Động kinh

Động kinh

Bệnh động kinh là rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương. Bệnh động kinh có thể không nguy hiểm ngay đến tính mạng của người bệnh nhưng lại có thể gây ra rất nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe người bệnh.

1. Bệnh động kinh là gì

2. Triệu chứng của bệnh động kinh

3. Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

4. Tác hại của bệnh động kinh

5. Điều trị bệnh động kinh

6. Phòng chống bệnh động kinh

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh động kinh là gì?

Động kinh hay giật kinh phong theo tên gọi dân gian có tên tiếng Anh là Epilepsy, là một chứng bệnh hệ thần kinh do sự xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo ra nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ.

Cơn động kinh bao gồm các triệu chứng có thể thay đổi từ rất ngắn gọn và gần như không thể phát hiện đến các cơn động kinh thời gian dài với chấn động mạnh mẽ. Trong động kinh, co giật có xu hướng tái phát, và không có nguyên nhân tiềm ẩn. Cơn co giật xảy ra do một nguyên nhân cụ thể không được coi là triệu chứng của bệnh động kinh.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc động kinh ở Việt Nam là 0,5%, trong đó trẻ em chiếm 30%. Có thể thấy bệnh động kinh là căn bệnh khá phổ biến. Bệnh động kinh có thể điều trị được, tùy theo mức độ và thể trạng của người bệnh và thời gian điều trị sẽ ngắn hoặc dài. 

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh động kinh

Động kinh được chia làm nhiều loại khác nhau gồm: động kinh toàn thể, cơn vắng ý thức, động kinh cục bộ, động kinh thái dương. Một cơn động kinh sẽ xuất hiện với 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn cường: người bệnh thường bắt đầu kêu một tiếng rồi ngã ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cứng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím, hàm răng cắn chặt, răng nghiến lại,..
  • Giai đoạn giật: người bệnh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, cơn giật gia tăng ngày càng thưa hơn, lưỡi thè và dễ bị cắn môi,...
  • Giai đoạn hôn mê: nằm yên, mất cảm giác và ý thức. Sau 15 phút cho đến vài giờ, người bệnh dần lấy lại ý thức và không nhớ được những gì xảy ra.
  • Sau cơn: có thể xuất hiện những dấu hiệu liệt, bán liệt, co cứng, mất cảm giác hoặc giảm cảm giác, nhìn kém, nghe giảm, ói mửa, khó thở,...

Triệu chứng bệnh động kinh

Biểu hiện của bệnh động kinh (ảnh minh họa)

Biểu hiện ở các loại động kinh là khác nhau. Một người chỉ được chẩn đoán bệnh động kinh khi có đầy đủ cả ba dấu hiệu sau:

  • Phát hiện hoạt động bất thường trong điện não
  • Có tính chất định hình
  • Lặp đi lặp lại nhiều lần

Lưu ý rằng: Nếu bạn đã từng có cơn động kinh hoặc thấy bản thân mình có các dấu hiệu của bệnh động kinh thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ ngay. Những triệu chứng của bệnh động kinh càng ngàng càng nặng hơn và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh động kinh nếu được điều trị sớm thì người bệnh càng mau chóng khỏi bệnh.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Nguyên nhân của bệnh động kinh có thể do hoạt động bất thường của một nhóm tế bào thần kinh ở vỏ não, dẫn tới hiện tượng rối loạn thần kinh trong một thời gian ngắn. Tại vỏ não có những tế bào thần kinh “đặc biệt” điều khiển các cử động, các giác quan trên toàn cơ thể cùng tất cả các chức năng tâm sinh lý của con người. Chỉ có 50% các trường hợp động kinh là do tác động của toàn não bộ. Ở các trường hợp khác, hiện tượng động kinh chỉ do một điểm nhỏ ở não bộ gây ra, do đó nhiều khi rất nhẹ và không nhận thấy, nhất là ở các trẻ nhỏ. Số trẻ em bị động kinh thường nhiều hơn người lớn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cơn động kinh ở người lớn và trẻ em, đó là:

  • Ảnh hưởng do di truyền
  • Chấn thương đầu
  • Bệnh não
  • Bệnh truyền nhiễm
  • Chấn thương trước khi sinh
  • Rối loạn phát triển: chẳng hạn như chứng tự kỷ và chứng rối loạn chức năng thần kinh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh 

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh động kinh như:

  • Tuổi tác: Tuy tình trạng động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng động kinh phổ biến nhất ở trẻ em và sau 60 tuổi. 
  • Lịch sử gia đình: Nếu tiền sử gia đình bạn có người bị động kinh, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng động kinh cao hơn những người khác.
  • Chấn thương đầu: Thương tích ở đầu là nguyên nhân của một số trường hợp động kinh. Bạn có thể làm giảm rủi ro bằng cách đeo dây an toàn trong khi đi xe và đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, trượt tuyết, lái xe máy hoặc tham gia các hoạt động khác có nguy cơ chấn thương ở đầu cao.
  • Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác: Đột qụy và các bệnh mạch máu khác có thể dẫn đến tổn thương não và gây ra chứng động kinh. Bạn có thể thực hiện một số bước để giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh này, bao gồm việc hạn chế uống rượu và tránh dùng thuốc lá, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Để hiểu rõ hơn như thế nào là đột quỵ, bạn có thể xem thêm thông tin tại đây.
  • Chứng mất trí: Chứng sa sút trí tuệ có thể làm tăng nguy cơ động kinh ở người lớn tuổi. Xem thêm thông tin về chứng sa sút trí tuệ Tại đây.
  • Nhiễm trùng não: Nhiễm trùng như viêm màng não, gây viêm ở não hoặc tủy sống, có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh của bạn.
  • Động kinh ở trẻ em: Sốt cao ở trẻ em đôi khi có thể liên quan đến động kinh. Trẻ bị động kinh vì sốt cao nói chung sẽ không phát động chứng động kinh, mặc dù nguy cơ cao hơn nếu chúng bị động kinh kéo dài, các tình trạng thần kinh khác hoặc lịch sử gia đình bị động kinh

Lưu ý: Một người khi có nhiều hơn 4 yếu tố nguy cơ sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh động kinh. Vì vậy, nếu bạn đang có trên 4 yếu tố nguy cơ, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh. Việc làm này là cần thiết bởi nó giúp bạn phát hiện được bệnh động kinh sớm và có thể điều trị dứt điểm. 

4. Những tác hại và biến chứng của bệnh động kinh

Bệnh động kinh gây ra nhiều những tác hại cho đời sống của người bệnh, cụ thể là:

  • Các cơn động kinh thường đến khá bất ngờ khiến cho người bệnh dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm như đang đi trên đường, đang lái xe hoặc đang có các vận động dễ xảy ra tai nạn.
  • Nếu người bị bệnh động kinh không được phòng bị và chuẩn bị thì khi xảy ra động kinh có thể gây tổn thương đầu hoặc gãy xương. 
  • Đối với phụ nữ đang mang thai, những cơn động kinh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.
  • Đối với trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị không đúng cách dẫn tới tình trạng không khống chế được cơn co giật. Lâu dần, trẻ sẽ bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi. Những cơn co giật kéo dài cũng sẽ làm cho hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, dễ nhiễm các bệnh khác và dễ tử vong hơn những trẻ bình thường.
  • Còn nếu cơn động kinh kéo dài và liên tục trong khoảng thời gian năm phút, co giật thường xuyên sẽ khiến cho nguy cơ tổn thương não vĩnh viễn và tử vong là rất cao.

Lời khuyên của bác sĩ

Bạn nên đi khám và nhận được sự điều trị ngay khi thấy những biểu hiện sau:

  • Cơn động kinh kéo dài hơn năm phút.
  • Ngừng thở hoặc ý thức không trở lại sau khi cơn động kinh dừng lại.
  • Một cơn động kinh thứ hai xảy ra ngay sau đó.
  • Bạn bị sốt cao.
  • Bạn đang cảm thấy kiệt sức vì nóng.
  • Bạn có thai.
  • Bạn bị tiểu đường.
  • Bạn đã bị thương trong khi cơn động kinh xảy ra.

Nếu bạn bị động kinh lần đầu tiên, hãy gọi cho các bác sĩ để nhận được sự tư vấn. Sau đó, bạn nên đi khám bác sĩ và điều trị bệnh sớm.

Nếu bạn không thể đi khám do ở quá xa nơi có dịch vụ y tế điều trị bệnh động kinh chuyên sâu hoặc không sắp xếp được thời gian để đi khám, bạn có thể sử dụng dịch vụ khám từ xa.

5. Các phương pháp điều trị bệnh động kinh

Chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu một số xét nghiệm để chẩn đoán chứng động kinh và xác định nguyên nhân gây co giật.

Khám thần kinh: Bác sĩ có thể kiểm tra hành vi, khả năng vận động, chức năng tâm thần và các khu vực khác để chẩn đoán tình trạng của bạn và xác định loại động kinh bạn đang mắc.

Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể lấy mẫu máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, các điều kiện di truyền hoặc các tình trạng khác có thể liên quan đến động kinh.

Điều trị bệnh động kinh

Khám và điều trị bệnh động kinh tại phòng khám Hello Doctor (ảnh minh họa)

Điều trị bệnh

Nguyên tắc điều trị bệnh động kinh tại Hello Doctor

Đối với bệnh động kinh, điều trị càng sớm thì hiệu quả mang lại càng cao. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh  động kinh tại Hello Doctor chủ yếu là dùng thuốc kháng động kinh trong thời gian dài. Có nhiều loại thuốc chống động kinh và việc chọn loại thuốc phù hợp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại cơn động kinh, nguyên nhân, tuổi, giới tính, tình trạng bệnh lý đi kèm… Bác sĩ sẽ dựa trên những yếu tố đó để quyết định loại thuốc phù hơp cho bệnh nhân.

Đa số các trường hợp sẽ giảm được cơn động kinh, tuy nhiên vẫn có khoảng 20% số trường hợp không đáp ứng với thuốc điều trị, còn gọi là động kinh kháng thuốc.

Nếu sử dụng thuốc chống động kinh không mang lại kết quả, bạn có thể sử dụng một số những biện pháp khác như phẫu thuật hoặc các liệu pháp khác.

Phẫu thuật được thực hiện khi các xét nghiệm cho thấy động kinh của bạn bắt nguồn từ một vùng não nhỏ, được xác định rõ ràng không can thiệp vào các chức năng quan trọng như nói, ngôn ngữ, chức năng vận động, tầm nhìn hoặc thính giác. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ các khu vực não gây ra cơn động kinh.

Lưu ý dành cho người bệnh

  • Cần nhấn mạnh rằng người bệnh không nên tự đi mua thuốc về dùng mà cần có sự kê đơn của bác sĩ.
  • Nếu có bất kì phản ứng phụ nào với thuốc phải báo ngay với bác sĩ.
  • Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, bạn nên nói rõ cho bác sĩ biết.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì, sử dụng thuốc liên tục, đều đặn và chỉ nên dừng nếu ít nhất 2 năm không có bất kỳ cơn động kinh nào xảy ra.

Chi phí khám, điều trị bệnh động kinh là bao nhiêu tiền?

Bệnh động kinh là bệnh cần chữa trị lâu dài và phụ thuộc và tình trạng của người bệnh. Bởi vậy không có câu trả lời cụ thể cho chi phí khám, trị liệu bệnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, Hello Doctor muốn nhấn mạnh rằng, để an toàn cho bản thân, KHÔNG tự ý dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ  để được khám, chẩn đoán, lên phác đồ, liệu trình thuốc điều trị cho phù hợp càng sớm càng tốt.

6. Phòng chống bệnh động kinh

Để phòng chống bệnh động kinh được hiệu quả, bạn nên thực hiện các bước sau:

  • Bổ sung nhiều chất xơ
  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế
  • Vận động nhẹ nhàng hàng ngày, giảm trọng lượng cơ thể
  • Không nên thức khuya, giữ cho tâm trạng luôn thỏa mái
  • Thực hiện một số bài tập trong tâm trí đơn giản, giúp bình ổn não bộ

Các thông tin hữu ích khác cần tham khảo:

Để hiểu rõ hơn về bệnh động kinh, bạn có thể xem thêm video dưới đây:

Để điều trị hiệu quả và dứt điểm căn bệnh động kinh cần có nhiều kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Phòng khám Hello Doctor là phòng khám ngoài giờ của nhiều bác sĩ giỏi trên 20 năm kinh nghiệm điều trị và đang làm việc tại các bệnh viện lớn. Bạn có thể chủ động đặt lịch khám dễ dàng và không phải chờ đợi lâu qua số 1900 1246

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lan Anh

    Con trai tôi cũng đã từng bị căn bệnh động kinh này. Đây là căn bệnh cần phải có sự kiên nhẫn bởi thời gian điều trị có thể kéo dài. Tôi khuyên chị em nào có con em bị mắc căn bệnh này thì hãy ở bên chăm sóc, quan tâm đến các cháu. Bởi vì sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ cũng rất quan trọng trong việc điều trị cho bé.

    08/01/2018
  • Dương Hoàng Yến

    Tôi có cô em gái cũng bị động kinh, tôi cảm thấy rất thương em vì bị căn bệnh hành hạ. Nhưng rất may mắn vì đã được gặp bác sĩ Phú. Hiện nay bệnh tình của em tôi đã đỡ hơn rất nhiều. Cảm ơn bác sĩ.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Trang

    Các cơn động kinh có thể bộc phát bất cứ lúc nào nên tốt nhất là điều trị cho khỏi bệnh, đỡ lo lắng mọi người ạ.

    05/10/2017
  • Lê Thị Thùy

    Gia đình tôi có người mắc bệnh động kinh nên tôi hiểu rất rõ những tác hại mà bệnh động kinh này mang lại cho người bệnh. Khuyên mọi người nên đi khám và điều trị bệnh sớm để tránh những hậu quả xấu do nó gây ra.

    29/09/2017
  • Ngọc Thi

    Tôi có một đứa cháu cũng đang bị căn bệnh này, hồi đầu gia đình tự chữa trị ở nhà nhưng không đỡ. Về sau phải đưa đi khám bác sĩ, kiên trì điều trị nên cũng đã đỡ hơn nhiều rồi.

    21/09/2017
Xem thêm đánh giá

Nguyễn thị kim chi (14/03/2020)
Con trai tôi thỉnh thoảng cháu có biểu hiện như sau: cháu đang ngồi thì ngã ra sau chân hơi giật giật khoảng vài giây. Bs cho tôi hỏi có phải cháu bị động kinh ko và nên khám ở đâu
Sang (14/03/2020)
Bạn nên đưa cháu đi khám để được chẩn đoán bênh chính xác hơn nhé.
phạm thị liên(14/02/2020)
xin chào bác sĩ. bác sĩ cho e hỏi. e có cháu được 8 tháng tuổi. cháu mới bị sốt và lên cơn co giật 2 lần. tôi đã cho cháu nhập viện để theo doi và cháu đã hết sốt và về nhà sau 1 tuần ở huyện. nhưng tôi thấy lòng vì sau khi khỏi bệnh về nhà mỗi lần chơi với cháu cháu không cười hay nói nhiều như trước . vậy xin bác sĩ tư van giúp e giờ cháu hết sốt mà gia đình muốn cho cháu đi khám được không. xin chân thành cảm ơn bác si
Hào (19/02/2020)
Tốt nhất chị nên cho cháu đi khám sớm nhé.
Nguyễn tuân (08/02/2020)
Khoảng nửa tháng nay trước khi đi ngủ con trai 8t của tôi có vài lần có triệu chứng bồn chồn lo lắng sợ sệt ko ngủ đc,chân tay có run nhẹ 4,5 lần trong khoảng 10_ 15s,toát mồ hôi.xin hỏi bác sĩ cháu có biểu hiện như vậy có liên quan đến bệnh dk ko ạ.rất mong đc các bs tư vấn giúp tôi ạ.
Trung (23/02/2020)
Có thể con bạn mắc bệnh khác. Bạn cần đi khám để làm các xét nghiệm thêm bạn nhé.
Võ Thanh Ngân (23/10/2019)
Cháu bị tai nạn cuối năm 2009 năm 18 tuổi. Cách đây 3 năm cháu bị đông kinh và đang điều trị tại BV chợ rẫy được 3 năm. Cơn động kinh ít xảy ra gần như 3 năm nay chỉ bị 2 3 lần. Nhưng do khám ở Chợ Rẫy mỗi lần gặp 1 BS khác nhau lại cho nhiều thuốc khác nhau. Dạo này cháu thấy mình gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và đầu óc. BS có nói cháu có 1 cái sẹo trong não. Không biết bệnh động kinh của cháu có thể chữa khỏi hoàn toàn được không và trong khoảng bao lâu và có cần phẫu thuật không. Nếu được cháu sẽ sắp xếp để qua khám lại. Xin chân thành cảm ơn phòng khám
Nguyễn Thị Lan (04/09/2019)
Tôi có em gái mắc bệnh động kinh nhưng hiện tại mới sinh em bé. Sau khi sinh xuất hiện cơn nhiều hơn. Mong được bác sĩ tư vấn ạ
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Động kinh khi ngủ
Động kinh
Động kinh là tình trạng xuất hiện hoạt động điện bất thường tại một vùng trong não gây ra các cơn co giật hoặc thay đổi hành vi, ý thức, nhận...
Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh động kinh
Triệu trứng
Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng bệnh động kinh thường rất rõ rệt như: co giật, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu...
Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh động kinh
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh nhưng có thể xếp chúng vào hai nhóm chính là động kinh vô căn (nguyên...
Thuốc điều trị động kinh
Điều trị
Bệnh động kinh là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu hiện nay...
Các cách khắc phục và điều trị bệnh động kinh hiệu quả
Điều trị
Chữa bệnh động kinh muốn đạt hiệu quả thì cần điều trị sớm. Phương pháp chữa bệnh động kinh chủ yếu là dùng thuốc kháng động kinh trong thời gian dài....
Xem thêm tin liên quan