Chán ăn tâm thần
Nhiều người luôn bị ám ảnh tâm lý bởi cân nặng dẫn đến rối loạn ăn uống và mắc bệnh chán ăn tâm thần. Chán ăn tâm thần gây ra những tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
2. Triệu chứng của chán ăn tâm thần
3. Nguyên nhân gây ra bệnh chán ăn tâm thần
4. Biến chứng của bệnh chán ăn tâm thần
5. Điều trị bệnh chán ăn tâm thần
1. Bệnh chán ăn tâm thần là gì?
Bệnh chán ăn tâm thần là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi cân nặng bất thường của người bệnh. Họ rất sợ hãi việc tăng cân và nhận thức sai lệch về cân nặng của cơ thể. Những người bị bệnh chán ăn đặt nặng vấn đề phải kiểm soát cân nặng và hình dáng cơ thể, họ sử dụng nhiều biện pháp cực đoan có xu hướng ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày.
Để ngăn cản việc tăng cân hoặc để tiếp tục quá trình giảm cân, họ thường cắt giảm khẩu phần ăn của bản thân một cách khắc nghiệt. Những người này có thể kiểm soát năng lượng đưa vào bằng cách móc họng ói ra ngay sau ăn hoặc lạm dụng thuốc nhuận trường, các dụng cụ dùng để giảm cân, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc xổ. Họ cũng có thể giảm cân bằng cách tập luyện quá độ. Dù cân nặng có giảm hay không thì người bị chứng chán ăn tâm thần luôn sợ hãi về việc tăng cân.
Chán ăn tâm thần là một trong 3 loại rối loạn ăn uống phổ biến. Để biết được những thông tin chung về bệnh rối loạn ăn uống, bạn có thể tham khảo tại BỆNH RỐI LOẠN ĂN UỐNG.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh chán ăn tâm thần
Các dấu hiệu thực thể của chứng chán ăn có liên quan tới sự đói khát nhưng các rối loạn còn bao gồm cả cảm xúc và các vấn đề hành vi liên quan tới nhận thức không chính xác về cân nặng và sự sợ hãi tột độ việc tăng cân hoặc trở nên béo phì.
Dấu hiệu thực thể của chứng rối loạn ăn uống có thể bao gồm:
- Giảm cân nhanh chóng
- Vẻ ngoài ốm yếu
- Các chỉ số máu bất thường
- Mệt mỏi
- Mất ngủ
- Hoa mắt, chóng mặt
- Móng tay nhạt màu
- Tóc rụng, gãy hoặc yếu
- Rụng lông
- Mất kinh
- Táo bón
- Da khô hoặc vàng vọt
- Sợ lạnh
- Nhịp tim bất thường
- Huyết áp thấp
- Mất nước
- Loãng xương
- Tay chân sưng phù
Các triệu chứng cảm xúc và hành vi có thể bao gồm những nỗ lực để giảm cân bằng các cách sau:
- Cực kì hạn chế nạp thức vào cơ thể bằng việc ăn kiêng hoặc ăn chay và tập thể dục quá mức
- Ăn rất nhiều nhưng tự móc họng ói ra và có thể sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, dụng cụ dùng để ăn kiêng hoặc các sản phẩm thảo dược
Một vài triệu chứng cảm xúc và hành vi khác có liên quan tới chứng chán ăn như:
- Cảnh giác với thức ăn
- Từ chối ăn
- Phủ nhận bản thân đang đói bụng
- Sợ hãi việc tăng cân
- Nói dối về số lượng thức ăn đã ăn vào
- Thờ ơ
- Xa lánh xã hội
- Cáu gắt
- Giảm ham muốn tình dục
- Trầm cảm
- Có suy nghĩ muốn tự tử
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Chứng chán ăn tâm thần có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn như nhiều chứng rối loạn ăn uống khác. Tuy nhiên, rất nhiều người mắc bệnh lại không muốn được chữa trị, ít nhất là giai đoạn đầu. Mong muốn giữ dáng mảnh mai đã lấn át đi sự quan tâm của họ tới sức khỏe của bản thân. Nếu bạn lo lắng cho người thân yêu của mình, hãy động viên và thúc giục cô ấy/anh ấy tới gặp với bác sĩ.
Các dấu hiệu báo động bạn cần chú ý
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng chán ăn có thể rất khó để phát hiện vì người bệnh thường che giấu các thói quen ăn uống hay các triệu chứng thực thể của họ. Nếu bạn lo lắng người thân mình có thể mắc chứng chán ăn, đây là những dấu hiệu báo động bệnh:
- Bỏ bữa
- Đưa ra lí do cho việc không muốn ăn uống
- Chỉ ăn một ít và ăn một vài loại thức ăn “an toàn”, thường là những loại thức ăn ít béo và ít năng lượng
- Tuân thủ nghiêm ngặt các bữa ăn hay các nghi thức ăn uống, như nhả đồ ăn ra sau khi nhai
- Nấu đồ ăn cho người khác nhưng lại từ chối ăn
- Luôn theo dõi cân nặng của bản thân
- Than phiền về việc tăng cân hoặc béo phì
- Không muốn ăn uống ở nơi công cộng
- Có các cục chai ở tay và răng bị mòn do tìm cách gây nôn
- Mặc nhiều lớp quần áo
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nguyên nhân gây ra bệnh chán ăn tâm thần
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chán ăn tâm thần vẫn chưa được hiểu rõ. Cũng như các bệnh khác, nguyên nhân thường là do các yếu tố sinh học, tâm lý và môi trường tác động qua lại.
- Yếu tố sinh học: mặc dù các chuyên gia vẫn chưa biết rõ được các gen nào liên quan tới bệnh nhưng có một số gen làm cho vài người dễ mắc bệnh chán ăn hơn. Một số người có khuynh hướng di truyền về chủ nghĩa hoàn hảo, tính nhạy cảm và tính kiên trì – tất cả các đặc điểm liên quan tới chứng biến ăn.
- Yếu tố tâm lý: một vài tính cách có khả năng dẫn tới chứng chán ăn. Phụ nữ trẻ có thể có chứng ám ảnh cưỡng chế, điều đó làm họ dễ dàng theo sát chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và bỏ bữa mặc dù đang rất đói. Họ có thể điên cuồng vì chủ nghĩa hoàn hảo, làm họ nghĩ họ không bao giờ mảnh mai được. Họ có mức độ lo âu rất cao và cắt giảm khẩu phần ăn của mình để giải quyết sự lo âu đó.
- Yếu tố môi trường: vì bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây hiện đại tôn thờ sự mảnh mai. Thành công và giá trị bản thân thường được đánh đồng với cơ thể mảnh mai. Hơn nữa, áp lực từ những người đồng trang lứa là động lực chính thúc đẩy mong ước được mảnh mai, nhất là ở những cô gái trẻ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh chán ăn tâm thần
Một vài yếu tố nguy cơ sau làm gia tăng khả năng mắc chứng chán ăn như:
- Giới tính nữ: chán ăn thường thấy ở phụ nữ. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có xu hướng gia tăng tỉ lệ mắc các rối loạn ăn uống, có lẽ là do áp lực xã hội áp đặt lên họ ngày càng tăng.
- Tuổi trẻ: chán ăn hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên bất cứ ai ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể bị các rối loạn ăn uống, và trên 40 tuổi thì tỉ lệ này rất hiếm. Các em tuổi vị thành niên dễ bị ảnh hưởng hơn do sự thay đổi cơ thể trong quá trình dậy thì. Chúng có thể phải đối mặt với nhiều áp lực xã hội hơn và nhạy cảm hơn với sự chỉ trích hay thậm chí những lời bình luận thông thường về cân nặng và hình thể của chúng.
- Di truyền: sự thay đổi ở một số gen cụ thể có thể làm người ta dễ bị chứng chán ăn.
- Tiền sử gia đình: người có người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột hay con cái – có chứng chán ăn sẽ có nguy cơ mắc chứng chán ăn cao hơn.
- Thay đổi cân nặng: khi một người thay đổi cân nặng – dù cố ý hay không – thì những thay đổi đó có thể được củng cố bởi những lời bình luận tích cực nếu họ giảm cân hoặc bằng những nhận xét tiêu cực vì họ tăng cân. Chính những thay đổi trong những lời bình luận đó có thể làm ai đó bắt đầu ăn kiêng triệt để. Thêm vào đó, bỏ đói cơ thể và giảm cân có thể làm thay đổi cách não bộ hoạt động ở những người dễ bị ảnh hưởng, điều đó có thể làm họ kéo dài việc ăn uống kiêng khem và khó quay lại với thói quen ăn uống bình thường.
- Các sự thay đổi trong cuộc sống: dù là chuyển trường, chuyển nhà hoặc chuyển công việc, chia tay người yêu hoặc người thân yêu mắc bệnh hay qua đời, sự thay đổi này có thể mang lại cảm xúc tiêu cực và làm gia tăng nguy cơ mắc chứng chán ăn.
- Thể thao, công việc và các hoạt động nghệ thuật: vận động viên, diễn viên, vũ công và người mẫu có tỉ lệ mắc chứng chán ăn cao. Huấn luyện viên và các bậc phụ huynh có thể vô tình làm tăng tỉ lệ này lên bằng cách gợi ý rằng họ nên giảm cân hơn nữa.
- Truyền thông và xã hội: các phương tiện truyền thông đại chúng như TV và tạp chí thời trang thường xuyên cho xuất hiện hình ảnh những người mẫu mảnh mai. Những hình ảnh này dường như đánh đồng sự mảnh mai với thành công và nổi tiếng. Tuy nhiên việc truyền thông chỉ đơn thuần phản ánh các giá trị của xã hội hay thực sự làm cho họ mắc chứng chán ăn tới nay vẫn chưa rõ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Biến chứng và tác hại của bệnh chán ăn tâm thần
Chứng chán ăn có thể có rất nhiều biến chứng, nặng nhất là tử vong. Cái chết có thể đến bất ngờ cho dù người đó vẫn chưa tới mức suy dinh dưỡng trầm trọng. Điều này có thể là hậu quả của việc rối loạn nhịp tim hoặc mất cân bằng điện giải trong cơ thể – các khoáng chất như Natri, Kali và Can – xi có tác dụng cân bằng các loại dịch trong cơ thể.
Các biến chứng khác bao gồm:
- Thiếu máu
- Các vấn đề về tim như sa van hai lá, nhịp tim bất thường hay suy tim
- Loãng xương, gia tăng nguy cơ gãy xương về già
- Mất kinh ở nữ, giảm nội tiết tố nam ở nam
- Các vấn đề ở đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn
- Bất thường điện giải như hạ Kali máu, Natri, Canxi máu
- Các vấn đề ở thận
- Tự tử
Nếu một người mắc chứng chán ăn bị suy dinh dưỡng nặng, tất cả các cơ quan trong cơ thể người đó đều có thể bị tổn thương như não, tim, thận. Tổn thương này có thể không hồi phục được ngay cả khi chứng chán ăn đã được kiểm soát.
Ngoài các biến chứng trên cơ thể, người bị chán ăn thường có thêm các rối loạn tâm thần như:
- Trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn cảm xúc khác
- Rối loạn nhân cách
- Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Lạm dụng rượu bia và các chất khác
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các phương pháp điều trị bệnh chán ăn tâm thần
Chẩn đoán
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc chứng chán ăn, họ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm và khám tổng quát để đưa ra chẩn đoán, loại trừ các nguyên nhân gây giảm cân và kiểm tra các biến chứng kèm theo. Những xét nghiệm đó bao gồm:
- Khám thực thể: bao gồm đo chiều cao và cân nặng, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn như nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, kiểm tra da và móng của bạn xem có bất thường gì không, nghe tim phổi và khám bụng.
- Xét nghiệm: xét nghiệm máu và các xét nghiệm chuyên biệt để kiểm tra điện giải, protein cũng như chức năng gan, thận và tuyến giáp, bạn cũng có thể được cho làm xét nghiệm nước tiểu.
- Đánh giá tâm lý: bác sĩ tâm thần sẽ hỏi bạn về các suy nghĩ của bản thân, cảm xúc và các thói quen ăn uống. Bạn cũng có thể yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi tự đánh giá tâm lý bản thân.
- Các xét nghiệm khác: Chụp Xquang để kiểm tra mật độ xương, chỗ nứt xương hoặc gãy xương, nó cũng có thể được dùng để kiểm tra xem có viêm phổi hay các vấn đề ở tim hay không. Điện tim được thực hiện để tìm các bất thường ở tim. Các xét nghiệm được thực hiện để xác định lượng nặng lượng mà cơ thể bạn sử dụng, từ đó xây dựng các yêu cầu dinh dưỡng cần thiết.
Tiêu chuẩn chẩn đoán chứng chán ăn
Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các chứng bệnh tâm thần (DSM – 5) được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ, được sử dụng bởi các bác sĩ tâm lý để chẩn đoán các tình trạng bệnh tâm thần và được sử dụng bởi các công ty bảo hiểm để hoàn trả chi phí điều trị bệnh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán chứng chán ăn theo DSM – 5 bao gồm:
- Giảm thiểu số lượng thức ăn nạp vào: ăn ít hơn lượng cần thiết để giữ cân nặng ở mức bình thường theo lứa tuổi và theo chiều cao.
- Sợ hãi việc tăng cân: nỗi sợ hãi to lớn về việc tăng cân hoặc mập lên hoặc có những hành vi ngăn cản việc tăng cân như móc họng ói hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng mặc dù bạn đang thiếu cân.
- Có vấn đề về hình ảnh bản thân: chối bỏ tầm quan trọng của việc bản thân đang bị thiếu cân, tự liên kết giữa cân nặng và giá trị bản thân hay có hình ảnh méo mó về vẻ ngoài hoặc hình dáng cơ thể mình.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị bệnh
Khi bạn mắc chứng chán ăn, bạn có thể cần một vài phương pháp điều trị khác nhau. Việc điều trị thường được thực hiện bởi một đội ngũ các chuyên gia bao gồm các bác sĩ, các chuyên gia tâm lý và các chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm điều trị các rối loạn ăn uống. Tiếp tục liệu pháp điều trị và giáo dục dinh dưỡng là điều rất quan trọng trong quá trình phục hồi bệnh. Dưới đây là ví dụ về những việc cần làm trong quá trình điều trị cho bệnh nhân chán ăn.
Nhập viện
Nếu tính mạng của bạn đang gặp nguy hiểm, bạn cần nhập viện tại phòng cấp cứu để giải quyết các vấn đề về nhịp tim, tình trạng mất nước, rối loạn điện giải hoặc các vấn đề về tâm lý. Bác sĩ phải yêu cầu nhập viện để chữa trị các biến chứng, cấp cứu tâm lý, tình trạng suy dinh dưỡng nặng hoặc nếu bạn tiếp tục từ chối ăn uống. Bạn có thể nhập viện tại khoa y thông thường hoặc khoa tâm thần.
Một vài phòng khám chuyên điều trị những bệnh nhân rối loạn ăn uống. Họ cung cấp những liệu trình điều trị trong ngày hoặc điều trị nội trú chứ không bắt buộc nhập viện hoàn toàn. Các rối loạn ăn uống đặc biệt có thể cần điều trị lâu hơn và chuyên sâu hơn.
Chăm sóc y tế
Do có nhiều biến chứng gây ra bởi chứng chán ăn, bạn cần được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn thường xuyên, lượng nước trong cơ thể và tình trạng điện giải cũng như các tình trạng khác của cơ thể. Trong một vài trường hợp nặng, bệnh nhân chán ăn có thể cần phải được nuôi ăn qua một ống thông từ mũi xuống dạ dày (ống thông mũi – dạ dày).
Bác sĩ chăm sóc ban đầu là người phối hợp với các chuyên gia y tế khác. Đôi khi chính chuyên gia tâm lý lại là người phối hợp với các chuyên gia y tế khác.
Phục hồi mức cân nặng bình thường
Mục tiêu đầu tiên của việc điều trị là lấy lại mức cân nặng bình thường. Bạn không thể nào hồi phục sau một rối loạn ăn uống mà không lấy lại được mức cân nặng cần thiết và học cách ăn uống dinh dưỡng đúng cách.
Một bác sĩ tâm thần hay một chuyên gia tâm lý có thể làm việc với bạn để xây dựng lại các hành vi đúng đắn để lấy lại cân nặng bình thường. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra các hướng dẫn giúp bạn quay lại các thói quen ăn uống thông thường, bao gồm cung cấp thực đơn cụ thể và yêu cầu lượng năng lượng cần tiêu thụ để đạt được mức cân nặng mục tiêu. Gia đình bạn có thể tham gia vào quá trình giúp bạn duy trì các thói quen thông thường.
Liệu pháp tâm lý
Những liệu pháp tâm lý dưới đây có thể có lợi:
- Liệu pháp dựa vào gia đình: đây là phương pháp điều trị dựa trên chứng cứ duy nhất được áp dụng cho trẻ vị thành niên mắc chứng chán ăn. Do chúng không có khả năng lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe trong tình trạng bản thân đang gặp nguy hiểm, liệu pháp này cần cha mẹ cùng chung tay giúp đỡ con mình ăn uống đúng cách và lấy lại cân nặng cần thiết cho tới khi chúng tự đưa ra những lựa chọn tốt cho sức khỏe bản thân.
- Liệu pháp cá thể: với người lớn, liệu pháp điều trị hành vi nhận thức – đặc biệt là liệu pháp điều trị hành vi nhận thức tăng cường – cho thấy được tác dụng. Mục tiêu chính là giúp bạn quay lại thói quen ăn uống và hành vi bình thường để tăng cân. Mục tiêu thứ hai là giúp thay đổi những suy nghĩ và quan điểm lệch lạc về việc ăn uống kiêng khem. Kiểu điều trị này thường được thực hiện mỗi tuần một lần hoặc trong các liệu trình điều trị 1 ngày, nhưng trong một vài trường hợp, nó có thể là một phần trong quá trình điều trị ở bệnh viện tâm thần.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Dùng thuốc
Không có loại thuốc nào cụ thể nào có thể điều trị chứng chán ăn. Tuy nhiên, các thuốc chống trầm cảm hoặc các thuốc trị các chứng bệnh tâm thần khác có thể dùng để điều trị các rối loạn tâm thần khác bạn đang mắc, như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
Các khó khăn khi điều trị chứng chán ăn tâm thần
Một trong những khó khăn lớn nhất khi điều trị chứng chán ăn là bệnh nhân không hợp tác. Những rào cản này bao gồm:
- Nghĩ rằng bạn không cần chữa trị
- Lo sợ sẽ tăng cân trở lại
- Không nhìn nhận chứng chán ăn là một căn bệnh mà đó là một cách sống
Những người có các rối loạn ăn uống có thể phục hồi được. Tuy nhiên, họ vẫn có nguy cơ tái phát cao do bị bệnh stress nặng hoặc trong các tình huống kích động. Các liệu pháp điều trị duy trì hoặc các cuộc hẹn tái khám trong khoảng thời gian stress có thể giúp bạn sống khỏe mạnh.
Liệu pháp điều trị thay thế
Liệu pháp điều trị thay thế sử dụng cách tiếp cận không chính thống thay vì dùng thuốc. Còn liệu pháp điều trị bổ sung là cách tiếp cận không chính thống được sử dụng cùng với y học chính thống.
Liệu pháp điều trị thay thế chưa được nghiên cứu kĩ dưới góc độ là một phương pháp điều trị cho bệnh nhân chán ăn, nhưng liệu pháp điều trị bổ sung có thể giúp loại bỏ sự lo âu căng thẳng. Những liệu pháp đó có thể giúp bệnh nhân chán ăn bằng cách tăng cường cảm giác thoải mái và thư giãn.
Các ví dụ về liệu pháp điều trị bổ sung chống lo âu như:
- Châm cứu
- Mát - xa
- Yoga
- Dùng thuốc
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kì liệu pháp điều trị thay thế. Tự nhiên không đồng nghĩa với an toàn. Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu được các rủi ro tiềm ẩn và các lợi ích trước khi bạn tiếp nhận bất kì liệu pháp trị liệu nào.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Để điều trị bệnh rối loạn lo âu với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đến số 1900 1246 để đặt lịch khám.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi