Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ có thể giải thích cụ thể hơn về triệu chứng này được không ạ, khi nào thì chán nản sẽ dẫn đến bệnh và cần phải làm gì để điều trị và phòng chống. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nếu bạn cần được tư vấn nhiều hơn hãy liên hệ đến số 1900 1246. Về phần câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin về triệu chứng chán nản như sau:
2. Biểu hiện của triệu chứng chán nản
3. Nguyên nhân gây ra chán nản
6. Phòng chống
1. Triệu chứng chán nản là gì?
Chán nản có tên tiếng Anh là Boredom, là một cảm giác thường gặp trong cuộc sống. Khi bạn cảm thấy bất mãn một hoạt động nào đó hoặc cảm thấy buồn chán và không hứng thú với nó, đều có thể dẫn tới chán nản. Chán nản có thể xảy ra khi bạn thấy mình tràn đầy năng lượng nhưng lại không có nơi nào để xả nó. Chán nản cũng có thể xuất hiện khi bạn gặp khó khăn trong việc tập trung làm một điều gì đó.
Chán nản là một than phiền thường có ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Trong một số trường hợp, họ có thể than chán nản khi thấy không thoái đối với cảm xúc hay ý nghĩ của mình.
2. Biểu hiện của triệu chứng chán nản kéo dài
Chán nản đặc trưng bởi cảm giác trống rỗng, đi cùng đó là cảm giác thất vọng. Khi cảm thấy chán nản, bạn sẽ thiếu tập trung và mất hứng thú với những gì xảy ra ở xung quanh trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy thờ ơ, mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nguyên nhân gây ra chán nản
Một số người nhận ra và trải nghiệm sự chán nản khác nhau. Ở một vài trường hợp, chán nản xảy ra có thể do các nguyên nhân sau:
- Thiếu nghỉ ngơi hay thiếu dinh dưỡng
- Sự khuyến khích về mặt tinh thần thấp
- Thiếu sự lựa chọn hoặc thiếu kiểm soát các hoạt động hàng ngày
- Thiếu sự đa dạng trong giải trí tiêu khiển
- Giảm nhận thức về thời gian
Bạn hoặc trẻ có thể thấy chán nản khi tham gia một hoạt động, bởi vì:
- Mất hứng thú
- Hướng dẫn khó hiểu
- Sợ làm sai
- Lặp lại một hành động trong thời gian quá lâu
- Cảm thấy không thể thử các cách thức mới cho hoạt động đó
Những người mắc một số bệnh lý về tâm thần cũng có triệu chứng chán nản, điển hình là bệnh trầm cảm.
Ai là người có nguy cơ bị chán nản?
Hầu hết tất cả mọi người đều trải qua sự chán nản. Một vài nhóm tuổi sẽ trải nghiệm sự chán nản nhiều hơn các nhóm tuổi còn lại.
Tuổi thanh thiếu niên thường cảm thấy chán nản. Mặc họ được tự do hơn trong việc lựa chọn sẽ làm gì với thời gian mình có, họ vẫn còn đang tìm hiểu về bản thân mình và sở thích của mình. Sẽ không thể biết được tập trung vào điều gì có thể dẫn đến nhàm chán.
Những người trẻ tuổi lại là những người dễ có triệu chứng chán nản nhất
4. Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi tình trạng chán nản kéo dài và khiến cho bạn không cảm thấy vui lên được, nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về tâm thần. Bạn nên tìm đến bác sĩ để sớm được chẩn đoán và nhanh chóng có phương án điều trị sớm.
Thông tin liên lạc:
- Điện thoại: 0886006167 hoặc 19001246
- Zalo: https://zalo.me/hellodoctors
- Facebook: https://www.facebook.com/hellodoctors.vn
Địa chỉ phòng khám tại 3 Thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng
- Địa chỉ: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10
- Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/rGm4qPj6TSWTX1mk6
- Địa chỉ 1: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa
- Bản đồ Đường đi: https://goo.gl/maps/TgUmZ7KVqeBuH9dU8
- Địa chỉ 2: Lô 3, Ngõ 131 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai
- Bản đồ Đường đi: https://goo.gl/maps/NKgt17ehXnHDJwbR6
- Địa chỉ: Số 14 Lê Doãn Nhạ, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu
- Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/GDCgH8WtKXswfvNZ6
Liên lạc với chúng tôi để tư vấn khám và gửi thuốc về tận nhà.
5. Điều trị chứng chán nản bệnh lý
Chẩn đoán
Chán nản là phản ứng bình thường đối với một số tình huống. Và trong khi không có một xét nghiệm nào để chẩn đoán, chán nản nếu kéo dài trong một khoảng thời gian quá lâu hoặc xảy ra thường xuyên có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm, bạn có thể xem tại BỆNH TRẦM CẢM.
Chán nản ở trẻ em
Các triệu chứng chán nản và triệu chứng của bệnh trầm cảm đôi khi giống nhau. Một đứa trẻ chán nản có thể muốn được tham gia hoặc dễ dàng tham gia cuộc vui nếu bạn đưa ra trò gì đó thú vị cho chúng chơi, trong khi một đứa trẻ bị trầm cảm có thể tránh né điều này.
Một số trẻ không thể miêu tả đầy đủ được các cảm giác của chúng. Hỏi bác sĩ về chuyên khoa tâm thần có thể cung cấp cho bạn một vài manh mối về vấn đề mà con bạn đang gặp phải.
Chán nản ở người lớn
Nếu chán nản can thiệp vào khả năng bạn hoàn thành các công việc quan trọng, hoặc nó cản trở chất lượng cuộc sống của bạn, hãy báo với bác sĩ. Sự chán nản của bạn có thể liên quan đến trầm cảm nếu bạn trải qua các triệu chứng sau:
- Cảm thấy vô vọng
- Cảm thấy buồn rầu
- Tránh né sự hào hứng
- Đổ lỗi bản thân vì sự chán nản
Bác sĩ có thể giúp bạn phân biệt giữa chán nản và trầm cảm và cho bạn điều trị khi cần thiết. Hãy liên hệ đến số phòng khám của bác sĩ tâm lý 1900 1246 sau đây là những bác sĩ tâm lý tư vấn có thể giúp bạn đối phó với chán nản, buồn chán
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Không có một điều trị y khoa đặc hiệu nào cho chán nản. Tuy nhiên, có hàng ngàn giải pháp nếu bạn đang cảm thấy chán nản. Ví dụ, bạn có thể muốn thử một vài sở thích mới hoặc đa dạng các hoạt động mới khác. Tham gia vào một câu lạc bộ có thể là một cách hay để ngăn cản sự nhàm chán của bạn. Câu lạc bộ đọc sách, các nhóm vui chơi hoặc tập thể dục đều là những nơi tuyệt vời để bắt đầu. Tham gia một nhóm cộng đồng tổ chức các hoạt động vui chơi và giải trí là một ý kiến hay khác.
Bạn có thể giúp con mình giải quyết các cảm giác chán nản. Khi chúng than chán, khuyến khích chúng nói chuyện. Hãy dành thời gian để giúp chúng nhận ra nguyên nhân sự chán nản và tìm ra các giải pháp một cách sáng tạo.
Để có kết quả tốt nhất:
- Đừng hỏi con bạn có “nên” chán nản hay không?
- Tránh phản ứng với than phiền của con về việc chán nản bằng sự thiếu kiên nhẫn và lo lắng.
- Hỏi con bạn câu hỏi mở, khuyến khích chúng sự sáng tạo tìm ra các giải pháp thú vị để giảm bớt sự nhàm chán.
- Nhận ra được rằng sự than phiền về việc chán nản của con bạn có thể là một cách thu hút sự quan tâm chú ý của bạn hoặc đòi hỏi bạn tham gia một hoạt động nào đó.
- Giúp con bạn nhận ra các vấn đề về mặt cảm xúc hoặc các cảm giác chán nản.
- Giúp con bạn tìm ra một hoạt động hấp dẫn mà chúng có thể tham gia hoặc bạn có thể tham gia cùng.
Nếu chán nản là một phần của vấn đề lớn hơn như trầm cảm, bạn sẽ cần được điều trị. Hãy nói với bác sĩ về cảm giác của bạn để giúp họ hiểu được chính xác tình trạng mà bạn đang mắc phải và có phương án điều trị đúng đắn cho bạn.
6. Phòng tránh chứng chán nản
Để giúp ngăn ngừa sự chán nản, bạn có thể:
- Ghi chú lại các tình huống mà bạn hoặc con bạn trở nên chán nản. Chú ý thời gian trong ngày, địa điểm, và các hoạt động dẫn đến nhàm chán, vì vậy bạn có thể tránh được các tình huống đó hoặc chuẩn bị cho sự chán nản có thể xảy ra.
- Khiến các công việc hàng ngày trở nên thú vị bằng cách thêm chi tiết đặc biệt. Ví dụ, bắt đầu đặt thời gian xem bạn có thể làm nhanh như thế nào.
- Kết hợp các công việc lặp đi lại để chúng có thể được làm cùng lúc.
- Chia nhỏ công việc lớn, và lên kế hoạch nghỉ ngơi hoặc tán thưởng ở những mốc quan trọng.
- Tạo một danh sách các hoạt động để thử khi sự nhàm chán xuất hiện. Nếu con bạn cảm thấy chán, hãy tạo danh sách này cùng với chúng.
- Thành lập một nơi đặc biệt để bạn hoặc con bạn có thể dành cho các hoạt động đấu tranh lại sự chán nản.
- Chuẩn bị dành thời gian với con bạn để thiết lập một hoạt động khi chúng thấy chán.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, hy vọng đã giải thích được một cách tổng quan nhất về triệu chứng chán nản cũng như cách phải đối phó với nó. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bình luận, đặt câu hỏi