Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống

Một số người gặp phải vấn đề với việc ăn uống của mình. Các rối loạn ăn uống thường hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi, ít gặp ở những lứa tuổi khác.

1. Rối loạn ăn uống là gì

2. Triệu chứng rối loạn ăn uống

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn ăn uống

4. Biến chứng của bệnh rối loạn ăn uống

5. Cách điều trị rối loạn ăn uống

6. Phòng chống bệnh rối loạn ăn uống

7. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh rối loạn ăn uống là gì?

Rối loạn ăn uống (tên tiếng Anh là Eating disorders) là tình trạng nghiêm trọng có liên quan mật thiết với các hành vi ăn uống kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, cảm xúc và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các công việc quan trọng trong cuộc sống của bạn. Các rối loạn ăn uống thường gặp nhất là chán ăn tâm thần, chứng ăn – ói và chứng cuồng ăn.

Hầu hết các rối loạn ăn uống có liên quan tới việc để ý quá nhiều tới cân nặng, hình thể và thức ăn, dẫn tới các thói quen ăn uống nguy hiểm. Các thói quen ăn uống này có thể ảnh hưởng đáng kể tới việc hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Rối loạn ăn uống có thể gây nguy hại đến hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, xương, răng và miệng và dẫn tới các bệnh khác.

Bằng việc điều trị, bạn có thể quay lại các thói quen ăn uống lành mạnh hơn và có thể đảo ngược các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi rối loạn ăn uống.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn ăn uống

Các triệu chứng thay đổi phụ thuộc vào kiểu rối loạn ăn uống. Có 3 kiểu rối loạn ăn uống thường gặp nhất là chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn – ói và chứng cuồng ăn.

Chứng chán ăn tâm thần

Đây là rối loạn ăn uống có khả năng đe dọa tính mạng, đặc trưng bởi tình trạng nhẹ cân bất thường của cơ thể, sợ hãi tột độ việc tăng cân và nhận thức sai lệch về cân nặng hoặc hình thể. Những người mắc chứng chán ăn tâm thần dùng nhiều biện pháp khắc nghiệt để kiểm soát cân nặng và hình thể, ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe và các hoạt động sống.

Khi bạn mắc chứng chán ăn tâm thần, bạn cực kì hạn chế lượng năng lượng tiêu thụ hoặc sử dụng các biện pháp để giảm cân như tập thể dục quá độ, sử dụng thuốc nhuận trường hoặc các dụng cụ hỗ trợ ăn kiêng hoặc móc họng ói ra ngay sau khi ăn. Các nỗ lực để làm giảm cân này có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe, đôi khi dẫn tới chết do đói.

Xem đầy đủ thông tin tại Chứng chán ăn tâm thần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chán ăn tâm thần - một dạng của rối loạn ăn uống

Chán ăn tâm thần - một dạng của rối loạn ăn uống

Chứng ăn – ói

Chứng ăn – ói là một rối loạn ăn uống có khả năng đe dọa tới tính mạng. Khi bạn mắc chứng bệnh này, bạn có những cơn cuồng ăn có liên quan với việc mất kiểm soát các hành vi ăn uống. Nhiều người mắc chứng ăn ói cũng hạn chế lượng đồ ăn trong ngày, có thể dẫn tới việc cuồng ăn nhiều hơn.

Trong các cơn cuồng ăn này, bạn thường ăn một lượng lớn đồ ăn trong thời gian ngắn và sau đó cố gắng loại bỏ số năng lượng thường bằng cách không lành mạnh. Vì cảm thấy tội lỗi, xấu hổ và sợ hãi tăng cân tột độ mà bạn bắt buộc phải móc họng ói ra, tập thể dục quá nhiều hoặc sử dụng các cách khác như dùng thuốc nhuận trường để loại bỏ số năng lượng thừa đó.

Nếu bạn bị chứng ăn ói, bạn có thể nhận thức sai lệch về cân nặng và vẻ bề ngoài của mình, và bạn có thể tự đánh giá bản thân quá nghiêm trọng và quá khắc nghiệt. Bạn có thể có cân nặng bình thường hoặc hơi thừa cân.

Xem đầy đủ thông tin tại Chứng ăn - ói.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Ăn ói ra - một dạng của rối loạn ăn uống

Ăn ói ra - một dạng của rối loạn ăn uống

Chứng cuồng ăn

Nếu bạn mắc chứng cuồng ăn, bạn thường ăn rất nhiều và cảm thấy không kiểm soát được việc ăn uống của bản thân. Bạn có thể ăn rất nhanh hoặc ăn nhiều hơn lượng bạn cần, ngay cả khi bạn không thấy đói bụng và bạn vẫn tiếp tục ăn sau khi bạn cảm thấy mình đã no tới mức khó chịu.

Sau một cơn cuồng ăn, bạn có thể cảm thấy tội lỗi, ghê tởm hoặc hổ thẹn về hành vi của bản thân và lượng thức ăn đã ăn vào. Nhưng bạn không tìm cách giải quyết đống năng lượng dư thừa đó bằng cách tập thể dục hoặc móc họng ói ra như những người mắc chứng chán ăn hoặc chứng ăn ói. Sự xấu hổ có thể dẫn tới việc ăn một mình để che giấu cơn cuồng ăn của bạn.

Một cơn cuồng ăn thường xảy ra ít nhất 1 lần/tuần. Bạn có thể có cân nặng bình thường, thừa cân hoặc béo phì.

Xem đầy đủ thông tin tại Chứng cuồng ăn.

Cuồng ăn - một dạng của rối loạn ăn uống

Cuồng ăn - một dạng của rối loạn ăn uống

Các rối loạn ăn uống khác bao gồm ăn gở, rối loạn nhai lại và rối loạn thu nạp thực phẩm:

  • Ăn gở là tình trạng ăn những thứ không phải là đồ ăn như xà phòng, vải, bột phấn hoặc đất trong khoảng thời gian ít nhất là 1 tháng. Việc ăn những chất trên không thích hợp cho sự phát triển của cơ thể và đó không phải là một phần của nền văn hóa hoặc một hoạt động xã hội. Nếu bệnh nhân tiếp tục tiêu thụ những thứ không phải thực phẩm này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng cho sức khỏe như bị ngộ độc, bệnh đường ruột hoặc nhiễm trùng. Ăn gở thường xuất hiện chung với các rối loạn khác như tự kỉ hoặc chậm phát triển trí tuệ.
  • Rối loạn nhai lại là sự trớ lên liên tục và lặp lại sau khi ăn nhưng không phải do một bệnh nào đó hoặc do các rối loạn ăn uống khác như chứng chán ăn, chứng ăn ói hoặc chứng cuồng ăn. Thức ăn được đưa ngược lên miệng dù bệnh nhân không buồn nôn hoặc không bị sặc. Đôi khi, phần thức ăn bị trớ lên được nhai lại và nuốt xuống hoặc nhả ra ngoài. Rối loạn này có thể dẫn tới thiếu dinh dưỡng nếu thức ăn bị nhả ra ngoài hoặc nếu người bệnh ăn cực kì ít để ngăn ngừa hành vi trớ lên này. Chứng rối loạn này thường gặp ở trẻ sơ sinh và người chậm phát triển trí tuệ. 
  • Rối loạn thu nạp thực phẩm được đặc trưng bởi việc ăn dưới mức dinh dưỡng tối thiểu cần thiết trong một ngày vì bạn không muốn ăn, bạn tránh né thức ăn có các tính chất nhất định như màu sắc, kết cấu, mùi vị, hoặc bạn lo lắng về các hậu quả của việc ăn uống như sợ bị sặc. Trong rối loạn này, bệnh nhân không tránh né thức ăn vì lo sợ tăng cân. Rối loạn này có thể gây ra sụt cân nghiêm trọng hoặc không tăng cân ở trẻ nhỏ cũng như thiếu các chất dinh dưỡng và gây ra các bệnh khác. Rối loạn này không được chẩn đoán khi các triệu chứng của nó bị trùng lặp với các rối loạn ăn uống khác như chứng chán ăn tâm thần hoặc là triệu chứng của một bệnh nền khác hay các rối loạn tâm thần khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của rối loạn ăn uống lên sức khỏe bản thân nên việc tự đối phó với nó có thể rất khó khăn. Các rối loạn ăn uống có thể cướp đi sinh mạng của bạn. Nếu bạn đang gặp bất kì các vấn đề nào đã kể trên, hoặc bạn nghĩ bạn có thể đang bị rối loạn ăn uống, hãy đi khám bác sĩ để được giúp đỡ.

Nhiều người mắc rối loạn ăn uống không nghĩ là họ cần được điều trị. Nếu bạn lo lắng về người thân của mình đang có các triệu chứng của rối loạn ăn uống, hãy khuyên họ đi khám bác sĩ để được giúp đỡ. Ngay cả khi họ không thừa nhận bản thân đang gặp vấn đề về ăn uống, hãy bày tỏ sự quan tâm của bạn đối với họ và sẵn sàng lắng nghe họ chia sẻ.

Hãy để ý tới các thói quen ăn uống cảnh báo các hành vi không lành mạnh cũng như các áp lực từ bạn bè có thể kích hoạt các rối loạn ăn uống. Các dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo các rối loạn ăn uống bao gồm:

  • Bỏ bữa hoặc đưa ra các lí do để không ăn
  • Ăn uống theo thực đơn ăn kiêng cực kì nghiêm ngặt
  • Cực kì chú ý vào việc ăn uống lành mạnh
  • Tự nấu đồ ăn riêng
  • Né tránh các hoạt động xã hội bình thường
  • Liên tục lo lắng hoặc than phiền về việc tăng cân và luôn nói về việc giảm cân
  • Luôn soi gương vì suy nghĩ sai về hình thể
  • Hay ăn một lượng lớn đồ ngọt hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ 
  • Sử dụng các thuốc giảm cân, thuốc nhuận trường hoặc các sản phẩm thảo dược để giảm cân
  • Tập thể dục quá mức
  • Có những cục chai ở mu bàn tay do móc họng ói 
  • Mất men răng do thường xuyên ói
  • Đi toilet nhiều lần trong bữa ăn
  • Ăn nhiều đồ ăn hoặc ăn vặt nhiều hơn bình thường
  • Biểu đạt sự chán nản, ghê tởm, hổ thẹn hoặc tội lỗi vì các thói quen ăn uống của bản thân
  • Ăn trong bí mật

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn ăn uống

Nguyên nhân chính xác gây ra chứng rối loạn ăn uống hiện nay vẫn chưa biết rõ. Như các bệnh tâm thần khác, chúng có thể có nhiều nguyên nhân như:

  • Di truyền: một vài người nhất định có thể có các gen làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn ăn uống. Những người có người thân trực hệ như cha mẹ, anh chị em có rối loạn ăn uống cũng có thể bị rối loạn ăn uống.
  • Tâm lý và cảm xúc: những người mắc rối loạn ăn uống có thể có các vấn đề về tâm lý và cảm xúc đóng góp vào việc phát triển các rối loạn ăn uống này. Họ có thể tự ti, theo chủ nghĩa hoàn hảo, có hành vi bốc đồng và có các mối quan hệ rắc rối.
  • Xã hội: sự thành công và giá trị bản thân thường được đánh đồng với thân hình mảnh mai trong văn hóa hiện đại. Áp lực từ bạn bè và những gì mọi người thấy trên các phương tiện truyền thông có thể châm ngòi cho ước muốn được mảnh mai.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn ăn uống

Các tình huống và các sự kiện cụ thể có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn ăn uống. Các yếu tố nguy cơ đó bao gồm:

  • Giới nữ: các cô gái trẻ thường mắc chứng biếng ăn hoặc chứng ăn ói nhiều hơn các chàng trai, nhưng các anh vẫn có khả năng mắc các rối loạn ăn uống.
  • Tuổi: mặc dù rối loạn ăn uống có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chúng thường được bắt gặp ở lứa tuổi teen hoặc giới trẻ độ tuổi 20.
  • Tiền sử gia đình: rối loạn ăn uống xuất hiện nhiều ở những người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột đã từng mắc các rối loạn ăn uống.
  • Ăn kiêng: những người giảm cân thường nhận được các lời khen ngợi từ những người khác và do sự thay đổi ngoại hình của họ. Điều này có thể làm vài người ăn kiêng quá mức, dẫn tới rối loạn ăn uống.
  • Căng thẳng: thay đổi môi trường học tập, làm việc hoặc gặp các vấn đề trong các mối quan hệ có thể làm bạn căng thẳng, làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn ăn uống.
  • Thể thao, làm việc và các hoạt động nghệ thuật: các vận động viên, vũ công và người mẫu có nguy cơ cao mắc các rối loạn ăn uống do huấn luyện viên và gia đình vô tình ủng hộ họ giảm cân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Biến chứng và tác hại của bệnh rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống gây ra nhiều biến chứng, một vài biến chứng có thể dẫn tới tử vong. Rối loạn ăn uống càng trầm trọng hoặc càng kéo dài, nguy cơ bạn gặp các biến chứng nguy hiểm càng tăng. Các biến chứng đó là:

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn ăn uống

Chuẩn bị trước khi đi khám

Dưới đây là một vài thông tin cần thiết giúp bạn chuẩn bị sẵn trước khi đi khám bệnh. Bạn nên lập một danh sách bao gồm:

  • Các triệu chứng bạn đang có, bao gồm bất kì triệu chứng nào có vẻ không liên quan tới lí do đi khám lần này.
  • Các thông tin chính về bản thân, bao gồm các căng thẳng hoặc các thay đổi trong cuộc sống dạo gần đây.
  • Tất cả các thuốc, vitamin hoặc các loại thuốc bổ khác bạn đang dùng và liều lượng của chúng.
  • Các câu hỏi bạn cần hỏi bác sĩ

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chẩn đoán

Bác sĩ chẩn đoán các rối loạn ăn uống dựa trên các triệu chứng và các thói quen ăn uống. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang mắc một rối loạn ăn uống nào đó, họ sẽ khám tổng quát và khám tâm lý cũng như cho bạn làm các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán. Các xét nghiệm đó bao gồm:

  • Khám tổng quát để loại trừ các bệnh khác gây ra các rối loạn ăn uống.
  • Đánh giá tâm lý: bác sĩ tâm thần sẽ hỏi bạn về các suy nghĩ, cảm xúc và các thói quen ăn uống của bạn. Bạn cũng có thể được cho làm bảng câu hỏi tự đánh giá tình trạng tâm lý của bản thân.
  • Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để kiểm tra các biến chứng có liên quan tới rối loạn ăn uống. Bạn cũng sẽ được kiểm tra và đánh giá để xác định mức nhu cầu dinh dưỡng của bản thân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Việc điều trị chứng rối loạn ăn uống phụ thuộc vào kiểu rối loạn ăn uống mà bạn đang mắc phải. Nhưng nhìn chung, việc điều trị bao gồm trị liệu tâm lý, giáo dục dinh dưỡng và dùng thuốc. Nếu bạn đang gặp nguy hiểm tới tính mạng, bạn có thể cần nhập viện ngay lập tức.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý có thể giúp bạn học cách thay thế các hành vi không lành mạnh với các hành vi lành mạnh khác. Trị liệu tâm lý bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức thường được sử dụng để điều trị chứng ăn ói và chứng cuồng ăn. Bạn học cách kiểm soát cảm xúc và việc ăn uống của bản thân, xây dựng các kĩ năng giải quyết vấn đề và tìm ra những cách đối phó với các tình huống căng thẳng một cách lành mạnh. Trị liệu tâm lý cũng có thể giúp bạn cải thiện các mối quan hệ và cảm xúc.
  • Liệu pháp dựa vào gia đình là cách điều trị dành cho trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các rối loạn ăn uống. Gia đình tham gia vào việc trị liệu bằng cách đảm bảo trẻ hoặc các thành viên khác trong gia đình có các thói quen ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe.

Điều trị bệnh rối loạn ăn uống bằng trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý giúp bạn học cách kiểm soát các hành vi ăn uống và cảm xúc của bản thân

Cân nặng tiêu chuẩn và giáo dục dinh dưỡng

Nếu bạn nhẹ cân do rối loạn ăn uống, mục tiêu điều trị đầu tiên là lấy lại mức cân nặng bình thường. Cho dù cân nặng của bạn như thế nào, bác sĩ sẽ cung cấp các thông tin về chế độ ăn lành mạnh cho bạn và giúp bạn thiết kế kế hoạch ăn uống để giúp bạn đạt được mức cân nặng có lợi cho sức khỏe và học được các thói quen ăn uống lành mạnh.

Nhập viện

Nếu bạn gặp các bệnh nặng như chứng chán ăn, gây thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhập viện.

Dùng thuốc

Thuốc không thể điều trị được chứng rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, một vài loại thuốc có thể giúp bạn kiểm soát được các cơn cuồng ăn hoặc kiểm soát các mối bận tâm thái quá với thức ăn hoặc việc ăn kiêng. Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu có thể giúp bạn điều trị các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu thường xuất hiện với các rối loạn ăn uống.

Điều trị thay thế

Đôi khi người bệnh tìm kiếm các biện pháp điều trị thay thế để cải thiện sức khỏe của họ. Tuy nhiên có nhiều loại thuốc giảm cân và sản phẩm thảo dược được sản xuất để giảm sự thèm ăn hoặc để giảm cân, và các sản phẩm này có thể dẫn tới các rối loạn ăn uống khác. Thêm vào đó, các thuốc giảm cân hoặc thảo dược có thể có các tác dụng phụ nguy hiểm như loạn nhịp tim, lú lẫn, buồn nôn, chóng mặt và lo âu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc hỗ trợ nào khác.

Giảm căng thẳng và lo âu

Điều trị bổ sung có thể giúp các bệnh nhân mắc rối loạn ăn uống giảm căng thẳng bằng cách giúp bạn thư giãn và gia tăng cảm giác thoải mái. Các biện pháp giảm căng thẳng đó là:

  • Châm cứu
  • Mát – xa
  • Yoga
  • Thiền

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Khi bạn mắc chứng rối loạn ăn uống, việc tự chăm sóc bản thân có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong và sau quá trình điều trị và duy trì sức khỏe của bạn.

Hãy thử những cách dưới đây để giúp bạn tự chăm sóc bản thân:

  • Theo sát kế hoạch điều trị, đừng bỏ các buổi trị liệu và cố gắng đừng tránh né các kế hoạch ăn uống đã được đề ra.
  • Trao đổi với bác sĩ về các loại vitamin và thuốc bổ thích hơp để đảm bảo bạn có đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Đừng cô lập bản thân với các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người mong muốn bạn khỏe mạnh và quan tâm bạn bằng cả trái tim.
  • Trao đổi với bác sĩ về loại vận động thể chất phù hợp với bạn.
  • Đọc các loại sách tự hỗ trợ (self – help) đưa ra các lời khuyên hợp lý và thực tế.
  • Kiềm nén hành vi cân đo hoặc nhìn vào gương quá thường xuyên.

Đối phó với chứng rối loạn ăn uống rất khó khi bạn bị làm nhiễu bởi các thông tin từ truyền thông, văn hóa và có lẽ là gia đình hoặc bạn bè của bạn. Cho dù bạn hoặc người thân có rối loạn ăn uống, hãy gặp bác sĩ để có được các lời khuyên để đối phó và hỗ trợ cảm xúc. Học cách đối phó hiệu quả và được hỗ trợ từ gia đình và bạn bè rất quan trọng để điều trị hiệu quả.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Phòng chống bệnh rối loạn ăn uống

Mặc dù không có cách nào chắc chắn để phòng các rối loạn ăn uống nhưng dưới đây là một vài biện pháp giúp bạn và người thân xây dựng được các thói quen ăn uống lành mạnh:

  • Khuyến khích các thói quen ăn uống lành mạnh và tránh ăn kiêng trước mặt các con: thói quen ăn uống của gia đình có thể ảnh hưởng tới suy nghĩ của trẻ đối với thức ăn. Các bữa ăn chung của gia đình giúp bạn dạy trẻ về những sai lầm của việc ăn kiêng và khuyến khích trẻ ăn uống cân bằng với khẩu phần ăn hợp lý.
  • Nói chuyện với con về các nguy cơ lựa chọn hành vi ăn uống không lành mạnh.
  • Nuôi dưỡng và củng cố hỉnh ảnh cơ thể khỏe mạnh ở trẻ, bất kể hình thể và kích thước của chúng. Nói chuyện với con về hình ảnh bản thân của trẻ và nói với trẻ rằng kích thước cơ thể thay đổi nhiều. Đừng chỉ trích chính cơ thể của bạn trước mặt con. Chấp nhận và tôn trọng con có thể giúp con xây dựng lòng tự trọng và lòng kiên cường sẽ giúp con vượt qua khoảng thời gian khó khăn của tuổi vị thành niên.
  • Đưa con đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng rối loạn ăn uống để được điều trị và giúp đỡ càng sớm càng tốt.

Nếu bạn để ý người thân hoặc bạn bè tự ti, ăn kiêng trầm trọng, thường xuyên ăn quá nhiều hoặc không hài lòng về vẻ bề ngoài, hãy nói chuyện với họ về các vấn đề đã kể trên. Mặc dù bạn không thể ngăn ngừa rối loạn ăn uống tiến triển, nói chuyện với họ có thể động viên họ tìm đến sự giúp đỡ y tế.

Rối loạn ăn uống là căn bệnh cần phải được chữa trị. Bạn nên tìm đến bác sĩ để được khám và điều trị khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh rối loạn ăn uống. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lý Thị Yến

    Nhờ bài viết tôi đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết thêm cách phòng chống căn bệnh này. Cảm ơn bác sĩ.

    05/10/2017
  • Lê Anh

    Bệnh này không biết có thể chữa khỏi hẳn không. Tôi có người anh đang mắc phải căn bệnh này, hiện nay đang điều trị.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn ăn uống bạn không nên bỏ qua
Điều trị
Khi thấy bản thân mình có các dấu hiệu của bệnh rối loạn ăn uống thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và...
Tác hại của bệnh rối loạn ăn uống đối với con người
Kinh nghiệm - chia sẻ
Rối loạn là tình trạng rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe thể chất và tâm thần. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong...
10 điều cần lưu ý làm khi chăm sóc người bị rối loạn ăn uống
Kinh nghiệm - chia sẻ
Nhìn thấy người mình yêu thương tự hủy hoại bản thân là một việc cực kì khổ sở. Khi một người bạn quan tâm mắc phải bệnh rối loạn ăn uống, bạn cần lưu...