Hướng dẫn theo dõi và kiểm soát bệnh tiểu đường

Hướng dẫn theo dõi và kiểm soát bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm bệnh tim, đột quỵ, suy thận, mù loà và tổn thương thần kinh. Giữ mức đường huyết gần với mức bình thường là chìa khóa để ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ này.

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Bạn nên theo dõi nồng độ glucose thường xuyên và thích nghi với mức glucose được theo dõi vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Các bác sĩ có thể sử dụng những thông tin có giá trị từ việc tự theo dõi nồng độ glucose thường xuyên của bạn để đưa ra quyết định sử dụng thuốc và insulin cũng như cải thiện việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn.

Kiểm tra lượng đường trong máu cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề do lượng glucose quá cao (tăng đường huyết) hoặc quá thấp (hạ đường huyết) gây ra. Cả hai vấn đề đều có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị ngay. Hãy tìm ra cách kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất cho bạn.

Làm thế nào để bạn kiểm tra nồng độ glucose?

Bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu của bạn bằng cách sử dụng một máy đo vận hành bằng một loại pin nhỏ. Bạn lấy một giọt máu của mình, thường là đâm vào ngón tay hoặc cẳng tay, đặt giọt máu lên trên một que thử đã được phủ bởi các chất hóa học. Đồng hồ đo sẽ đọc kết quả nồng độ glucose của bạn từ que thử đó. Các máy đo sẽ hiển thị mức đường trong máu theo đơn vị mg/dL.

Có nhiều loại máy khác nhau thích hợp để đo nồng độ đường trong máu của bạn. Khi chọn máy, cần xem xét một số tính năng dưới đây:

  • Kích thước máy
  • Lượng máu cần cho mỗi mẫu đọc
  • Thời gian hiển thị kết quả
  • Màn hình hiển thị bố trí dễ đọc
  • Khả năng lưu kết quả trong bộ nhớ và có thể tải vào máy tính
  • Giá tiền máy và que thử
  • Ngoài ngón tay, còn có thể lấy mẫu máu từ vị trí nào khác nữa không?

Việc người bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu của họ thường xuyên như thế nào cũng tùy từng người bệnh khác nhau. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra kế hoạch tốt nhất cho bạn.

Một số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sử dụng máy theo dõi glucose liên tục (CGM). Máy này đo nồng độ đường trong dịch giữa các tế bào cơ thể mỗi vài phút xuyên suốt cả ngày và đêm. Nhân viên y tế có thể giải thích cách hoạt động của máy theo dõi glucose liên tục và xem xét liệu nó có phù hợp với bạn hay không.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Hướng dẫn chung để theo dõi lượng Glucose trong máu

Hướng dẫn theo dõi lượng Glucose trong máu

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

  • Nếu đường huyết < 60 mg/dL một lần hoặc thường < 70 mg/dL (hoặc mục tiêu do bác sĩ đặt ra).
  • Nếu đường huyết > 180 mg/dL trong hơn một tuần, hoặc nếu có hai lần đọc kết quả > 300 mg/dL.

Làm thế nào bạn có thể sử dụng hiệu quả các kết quả đọc đường huyết của bạn?

Bạn có thể đóng vai trò tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe của chính mình bằng cách sử dụng các kết quả đọc nồng độ glucose trong máu để thông qua đó kiểm soát chúng. Ghi chép lại các kết quả lượng đường trong máu và đánh dấu bất kỳ lúc nào cao hơn hoặc thấp hơn mục tiêu đã đặt ra. Khi kết quả có gì bất thường, ghi chú lại bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn. Những thứ này có thể bao gồm những gì bạn ăn, các bài tập thể dục, bạn có đang bị bệnh hay không, bạn có quên không uống thuốc hoặc tiêm insulin hay không cũng như bạn có đang có những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực quá mức hay không. Sau đó, chia sẻ thông tin này với các nhân viên y tế để họ có thể đánh giá việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn và thay đổi nếu cần.

Để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn, bạn cần sự hướng dẫn từ một bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tiểu đường

Thay đổi lối sống phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường
Nếu bạn hoặc người thân bị mắc bệnh đái tháo đường, lối sống chính là một phần quan trọng trong việc chăm sóc tại nhà. Bạn cần có một chế độ...
Chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho bệnh nhân đái tháo đường
Chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng đối với những người mắc bệnh, đặc biệt là những căn bệnh như đái tháo đường. Vậy một chế độ dinh dưỡng như thế nào là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung