Thay đổi lối sống phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường

Thay đổi lối sống phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường

Nếu bạn hoặc người thân bị mắc bệnh đái tháo đường, lối sống chính là một phần quan trọng trong việc chăm sóc tại nhà. Bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên. Kiểm soát bệnh đái tháo đường cũng bao gồm uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ và thử đường huyết mỗi ngày.

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bệnh nhân đái tháo đường không cần bạn phải sử dụng các loại thức ăn đặc biệt. Một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng có thể được tạo ra từ những thức ăn đơn giản hằng ngày. Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, bạn nên:

  • Lựa chọn các loại thức ăn ít chất béo và ít muối.
  • Lựa chọn các loại thức ăn nhiều chất xơ (ví dụ như đậu, rau củ, trái cây).
  • Sử dụng các nhóm thực phẩm đa dạng..
  • Giảm cân bằng cách cắt giảm lượng thức ăn hằng ngày.

Rượu bia

Nếu tình trạng đái tháo đường của bạn được kiểm soát tốt và bạn không mắc bệnh tăng huyết áp kèm theo, bác sĩ có thể cho phép bạn dùng rượu bia với lượng vừa phải. Hãy nhớ rằng nếu bạn uống rượu bia trong khi đang sử dụng insulin hoặc các loại thuốc trị đái tháo đường khác, bạn có thể tăng nguy cơ xảy ra hạ đường huyết.

Nếu bạn uống rượu bia, hãy hạn chế ở mức một ly một ngày nếu là phụ nữ và hai ly một ngày nếu là nam giới. Tránh các loại thức uống pha chế có đường. Và không bao giờ uống rượu bia khi đang đói bụng.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mắt và bệnh mạnh máu, là những biến chứng phức tạp của đái tháo đường. Từ bỏ thuốc lá là điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm các nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạch máu.

Tập thể dục và hoạt động thể chất

Luôn luôn đến tham vấn với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu một chương trình luyện tập thể dục. Bác sĩ sẽ có những lời khuyên hay về cách luyện tập thể dục tốt nhất cho bạn. Luyện tập thể dục rất quan trọng đối với những người bị đái tháo đường bởi vì:

  • Khiến cho insulin có tác dụng tốt hơn trong việc làm giảm đường huyết
  • Giúp giảm cân
  • Tốt cho tim, mạch máu và phổi
  • Cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Hoạt động thế chất giúp khắc phục bệnh tiểu đường

Vì sao việc tập thể dục rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường?

Hoạt động thể lực giống như một loại “vũ khí bí mật” giúp đối phó với đái tháo đường. Khi bạn luyện tập, các cơ trên cơ thể sử dụng đường để tạo ra năng lượng. Điều này làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Luyện tập thể dục cũng giúp cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn với insulin, điều đó có nghĩa là insulin sẽ tác động hiệu quả hơn trong việc vận chuyển đường từ máu vào trong tế bào. Tập thể dục cũng giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe thường gặp ở người đái tháo đường, như tăng huyết áp và cholesterol cao trong máu.

Bạn có thể bắt đầu luyện tập như thế nào?

Trước khi bắt đầu một thói quen luyện tập, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra tình trạng tim, mắt, thận, bàn chân, và hệ thống thần kinh để đảm bảo rằng bạn đủ khỏe mạnh cho các hoạt động thể lực đó. Một số thể loại hoạt động thể lực có thể không phù hợp với bạn. Ví dụ, nếu bạn có vấn đề thần kinh ở bàn chân, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn tập luyện những môn không tạo áp lực đè lên chân của bạn. Hãy chọn một kiểu luyện tập thể lực mà bạn cảm thấy thích thú để bạn có thể duy trì nó lâu hơn. Hãy hỏi bác sĩ để biết liệu lựa chọn của bạn có tốt cho bạn không.

Khi bắt đầu luyện tập, hãy bắt đầu chậm rãi để cơ thể có thể quen với nhịp điệu hoạt động thể lực. Bắt đầu với 5 tới 10 phút đi bộ ngoài trời hay trên máy tập chạy vài ngày trong tuần, và sau đó dần dần tăng thời gian đi bộ mỗi tuần. Các chuyên gia khuyến cáo nên xây dựng chế độ tập ít nhất 2 tiếng rưỡi đồng hồ mỗi tuần cho các bài tập thể dục, ví dụ như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hay nhảy theo nhạc. Bạn nên dàn trải thời gian luyện tập này thành ít nhất 3 ngày trong suốt tuần.

Hãy thử thêm vào các bài tập có áp lực vào chế độ luyện tập hai hay 3 lần mỗi tuần. Sử dụng tạ, máy, hay đai áp lực để tập luyện cơ, đốt cháy thêm nhiều năng lượng, và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Mức đường huyết và việc luyện tập thể dục

Việc luyện tập sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu thu nhận đường của cơ thể bạn. Khi bạn tập luyện, hãy nhớ:

  • Mang theo một món ăn vặt đề phòng trường hợp bạn bị hạ đường huyết
  • Mang theo thẻ ghi chú rằng bạn bị đái tháo đường
  • Ăn thêm thức ăn vặt, như sữa hay một trái táo, trước khi tập luyện nếu đường huyết của bạn đang thấp hơn 100mg/dL
  • Tránh luyện tập nếu đường huyết của bạn đang ở mức trên 300mg/dL
  • Không dùng insulin để làm hạ đường huyết trước khi luyện tập. Điều này có thể dẫn đến hạ đường huyết nặng.

Bạn nên biết điều gì về các thuốc đái tháo đường và việc luyện tập thể thao?

Bạn nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập thể dục, đặc biệt nếu bạn sử dụng insulin hay các thuốc uống để làm hạ đường huyết. Tập thể dục làm thay đổi cách cơ thể bạn phản ứng lại với insulin và điều này có thể khiến mức đường huyết tăng quá cao hoặc giảm quá thấp. Đây là những tình huống nghiêm trọng nhưng nếu được theo dõi phù hợp, bạn có thể phòng tránh chúng. Đừng vì lo ngại những tình trạng này mà hạn chế việc luyện tập thể dục của bạn.

Vì tập thể dục có thể làm giảm đường huyết, một số liều thuốc điều trị đái tháo đường có thể cần phải điều chỉnh lại khi bạn tập thể dục.

Các lợi ích của việc tập thể dục đối với người đái tháo đường

  • Làm hạ đường huyết, giảm huyết áp và cholesterol
  • Cải thiện hệ tuần hoàn
  • Giảm nhu cầu sử dụng insulin và các thuốc đường uống
  • Ngăn tăng cân và giúp giảm cân
  • Tăng sức hoạt động của tim, cơ và xương
  • Tăng  cường sức mạnh, sự dẻo dai và sức chịu đựng
  • Tăng cường chức năng não và cải thiện tâm trạng
  • Giảm stress
  • Cải thiện sức khỏe chung và tình trạng khỏe mạnh

Kết hợp với việc thay đổi lối sống, bệnh nhân cũng cần lưu ý rằng việc điều trị đái tháo đường phải được thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tiểu đường

Hướng dẫn theo dõi và kiểm soát bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm bệnh tim, đột quỵ, suy thận, mù loà và...
Chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho bệnh nhân đái tháo đường
Chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng đối với những người mắc bệnh, đặc biệt là những căn bệnh như đái tháo đường. Vậy một chế độ dinh dưỡng như thế nào là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung