Phác đồ điều trị bệnh rối loạn ăn uống bạn không nên bỏ qua
Khi thấy bản thân mình có các dấu hiệu của bệnh rối loạn ăn uống thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh tốt nhất.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Các dạng rối loạn ăn uống
Như đã trình bày trong bài "Rối loạn ăn uống là gì", có thể nói đây là tình trạng thay đổi bất thường trong thói quen, chế độ ăn uống. Có các dạng rối loạn ăn uống là:
- Chán ăn tâm thần (Anorexia Nervosa): Người mắc bệnh này thường có chế độ ăn uống kiêng khem, hà khắc trong việc lựa chọn loại thực ăn và lượng năng lượng ho tiêu thụ. Người bệnh thường có nỗi lo rất lớn về việc tăng cân dù họ thật sự đang rất gây. Bệnh này thường đi kèm với các bệnh lý tâm thần.Khoảng 33-50% bệnh nhân mắc chán ăn tâm thần có Rối loạn khí sắc, Trầm cảm kèm theo. Hơn 50% bệnh nhân bị Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và Ám sợ xã hội mắc Chán ăn tâm thần.
- Chứng ăn-ói (Bulimia Nervosa): Người bệnh thường ăn uống vô độ khó kiểm soát sau đó, dùng các biện pháp để kiểm soát cân nặng do giai đoạn ăn uống vô độ đó gây ra bằng các cách như: ói, tập thể dục, lạm dụng thuốc giảm cân, nhịn ăn. Đặc biệt là, họ sẽ cố tình dấu diếm điều này với mọi người. Nhóm người bệnh này thường có cân nặng bình thường, tuy nhiên , đặc điểm là cân nặng họ thường dao động khá nhiều, lúc mập, lúc ốm.
- Chứng háu ăn: Người bệnh thường mất kiểm soát với việc ăn uống và tăng cân không kiểm soát. Tình trạng này thường tăng nặng hơn khi người bệnh bị căng thẳng, giận dữ, buồn chán, đau khổ.
Dù là ở dạng nào thì bệnh rối loạn ăn uống cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến người bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm Tác hại của rối loạn ăn uống.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Chẩn đoán bệnh rối loạn ăn uống
- Khám lâm sàng: Đánh giá cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể, mật độ mỡ, cơ; sinh hiệu
- Xét nghiệm :
- Công thức máu
- Điện giải đồ
- Protein máu
- Chức năng gan, thận, tuyến giáp
- Đánh giá tâm lý: Người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa hỏi một số câu hỏi, bảng phỏng vấn để đánh gia tâm lý toàn diện. Trong đó, trọng tâm sẽ hướng đến khai thác các thói quen ăn uống, thể dục, và nhận thức, quan niệm cá nhân về hình ảnh cơ thể.
- Đánh giá hành vi:
- Thói quen dinh dưỡng, ăn quá nhiều chất ngọt hoặc ăn rất ít chất béo
- Bỏ bữa ăn
- Rất quan tâm về hình ảnh cơ thể
- Thường xuyên soi gương kiểm tra khuyết điểm trên cơ thể
- Lạm dụng các sản phẩm giảm cân, thực phẩm chức năng để kiểm soát cân nặng
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống là một bệnh có thể chữa trị được, nhưng thời gian điều trị thường kéo dài hoặc không khỏi là do nhiều nguyên nhân. Người bệnh không hợp tác khi điều trị, các bệnh lý tâm thần kèm theo chưa được kiểm soát tốt, các rối loạn nội tiết, tổn thương thực thể làm nặng thêm tình trạng rối loạn cân nặng, khẩu vị.
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào dạng rối loạn ăn uống. Thông thường, người bệnh có thể điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, khi có các biến chứng hoặc tình trạng cấp cứu cần sự can thiệp y khoa khẩn, chăm sóc tích cực thì chỉ định nhập viện điều trị sẽ được đề ra.
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu sẽ giúp người bệnh giải đối mặt với các vấn đề và cải thiện tâm trạng căng thẳng. Tâm lý hành vi nhận thức khá hiệu quả đặc biệt đối với người bệnh mắc chứng tâm thần cuồng ăn, ăn vô độ.
Điều trị tâm lý cho gia đình cũng là sự lựa chọn đối với người bệnh ở tuổi thanh thiếu niên. Phương pháp này đảm bảo cho người bệnh vẫn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng do người bệnh thường sẽ kiêng khem và không còn khả năng quyết định sức khỏe bản thân của mình. Loại điều trị này có thể giúp cải thiện các xung đột trong gia đình và hỗ trợ người bệnh mau hồi phục.
Phục hồi trọng lượng và giáo dục dinh dưỡng
Qua giai đoạn này, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn thiết kế một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bạn. Tùy theo tình trạn thừa cân hay thiếu cân mà các biện pháp dùng thuốc, vận động, các biện pháp đặc hiệu sẽ được đề ra.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thuốc
Thuốc được chỉ định để giảm các suy nghĩ tiêu cực hoặc các rối loạn lo âu, ám ảnh về cân nặng. Thuốc chống trầm cảm và chống lo âu là các dòng thuốc thường được kê toa cho bệnh nhân rối loạn ăn uống.
Xem thêm: Điều không nên làm với người rối loạn ăn uống.
Bệnh rối loạn ăn uống rất nguy hiểm, chính vì vậy mà khi thấy bản thân đang có dấu hiệu của bệnh rối loạn ăn uống, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị bệnh ngay. Các bác sĩ của Hello Doctor có thể giúp đỡ và hỗ trợ cho bạn. Liên hệ đặt khám ngay với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi