Dấu hiệu hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường

Dấu hiệu hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường

Hạ đường huyết là tình trạng thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, với những người không mắc bệnh đái tháo đường thì sao? Điều gì khiến cho họ cũng bị hạ đường huyết?

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng mức đường huyết của bạn quá thấp. Hạ đường huyết thường xảy ra với những người có bệnh đái tháo đường khi họ có chế độ dinh dưỡng, hoạt động hay sử dụng thuốc không phù hợp. Chứng hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường là một tình trạng hiếm thấy.

Có 2 loại hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường:

- Hạ đường huyết phản ứng, xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn.

- Hạ đường huyết đói, có thể liên quan đến một số bệnh.

Glucose là nguồn năng lượng chính cho cơ thể và não. Glucose đến từ những gì chúng ta ăn và uống. Insulin là một hoóc môn giúp giữ đường huyết ở mức bình thường để cơ thể có thể hoạt động bình thường. Công việc của Insulin là giúp đường huyết đi vào tế bào để tạo năng lượng. Nếu mức đường huyết của bạn quá thấp, bạn sẽ cảm thấy không khoẻ. 

Nguyên nhân gây hạ đường huyết không bị đái tháo đường là gì?

Hai loại của chứng hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường có những nguyên nhân khác nhau.
Những nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu về nguyên nhân gây ra hạ đường huyết phản ứng. Họ nhận thấy tình trạng trên xảy ra do có nhiều lượng insulin trong máu dẫn đến mức đường huyết thấp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Phân loại hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường

Hạ đường huyết phản ứng

- Ở giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc có nguy cơ đái tháo đường, dẫn đến cơ thể gặp khó khăn trong việc tạo ra đúng lượng insulin.

- Phẫu thuật dạ dày có thể làm thức ăn đi quá nhanh vào ruột non.

- Thiếu hụt các emzyme hiếm gặp khiến cơ thể khó phân hủy thức ăn.

Hạ đường huyết đói

- Các thuốc như salicylates (như là aspirin), thuốc sulfa (một kháng sinh), pentamidine (dùng điều trị một loại viêm phổi nặng), quinine (điều trị sốt rét).

- Rượu, đặc biệt khi nghiện rượu

- Bệnh nghiêm trọng như những bệnh ảnh hưởng đến gan, tim hoặc thận

- Hàm lượng một số hooc môn nhất định thấp như là cortisol, hoocmon tăng trưởng, glucagon hoặc epinephrine.

- Các khối u chẳng hạn khối u ở tuyến tụy có thể tạo insulin hoặc khối u tạo ra một hoocmon tương tự insulin gọi là IGF-II.

Triệu chứng của hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường là gì?

Triệu chứng bao gồm:

  • Đói bụng
  • Run rẩy
  • Buồn ngủ
  • Lo lắng
  • Chóng mặt
  • Dễ nhầm lẫn, bồn chồn
  • Đổ mồ hôi
  • Cáu gắt
  • Ngất xỉu (bất tỉnh, mất ý thức)

Một vài người gặp khó khăn khi nói và cảm thấy suy yếu.

Nói ngay với bác sĩ của bạn nếu bạn có những triệu chứng hạ đường huyết, thậm chí khi bạn chỉ có một triệu chứng.

Hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ của bạn có thể chẩn đoán hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường bằng cách cân nhắc các triệu chứng, khám sức khỏe, xem xét các nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và kiểm tra mức đường huyết. Bác sĩ của bạn sẽ xem liệu bạn có khỏe hơn sau khi bạn ăn hoặc uống để tăng mức đường huyết về bình thường.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chẩn đoán và điều trị hạ đường huyết ở người không bị đái tháo đường

Kiểm tra đường huyết để biết mức đường huyết có thấp không (khoảng 55mg/dL hoặc ít hơn) khi bạn có những triệu chứng là bước quan trọng của chẩn đoán. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức đường huyết và có thể yêu cầu các xét nghiệm khác. Một máy đo đường huyết cá nhân không chính xác đủ để chẩn đoán.

Đối với chứng hạ đường huyết lúc đói, bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu mỗi vài giờ trong vài ngày. Đối với hạ đường huyết phản ứng, bạn có một bài kiểm tra được gọi là xét nghiệm dung nạp bữa ăn hỗn hợp (MMTP).

Đối với MMTP, đầu tiên bạn uống một thức uống đặc biệt có chứa đạm, chất béo và đường. Thức uống làm gia tăng đường huyết, khiến cơ thể bạn tạo nhiều insulin hơn. Kế tiếp mức đường huyết được kiểm tra nhiều lần trong vòng 5 giờ sau đó.

Cả hai xét nghiệm kiểm tra xem mức đường huyết của bạn có hạ quá thấp không. Bác sĩ của bạn có thể cũng xét nghiệm máu của bạn để kiểm tra lượng insulin hoặc các chất khác.

Cách điều trị cho chứng hạ đường huyết trên người không bị đái tháo đường là gì?

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây hạ đường huyết. Ví dụ, nếu bạn có một khối u, bạn có thể cần đến phẫu thuật. Nếu thuốc sử dụng có tác dụng gây hạ đường huyết, bạn cần phải thay đổi thuốc.

Để điều trị đường huyết thấp khẩn cấp, bạn ăn hoặc uống 15g carbohydrate (như nước ép, viên glucose, hoặc kẹo cứng).

Hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng liệu bạn có cần thay đổi chế độ ăn uống không. Các chế độ ăn sau đây có thể giúp đỡ bạn:

  • Ăn các bữa ăn nhẹ và đồ ăn nhẹ trong ngày khoảng ba giờ một lần.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm, giàu đạm, thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm có nhiều chất xơ như bánh mì nguyên hạt, trái cây và rau xanh.
  • Hạn chế thức ăn nhiều đường

Một số bác sĩ đề nghị chế độ ăn giàu chất đạm, ít carbohydrat nhưng chế độ ăn này không được chứng minh giúp hạ đường huyết. 

Trong một số trường hợp nặng hơn, bạn cần đến sự hỗ trợ điều trị của bác sĩ. Bạn có thể đặt khám với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung