Hạ đường huyết

Hạ đường huyết

Giống như sốt, hạ đường huyết không phải là bệnh - nó chỉ là một cảnh báo về vấn đề sức khoẻ. Nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài thì cần xác định được nguyên nhân gây ra để điều trị.

1. Hạ đường huyết là gì

2. Triệu chứng của hạ đường huyết

3. Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết

4. Biến chứng của hạ đường huyết

5. Điều trị hạ đường huyết

6. Phòng chống hạ đường huyết

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết (tên tiếng Anh là Hypoglycemia) là một tình trạng đặc trưng bởi sự thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một số người không mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị hạ đường huyết. (Xem thêm về bệnh đái tháo đường tại đây)

Việc điều trị hạ đường huyết ngay tức thời liên quan đến các bước để làm cho mức đường trong máu của bạn trở lại bình thường nhanh chóng - khoảng 70 đến 110 mg / dl (3,9 đến 6,1 milimol/lít, hoặc mmol / L) - bằng thực phẩm có lượng đường cao hoặc thuốc men. Việc điều trị hạ đường huyết kéo dài cần xác định và điều trị nguyên nhân gây hạ đường huyết.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hạ đường huyết

Tương tự như cách xe cần xăng để chạy, cơ thể và bộ não của bạn cần cung cấp đường (glucose) liên tục để hoạt động bình thường. Nếu mức đường huyết trở nên quá thấp, nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:

Khi hạ đường huyết trầm trọng, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Lẫn lộn, hành vi bất thường hoặc cả hai, chẳng hạn như không có khả năng hoàn thành các công việc thông thường
  • Các rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn mờ
  • Động kinh
  • Mất ý thức

Những người bị hạ đường huyết trầm trọng có thể biểu hiện như đang bị nhiễm độc. Họ có thể nói lắp và đi lảo đảo.

Nhiều tình trạng khác với hạ đường huyết có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng này. Lấy mẫu máu để kiểm tra mức đường huyết tại thời điểm có những dấu hiệu và triệu chứng này để biết chắc chắn rằng hạ đường huyết có phải là nguyên nhân hay không.

Dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết

Những dấu hiệu của hạ đường huyết

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Tìm sự trợ giúp của bác sĩ nếu:

  • Bạn có những triệu chứng của hạ đường huyết và bạn không bị bệnh đái tháo đường.
  • Bạn bị đái tháo đường và hạ đường huyết không đáp ứng với điều trị. Điều trị ban đầu của hạ đường huyết là uống nước trái cây hoặc nước ngọt thường xuyên, ăn kẹo hoặc uống viên glucose. Nếu điều trị này không làm tăng lượng đường trong máu và cải thiện triệu chứng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Tìm trợ giúp khẩn cấp nếu:

  • Nếu người mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền sử hạ đường huyết lặp lại có triệu chứng hạ đường huyết trầm trọng hoặc mất ý thức.

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

3. Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường trong máu (glucose) giảm quá thấp. Có nhiều lý do khiến điều đó xảy ra, phổ biến nhất là do tác dụng phụ của những thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường. Hiểu được tình trạng hạ đường huyết xảy ra như thế nào sẽ giúp bạn biết cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, sự tân tạo, hấp thụ và lưu trữ đường của cơ thể.

Điều hòa lượng đường trong máu

Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể phân hủy Carbohydrate từ thực phẩm - như bánh mì, gạo, mì ống, rau, trái cây và các sản phẩm sữa - thành các phân tử đường khác nhau. Một trong những phân tử đường này là glucose, nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Glucose được hấp thụ vào máu sau khi ăn, nhưng nó không thể xâm nhập vào tế bào của hầu hết các mô nếu không có insulin - một loại hormone tiết ra bởi tuyến tụy.

Khi mức glucose trong máu tăng lên, nó sẽ báo hiệu đến một số tế bào (beta cells) trong tuyến tụy, nằm phía sau dạ dày, để giải phóng insulin. Insulin lần lượt mở các tế bào ra để glucose có thể đi vào và cung cấp nhiên liệu mà tế bào cần để hoạt động. Lượng glucose dư sẽ được lưu trữ ở gan và cơ dưới dạng glycogen.

Quá trình này làm giảm lượng glucose trong máu và ngăn không cho nó đạt đến mức quá cao. Khi mức đường trong máu trở lại bình thường thì sự bài tiết insulin từ tuyến tụy cũng sẽ trở lại bình thường.

Nếu bạn không ăn trong vài giờ và lượng đường trong máu giảm, một hormone khác từ tuyến tụy gọi là glucagon sẽ báo hiệu gan của bạn để phân hủy glycogen lưu trữ và phóng thích glucose trở lại trong máu. Điều này sẽ giữ mức đường huyết trong phạm vi bình thường cho đến khi bạn ăn lại.

Ngoài gan có khả năng phân hủy glycogen thành glucose, cơ thể cũng có khả năng sản xuất glucose nhờ quá trình tân tạo glucose (gluconeogenesis). Quá trình này xảy ra chủ yếu ở gan, nhưng cũng có trong thận, sử dụng các tiền chất khác nhau của glucose.

Nguyên nhân do mắc bệnh đái tháo đường

Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, tác dụng của insulin lên cơ thể sẽ giảm đáng kể, vì tuyến tụy không sản sinh ra đủ (bệnh đái tháo đường tuýp 1) hoặc bởi vì tế bào ít đáp ứng với insulin hơn (bệnh đái tháo đường týp 2). Kết quả là glucose có xu hướng tích tụ trong máu và có thể đạt mức quá cao. Để khắc phục vấn đề này, có thể dùng insulin hoặc các thuốc khác để giảm lượng đường trong máu.

Nếu bạn dùng quá nhiều insulin so với lượng glucose trong máu, nó có thể làm cho lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, dẫn đến hạ đường huyết. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu sau khi dùng thuốc trị đái tháo đường, bạn không ăn nhiều như bình thường (ăn ít đường) hoặc tập thể dục nhiều hơn (sử dụng nhiều glucose) hơn bình thường. Để ngăn ngừa điều này xảy ra, có thể bác sĩ sẽ trao đổi với bạn để tìm liều lượng tối ưu phù hợp với thói quen ăn uống và hoạt động thường xuyên của bạn.

Nguyên nhân nếu không mắc bệnh đái tháo đường

Hạ đường huyết ở những người không bị đái tháo đường ít gặp hơn. Các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Thuốc men: Dùng thuốc đái tháo đường của người khác có thể là nguyên nhân gây hạ đường huyết. Các thuốc khác có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt ở trẻ em hoặc ở người bị suy thận.
  • Tiêu thụ rượu quá nhiều: Uống nhiều rượu khi không ăn có thể ngăn không cho gan tiết glucose dự trữ vào trong máu, gây hạ đường huyết.
  • Một số bệnh nghiêm trọng: Những bệnh gan nặng, ví dụ như viêm gan, có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn của thận, có thể làm cơ thể không thể bài tiết các chất, gây ảnh hưởng đến lượng glucose do sự tích tụ của các loại thuốc đó. Chán ăn lâu dài, có thể xảy ra trong rối loạn ăn uống như chứng chán ăn tâm thần (anorexia nervosa), dẫn đến sự cạn kiệt các chất mà cơ thể bạn cần để tân tạo đường, gây hạ đường huyết.
  • Insulin sản xuất thừa: Một khối u hiếm gặp của tuyến tụy (insulinoma) có thể gây ra sự sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Các khối u khác có thể làm sản sinh nhiều chất giống insulin. Sự tăng lớn các tế bào beta của tuyến tụy sản sinh ra insulin (nesidioblastosis) có thể dẫn đến sự phóng thích insulin quá mức, gây hạ đường huyết.
  • Thiếu hụt hormone: Một số rối loạn tuyến thượng thận và tuyến yên có thể dẫn đến sự thiếu hụt các hormone chính điều hòa sự sản sinh glucose. Trẻ em bị các chứng rối loạn này thường dễ bị hạ đường huyết hơn người lớn.

Hạ đường huyết sau bữa ăn

Hạ đường huyết thường xảy ra khi bạn không ăn (khi bạn đang ở trong trạng thái nhịn ăn), nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi hạ đường huyết xảy ra sau bữa ăn vì cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn mức cần thiết.

Loại hạ đường huyết này, được gọi là hạ đường huyết quá mức hay hạ đường huyết sau bữa ăn (reactive or postprandial hypoglycemia), có thể xảy ra ở những người đã phẫu thuật dạ dày. Nó cũng có thể xảy ra ở những người không có phẫu thuật này.

4. Tác hại và biến chứng của hạ đường huyết

Không nên xem nhẹ những tác hại của hạ đường huyết. Khi bị hạ đường huyết, người bệnh trở nên mệt mỏi, run rẩy, hụt hơi, thậm chí là bị ngất. Tình trạng này rất nguy hiểm khi bạn đang tham gia giao thông hay đang vận động. Nếu bỏ qua các triệu chứng của hạ đường huyết quá lâu, có thể dẫn đến mất ý thức. Bởi vì não cần glucose để hoạt động bình thường.

Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết sớm, nếu không hạ đường huyết có thể dẫn đến:

  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Tử vong

Hạ đường huyết vô thức

Theo thời gian, các đợt lặp lại của hạ đường huyết có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết vô thức. Cơ thể và não không còn biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo về lượng đường trong máu thấp, chẳng hạn như sự run rẩy hoặc nhịp tim không đều. Khi điều này xảy ra, nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng, đe dọa đến mạng sống sẽ tăng lên.

Điều trị đái tháo đường không đủ liều

Nếu bạn bị đái tháo đường, các cơn hạ đường huyết sẽ không được thoải mái và có thể đáng sợ. Các cơn hạ đường huyết lặp lại có thể khiến bạn phải dùng ít insulin để đảm bảo rằng mức đường trong máu của bạn không quá thấp. Nhưng lượng đường trong máu cao trong thời gian dài cũng có thể nguy hiểm, có thể gây tổn thương thần kinh, mạch máu và các cơ quan khác.

5. Điều trị hạ đường huyết

Chuẩn bị trước khi đi khám

Hạ đường huyết thường gặp ở bệnh đái tháo đường tuýp 1, với hạ đường huyết triệu chứng xảy ra trung bình hai lần một tuần. Nhưng nếu bạn nhận thấy rằng bạn bị hạ đường huyết nhiều hơn, hoặc nếu lượng đường trong máu giảm xuống đáng kể, hãy trao đổi với bác sĩ để thay đổi cách kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả hơn.

Nếu bạn chưa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, hãy hẹn gặp bác sĩ chăm sóc chính của bạn. Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn chuẩn bị cho buổi hẹn và biết những gì mong đợi từ bác sĩ của bạn.

Bạn có thể làm gì?

  • Viết ra các triệu chứng, kể cả khi chúng bắt đầu và mức độ thường xuyên xảy ra.
  • Liệt kê các thông tin y tế trọng yếu, bao gồm bất kỳ tình trạng nào khác mà bạn đang điều trị và tên của bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung nào đang sử dụng.
  • Ghi lại chi tiết về việc kiểm soát bệnh đái tháo đường gần đây nếu bạn bị đái tháo đường. Bao gồm thời gian và kết quả của các bài kiểm tra đường huyết gần đây, cũng như quá trình dùng thuốc, nếu có.
  • Liệt kê các thói quen hàng ngày điển hình của bạn, bao gồm việc uống rượu, ăn uống và thói quen tập thể dục. Ngoài ra, lưu ý những thay đổi gần đây đối với những thói quen này, chẳng hạn như thói quen tập thể dục mới, hoặc công việc mới đã thay đổi thời gian bạn ăn.
  • Mang theo một người trong gia đình hoặc bạn bè cùng, nếu có thể. Ai đó đi kèm với bạn để có thể nhớ những điều mà bạn bỏ lỡ hoặc quên.
  • Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn. Tạo danh sách các câu hỏi trước có thể giúp bạn tận dụng tối đa thời gian với bác sĩ.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ sử dụng ba tiêu chí - thường được gọi là bộ ba của Whipple - để chẩn đoán hạ đường huyết. Bộ ba của Whipple bao gồm các yếu tố sau:

Dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết: Bạn có thể không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng hạ đường huyết trong lần khám đầu tiên với bác sĩ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể cho bạn nhịn ăn qua đêm (hoặc trong một thời gian dài hơn). Điều này sẽ cho phép các triệu chứng hạ đường huyết xảy ra để họ có thể chẩn đoán.

Cũng có thể bạn sẽ phải trải qua việc nhịn ăn kéo dài trong môi trường bệnh viện. Hoặc nếu triệu chứng xảy ra sau bữa ăn, bác sĩ sẽ muốn kiểm tra mức đường huyết sau bữa ăn.

Thông số chứng minh lượng đường trong máu thấp khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện: Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bạn để phân tích trong phòng thí nghiệm.

Sự biến mất của các dấu hiệu và triệu chứng: Phần ba của bộ ba chẩn đoán liên quan đến việc liệu dấu hiệu và triệu chứng của bạn có biến mất khi lượng đường trong máu tăng lên hay không.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khoẻ và xem lại lịch sử bệnh của bạn.

Điều trị

Điều trị hạ đường huyết bao gồm:

  • Điều trị ban đầu tức thời để tăng lượng đường trong máu
  • Điều trị các tình trạng tiềm ẩn gây ra hạ đường huyết để ngăn ngừa nó tái phát

Điều trị hạ đường huyết

Điều trị ban đầu tức thời

Việc điều trị ban đầu phụ thuộc vào các triệu chứng. Các triệu chứng ban đầu thường có thể được điều trị bằng cách tiêu thụ 15 đến 20 gram carbohydrate hoạt hóa nhanh. Carbohydrate hoạt hóa nhanh là thực phẩm dễ dàng chuyển hóa thành đường trong cơ thể, chẳng hạn như bánh kẹo, nước trái cây, nước ngọt, viên glucose hoặc gel. Thực phẩm chứa chất béo hoặc protein không phải là cách điều trị tốt cho hạ đường huyết, bởi vì protein và chất béo có thể làm chậm sự hấp thu đường trong cơ thể.

Kiểm tra lại lượng đường trong máu 15 phút sau khi điều trị. Nếu mức đường trong máu vẫn dưới 70 mg  dL (3,9 mmol / L), hãy điều trị với 15 đến 20 gram carbohydrate hoạt hóa nhanh và kiểm tra lại mức đường trong máu trong 15 phút. Lặp lại các bước này cho đến khi lượng đường trong máu trên 70 mg / dL (3,9 mmol / L).

Một khi mức đường trong máu trở lại bình thường, điều quan trọng là phải ăn nhẹ hoặc có một bữa ăn để giúp ổn định lượng đường trong máu của bạn. Điều này cũng giúp cơ thể bổ sung lượng glycogen dự trữ có thể đã cạn kiệt trong suốt quá trình hạ đường huyết.

Nếu các triệu chứng của bạn trầm trọng hơn, làm giảm khả năng bổ sung đường bằng miệng, bạn có thể cần tiêm glucagon hoặc glucose đường tĩnh mạch. Không cho người mất nhận thức ăn hoặc uống, vì họ có thể hút các chất này vào phổi.

Nếu bạn có nguy cơ bị hạ đường huyết nghiêm trọng, hãy hỏi bác sĩ để chuẩn bị bộ dụng cụ bổ sung glucagon ở nhà phù hợp với bạn. Nói chung, những người bị đái tháo đường được điều trị bằng insulin cần phải có một dụng cụ bổ sung glucagon cho tình trạng khẩn cấp khi lượng đường trong máu quá thấp. Gia đình và bạn bè cần phải biết nơi cất bộ dụng cụ và cần được dạy cách sử dụng bộ dụng cụ này trước khi xảy ra trường hợp khẩn cấp.

Điều trị nguyên nhân tiềm ẩn

Ngăn ngừa hạ đường huyết tái phát đòi hỏi bác sĩ phải xác định nguyên nhân tiềm ẩn và điều trị nó. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, điều trị có thể bao gồm:

Thuốc men

Nếu thuốc là nguyên nhân gây hạ đường huyết, bác sĩ sẽ gợi ý thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng.

Điều trị khối u

Một khối u trong tuyến tụy được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong một số trường hợp, cần cắt bỏ một phần tá tràng.

6. Phòng chống hạ đường huyết

Nếu bạn bị đái tháo đường, hãy theo kế hoạch kiểm soát bệnh đái tháo đường mà bạn và bác sĩ đã phát triển một cách cẩn thận. Nếu bạn đang dùng thuốc mới, thay đổi lịch ăn uống hoặc thuốc, hoặc tập bài thể dục mới, hãy nói với bác sĩ về những thay đổi này, để xem nó có ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh đái tháo đường và nguy cơ hạ đường huyết hay không

Thiết bị giám sát glucose huyết liên tục (CGM) là lựa chọn cho một số người, đặc biệt là những người hạ đường huyết vô thức. Các thiết bị này chèn một dây nhỏ dưới da để gửi lượng glucose trong máu tới máy mỗi năm phút. Nếu lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, CGM sẽ báo động để cảnh báo cho bạn. 

Hãy đảm bảo luôn mang theo carbohydrate hoạt hóa nhanh, chẳng hạn như nước trái cây hoặc viên nén glucose, nhờ vậy bạn có thể ngăn lượng đường trong máu giảm trước khi nó hạ xuống đến mức nguy hiểm.

Nếu bạn không bị đái tháo đường nhưng có những đợt tái hạ đường huyết định kỳ, ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên trong ngày là một biện pháp ngăn chặn để giúp ngăn đường huyết của bạn không bị hạ quá thấp. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phải là một chiến lược dài hạn được khuyến khích. Trao đổi với bác sĩ của bạn để xác định và điều trị nguyên nhân tiềm ẩn của hạ đường huyết.

Nếu tình trạng hạ đường huyết của bạn kéo dài và thường xuyên, đó không phải là một vấn đề bình thường nữa. Bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời. Liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Minh Thảo

    Tôi thường hay cảm thấy mệt mỏi, đánh trống ngực và da hơi nhợt nhat. Tôi đi khám thì bác sĩ bảo là do bị hạ đường huyết.Sau khi được điều trị thì tôi thấy đỡ hơn rất nhiều.

    16/10/2017
  • Lê Thị Thu Hương

    Hạ đường huyết là một hiện tượng chúng ta thường gặp. Các bạn không nên coi thường nếu tình trạng kéo dài, các bạn hãy đi khám bác sĩ ngay nhé.

    05/10/2017
  • Nguyễn Mai

    Tôi hay bị hạ đường huyết nên lúc nào cũng phải để sẵn kẹo gừng trong túi. Cứ thấy có dấu hiệu hạ đường huyết là ăn kẹo ngay. Nhưng nếu ai bị nặng thì tốt nhất là nên đi khám bác sĩ.

    29/09/2017
Nguyễn Như Ngọc (04/08/2018)
Em năm nay 21t, 1 ngày có ít nhất 2 lần e có dấu hiệu của hạ đường huyết ( tất cả dấu hiệu mệt mỏi lo lắng run tay ). Nhưng khi đo lượng đường trong máu lúc ở trường chỉ số lại bình thường ạ. Không biết bị như vậy có sao không ? Em cảm ơn.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Dấu hiệu hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường
Kinh nghiệm - chia sẻ
Hạ đường huyết là tình trạng thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, với những người không mắc bệnh đái tháo...