đường không thể chuyển tới các tế bào do đó phải thải qua đường nước tiểu gọi là bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì... là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường
Phân loại bệnh tiểu đường - đái tháo đường
Có 3 loại bệnh tiểu đường chính:
- Đái tháo đường tuýp 1: Đây là dạng bệnh phụ thuộc thuốc tiêm in-su-lin do tuyến tụy không sản xuất được in-su-lin. Bệnh thường do yếu tố di truyền gây nên. Đái tháo đường type 1 thường gặp ở người dưới 30 tuổi.
- Đái tháo đường tuýp 2: Không hoặc ít phụ thuộc vào in-su-lin so với bệnh tiểu đường type 1. Ngoài ra, loại bệnh xảy ra phổ biến hơn ở người béo phì, ít vận động. Người trên 40 tuổi thường mắc tiểu đường loại này.
- Đái tháo đường thai kỳ: Xuất hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24-28 và sẽ tự khỏi sau khi sinh. Mặc dù vậy, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
3. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Hiện nay, để việc chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống, vận động cũng như phác đồ điều trị của bác sỹ. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường:
Điều trị bằng chế độ ăn uống
Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý.
Điều trị bằng chế độ vận động
Theo khuyến cáo của liên đoàn đái tháo đường thế giới, người bệnh đái tháo đường tuýp 1, 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây,... nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp.
Khi đã xuất hiện biến chứng người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác vật nặng. Tránh các vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân.
Điều trị bằng thuốc
Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được in-su-lin cho cơ thể. Lúc này người bệnh cần phải được điều trị bằng in-su-lin.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất in-su-lin do 3 bất thường giảm in-su-lin, kháng in-su-lin và tăng sản xuất glucose từ gan. Vì thế việc chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống giúp cơ thể tăng sản xuất chất in-su-lin, làm giảm tình trạng kháng in-su-lin, ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.
4. Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Tiểu đường thực sự nguy hiểm vì bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Vì vậy hãy chú ý phòng ngừa bệnh tiểu đường ngay khi nó chưa có cơ hội tấn công bạn bằng cách:
- Giảm cân tránh béo phì.
- Xây dựng độ ăn uống phù hợp, chọn thực phẩm ít chất béo, đường và natri, nên chọn những đồ uống ít calorie.
- Bỏ thuốc lá và chất kích thích tạo cuộc sống lành mạnh phòng ngừa nguy cơ tiểu đường.
- Kiểm tra huyết áp, cholesterol và máu thường xuyên.
Khi bạn điều trị bệnh tiểu đường tại Hello Doctor, bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ nhiều bác sĩ đến từ nhiều chuyên khoa để có thể khám, chữa toàn diện bệnh của mình. Liên lạc ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật
Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi