Hạ Kali trong máu là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Trần Thị Thủy, năm nay tôi 37 tuổi. Trong thời gian gần đây, cơ thể tôi thường xuyên bị mệt mỏi, táo bón kèm theo những triệu chứng như loạn nhịp tim. Cách đây 5 năm tôi từng kiểm tra và được biết mình mắc chứng hạ kali máu nhưng đã chữa khỏi. Bác sĩ có thể tư vấn giúp là những triệu chứng trên có phải của chứng hạ kali máu không và tôi có nguy cơ bị lại không? Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Chào chị Trần Thị Thủy, rất vui vì nhận được câu hỏi và sự tin tưởng của bạn đối với chúng tôi. Thông qua những triệu chứng của chị, chúng tôi đã liên hệ với đội ngũ bác sĩ Hello Doctor để tư vấn về thêm tình trạng của chị như sau:
2. Triệu chứng của hạ Kali máu
3. Nguyên nhân gây ra hạ Kali máu
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
1. Hạ kali trong máu là bệnh gì?
Kali là một chất điện phân rất quan trọng đối với quá trình hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ, đặc biệt là các tế bào cơ tim trong cơ thể chúng ta.
Nồng độ kali trong máu ở mức bình thường sẽ nằm trong khoảng 3,6-5,2 mmol /L. Hạ kali máu là tình trạng mức kali trong máu thấp hơn so với bình thường.Mức kali rất thấp (dưới 2,5 mmol /L) có thể nguy hiểm đến tính mạng và cần được cấp cứu ngay.
Tình trạng này trái ngược với tăng Kali trong máu. Bạn có thể xem thêm về triệu chứng tăng Kali trong máu tại Tăng Kali máu.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của chứng hạ Kali máu
Hạ kali máu nhẹ thường có các biểu hiện như yếu cơ, chuột rút, cơ thể mệt mỏi. Nhiều khi dẫn đến tình trạng táo bón, tắc ruột do yêu cơ trơn. Và khi tình trạng hạ kali máu nặng lúc nào sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhẽo cơ, giảm phản xa gân xương, tiêu cơ vân có thể gây tăng độc tính của digitalis. Lúc nào người bệnh cần đưa được cấp cứu ngay.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ Kali máu
Hạ Kali máu có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất gây mất một lượng lớn kali do kali từ máu chuyển vào nội bào, do mất kali qua các con đường ngoài thậntừ nước tiểu là uống thuốc lợi tiểu. Tiêu chảy, nôn mửa cũng có thể dẫn đến tình trạng mất kali từ đường tiêu hóa.Ngoài ra, tình trạng gây mất kali trong máu có thể là biểu hiện của một số bệnh trong cơ thể hay một số những nguyên nhân khác.
Một số nguyên nhân gây mất kali dẫn đến lượng kali trong máu thấp:
- Nôn
- Sử dụng thuốc lợi tiểu
- Suy thận mãn tính
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng
- Nhiễm toan Xeton do đái tháo đường
- Tiêu chảy (gây kích ứng hậu môn)
- Uống rượu quá mức
- Đổ nhiều mồ hôi
- Thiếu axit folic
- Tình trạng thừa aldosterone chính
- Sử dụng kháng sinh
Thiếu hụt kali trong chế độ ăn thường không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng hạ kali máu.
4. Khi nào cần gọi bác sĩ?
Thông thường, hạ kali máu chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên khi bạn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe. Hạ kali máu hiếm khi nào gây ra các triệu chứng đơn lẻ như cơ thể mệt mỏi, chuột rút.
Khi nhịp tim bất thường là biến chứng đáng lo ngại nhất của hạ kali máu, đặc biệt ở những người mắc bệnh tim. Hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu nhẽo cơ, giảm phản xạ gân xương, tiêu cơ vân lúc này người bệnh cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để cấp cứu và kiểm tra thông qua các kết quả xét nghiệm và phác đồ điều trị.
Tùy theo từng mức độ và nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ kali máu, bác sĩ sẽ chọn cho bạn những phương pháp điều trị khác nhau. Uống bổ sung kali là một trong những phương pháp phổ biến nhất vì kali được hấp thu nhanh hoặc dùng dung dịch kali clorid ngoài ra còn có thể truyền dung dịch kali qua đường máu nhưng chỉ dùng khi không thể uống.
Mọi biện pháp điều trị phải theo hướng dẫn của bác sỹ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng để tránh các biến chứng và phản ứng ngược của thuốc.
Trường hợp của chị Trần Thị Thủy, do có tiền sử hạ kali trong máu và xuất hiện những biểu hiện của hạ kali trong máu nhẹ. Nhưng để có kết quả chẩn đoán chính xác, chúng tôi khuyên chị nên đến bệnh viện làm các xét nghiệm để có kết quả chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị hiệu quả. Rất cảm ơn sự tin tưởng của chị đối với chúng tôi. Chúc chị mạnh khỏe.
Xin chân thành cảm ơn!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi