Cholesterol cao

Cholesterol cao

Cholesterol là 1 loại chất béo được tìm thấy trong máu. Cơ thể con người cần cholesterol để cấu tạo các tế bào nhưng nồng độ cholesterol cao hơn mức bình thường trong máu có thể tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch.

1. Bệnh Cholesterol cao là gì

2. Triệu chứng của bệnh Cholesterol cao

3. Nguyên nhân gây ra bệnh Cholesterol

4. Biến chứng của bệnh Cholesterol

5. Điều trị bệnh Cholesterol cao

6. Phòng chống bệnh Cholesterol cao

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh Cholesterol cao là gì?

Khi bạn bị tăng nồng độ Cholesterol trong máu, các phân tử Cholesterol này sẽ lắng đọng ở thành mạch và gây cản trở sự lưu thông của máu trong lòng mạch. Tim không được cung cấp đủ máu giàu oxy làm tăng nguy cơ gặp phải cơn nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, giảm lưu lượng máu đến não có thể gây đột quỵ.

Nồng độ mỡ máu cáo có thể do di truyền, nhưng đây thường là kết quả của lối sống không lành mạnh nên tình trạng có thể được phòng ngừa và điều trị. Ăn uống lành mạnh, tập luyện điều độ và điều trị phù hợp có thể giúp bệnh nhân có cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh Cholesterol cao

Tăng cholesterol không có triệu chứng. Xét nghiệm máu là cách duy nhất phát hiện tình trạng bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần xét nghiệm đo nồng độ cholesterol máu không. Độ tuổi nào cũng cần được tầm soát bệnh. Các xét nghiệm nên được làm lại sau mỗi 5 năm.

Nếu kết quả xét nghiệm của bạn không nằm trong khoảng bình thường, bác sĩ của bạn có thể sẽ yêu cầu các xét nghiệm thường xuyên hơn, nhất là khi gia đình bạn có tiền sử tăng cholesterol máu, bệnh tim mạch hay bản thân bạn có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc, mắc bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh Cholesterol cao

Cholesterol được lưu thông trong máu nhờ gắn vào protein. Phức hợp protein và cholesterol gọi là lipoprotein. Có nhiều loại cholesterol hiện diện trong máu, được phân loại dựa vào loại lipoprotein:

  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL): cholesterol “xấu”, vận chuyển cholesterol đi khắp cơ thể, LDL lắng đọng tại thành mạch làm cho thành mạch xơ cứng và lòng mạch hẹp lại.
  • Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL): cholesterol “tốt”, lấy các cholesterol dư thừa và đem chúng trở lại gan.

Các nguyên nhân bạn có thể kiểm soát được như ít vận động, béo phì và ăn uống không lành mạnh làm tăng nồng độ LDL và làm giảm nồng độ HDL. Tuy nhiên các yếu tố di truyền cũng rất quan trọng. Gen di truyền có thể điều khiển các tế bào không sử dụng LDL một cách hiệu quả, điều này làm tăng LDL máu và làm gan sản xuất dư thừa Cholesterol.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh Cholesterol cao

Ăn uống không khoa học: Ăn nhiều chất béo bão hòa, thường tìm thấy trong các sản phẩm làm từ động vật và chất béo chuyển hóa trong các sản phẩm bánh kẹo đóng gói có thể làm tăng cholesterol máu. Thức ăn có lượng cholesterol cáo như thịt đỏ và sữa nguyên kem cũng có thể làm tăng lượng cholesterol toàn phần.

Béo phì: Chỉ số cơ thể BMI cao hơn 30 là nguy cơ làm tăng cholesterol máu.

Vòng hông lớn: Số đo vòng hông lớn hơn 102cm đối với nam và 89cm đối với nữ được xem là nguy cơ cao.

Ít tập thể dục: Tập luyện giúp tăng nồng độ HDL, hay còn gọi là mỡ “tốt” trong cơ thể đồng thời làm giảm nồng độ LDL.

Hút thuốc lá: Thuốc lá gây tổn thương thành mạch, gây tăng lắng đọng mỡ tại thành mạch. Hút thuốc cũng làm giảm nồng độ HDL.

Đái tháo đường: Nồng độ đường trong máu cao làm tăng LDL máu và giảm HDL. Đường máu tăng cũng làm tổn thương thành mạch.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh Cholesterol cao

Tăng cholesterol có thể gây xơ vữa động mạch, đây là tình trạng do sự lắng đọng mỡ tại thành mạch gây ra. Những mảng xơ vữa gây cản trở máu trong lòng mạch, gây nên các biến chứng dưới đây:

  • Đau ngực: Nếu động mạch cung cấp máu cho tim (mạch vành) bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể gặp phải cơn đau tim và 1 số triệu chứng của bệnh mạch vành.
  • Nhồi máu cơ tim: Nếu mảng xơ vữa rơi vào lòng mạch và tạo thành cục máu đông di chuyển trong hệ tuần hoàn có thể gây tắc mạch ở bất kỳ nơi nào. Nếu động mạch nuôi tim bị ảnh hường, người bệnh sẽ bị nhồi máu cơ tim.
  • Đột quỵ: Tương tự với trường hợp nhồi máu, cục máu đông do mảng xơ vữa hình thành có thể gây tắc mạch máu não gây đột quỵ.

Cholesterol cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Cholesterol cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

5. Các phương pháp điều trị bệnh Cholesterol cao

Chẩn đoán

Dựa vào xét nghiệm mỡ máu. Bộ xét nghiệm mỡ máu thường gồm các chỉ số sau: cholesterol toàn phần, LDL, HDL, triglycerides.

Để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, bạn không nên ăn uống gì (trừ nước lọc) trong khoảng 9-12 tiếng trước khi lấy máu.

Trẻ em nên được tầm soát nồng độ cholesterol máu 1 lần trong độ tuổi từ 9-11 tuổi và 1 lần trong độ tuổi từ 17-21 tuổi. Nên tránh làm xét nghiệm cho trẻ trong độ tuổi 12-16 tuổi vì có thể cho kết quả không đúng. Nếu con bạn có tiền sử gia đình bệnh tim sớm hoặc tiền căn cá nhân béo phì hay đái tháo đường, bác sĩ có thể khuyên bạn cho trẻ làm xét nghiệm sớm và thường xuyên hơn.Xét nghiệm cholesterol máu ở trẻ em như thế nào?

Điều trị

Thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày như tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh là cách chống lại tăng cholesterol máu đầu tiên. Nếu kết quả không khả quan, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn một số liệu pháp điều trị.

Thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh Cholesterol cao

Cholesterol cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Các liệu pháp điều trị đặc hiệu được lựa chọn dựa theo nhiều tiêu chí, bao gồm các yếu tố nguy cơ của người bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe hiện tại và tác dụng phụ có thể xảy ra.

Sự đáp ứng đối với thuốc tùy thuốc vào mỗi người. Tác dụng phụ thường xảy ra là đau cơ, đau dạ dày, táo bón, buồn nôn và nôntiêu chảy. Nếu bạn quyết định dùng thuốc điều trị tăng cholesterol máu, bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra chức năng gan để điều hòa tác dụng của thuốc lên gan.

Điều trị đối với trẻ em

Ăn uống khoa học và tập thể dục là phương pháp tối ưu cho trẻ em trên 2 tuổi tăng cholesterol máu hay béo phì. Trẻ em trên 10 tuổi có thể sử dụng thuốc nếu tăng cholesterol quá cao.

Tự điều trị

Lối sống và sinh hoạt cần được thay đổi để cải thiện tình trạng tăng cholesterol máu. Người bệnh cần giảm cân, ăn thức ăn lành mạnh và tăng hoạt động thể lực. Nếu có hút thuốc, hãy bỏ thuốc.

Chọn thực đơn lành mạnh:

- Chọn chất béo “tốt”: Chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol toàn phần và LDL. Chúng thường có trong thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và các chế phẩm từ sữa không tách béo. Chất béo không bão hòa đơn có trong dầu oliu là sự lựa chọn tốt hơn. Bơ, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt hồ đào cũng là những lựa chọn lành mạnh.

- Tránh chất béo chuyển hóa: Chúng thường có trong bơ thực vật và bánh kẹo đóng gói. Chất béo chuyển hóa vừa làm tăng LDL vừa làm giảm HDL. Các thực phẩm chứa nguyên liệu được xếp vào loại dầu hydro hóa 1 phần chứa chất béo chuyển hóa.

- Hạn chế ăn cholesterol: Lượng cholesterol cao nhất thường trong thịt hữu cơ, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Bạn hãy thái thịt mỏng để chế biến và sử dụng sữa tách béo thay thế. Hạn chế không dùng trứng hơn 7 lần 1 tuần.

- Sử dụng ngũ cốc nguyên cám: Có rất nhiều chất dinh dưỡng trong ngũ cốc nguyên cám giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Hãy chọn bánh mì từ ngũ cốc nguyên cám, bột mì nguyên cám và gạo lức. Yến mạch cũng là lựa chọn rất tốt.

- Ăn rau và trái cây: Trái cây và rau củ quả rất giàu chất xơ, có thể làm giảm cholesterol máu. 

- Ăn cá: Có 1 số loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá bơn có ít chất béo toàn phần, chất béo bão hòa, và cholesterol hơn thịt và gia cầm. Cá ngừ, cá thu, cá trích rất giàu omega-3 cho bạn trái tim khỏe mạnh.

- Uống rượu điều độ: Điều này có thể làm tăng HDL máu, nhưng lợi ích không nhiều. Nếu bạn vẫn uống rượu, hãy uống điều độ. Điều này nghĩ là bạn nên uống rượu không hơn 1 lần mỗi ngày đối với phụ nữ và 1-2 lần đối với đàn ông.

- Giảm cân: Thừa cân gây tăng cholesterol máu. Giảm 3-5 kg có thể giúp giảm cholesterol toàn phần. Hãy quan sát kỹ những thói quen ăn uống hằng ngày, đặt ra những mục tiêu có thể thực hiện được để thực hiện lâu dài.

- Tập thể dục thường xuyên: Nếu bác sĩ cho phép, hãy tập luyện 30-60 phút mỗi ngày. Hãy bắt đầu từ 15 phút trong ngày nếu bạn chưa bao giờ tập thể dục.

-Ngừng hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ tim mạch do tổn thương thành mạch và tăng tốc độ lắng động mỡ máu trong thành mạch.

6. Biện pháp phòng chống bệnh Cholesterol cao

Để phòng chống bệnh Cholesterol cao, bạn có thể:

  • Ăn nhạt, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên cám.
  • Hạn chế chất béo động vật và dùng chất béo tốt.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng bình thường.
  • Ngừng hút thuốc.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5-6 ngày/tuần.
  • Uống rượu điều độ, nếu thật sự cần phải uống.

Để việc điều trị bệnh Cholesterol cao được hiệu quả, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Hãy liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, bạn sẽ được giúp đỡ. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hương Lan

    Bệnh này giờ nhiều người bị nè. Phải biết cách ăn uống khoa học và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ khỏi. Kinh nghiệm của bản thân và gia đình mình.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thu Thủy

    Những thức ăn nào khiến cho Cholesterol cao ạ

    05/10/2017
  • Nguyễn Mai Hồng

    Tôi sẽ thử áp dụng chế độ ăn mà các bác sĩ đã đưa ra trong bài viết để điều tri bệnh.

    21/09/2017
  • Nguyễn Hoàng Tú Châu

    Tôi đi khám và bác sĩ có nói rằng tôi có Cholesterol cao. Tôi đã phải thực hiện một chế độ ăn nghiêm ngặt để điều trị. Đến giờ tôi đang có một sức khỏe cực kì tốt.

    11/09/2017
  • Lê Thi

    Tôi 30 tuổi, đi khám và bác sĩ bảo tôi có Cholesterol cao. Tôi đã thử liên hệ với bác sĩ Bảo và được bác sĩ tư vấn rất nhiệt tình, cảm ơn bác sĩ rất nhiều

    11/08/2017
Phạm Tuyết Mai (27/02/2018)
Ông tôi bị bệnh đái tháo đường cũng bị cholesterol cao. Ban đầu khi ông tôi mới bị bệnh sức khỏe ông tôi giảm đáng kể. Tuy nhiên sau khi được điều trị và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên. Cho dù ông tôi vẫn chưa khỏi hẳn bệnh nhưng tôi thấy ông tôi đã khỏe mạnh hơn trước rất nhiều.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...