Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh động kinh
Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng bệnh động kinh thường rất rõ rệt như: co giật, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, cảm giác,...
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh động kinh?
Động kinh được chia làm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một biểu hiện riêng biệt:
1. Động kinh toàn thể
Đây là loại động kinh dễ chẩn đoán, cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra và ngay lập tức mất ý thức hoàn toàn. Cơn thường trải qua 3 giai đoạn :
- Giai đoạn co cứng (diễn ra trong khoảng chừng một phút): Người bệnh co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, cơ ở thân, ở ngực, hai tay co, hai chân duỗi. Hậu quả gây ngưng thở, tím tái, có thể cắn vào lưỡi.
- Giai đoạn co giật cơ (kéo dài trong khoảng chừng một vài phút): giật cơ từng đợt, có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt thậm chí có lẫn máu.
- Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: sau giai đoạn co giật người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở rống, đái trong quần. Sau đó lúc tỉnh dậy thấy đau đầu, mệt mỏi.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp cơn động kinh không điển hình khiến cho người bệnh chỉ mất ý thức, té ngã.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Cơn vắng ý thức
Đặc trưng của loại động kinh này là người bệnh đột ngột mất ý thức, ngừng mọi hoạt động trong thời gian rất ngắn, khoảng vài chục giây. Lúc đó họ như đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, đánh rơi viết, đồ vật đang cầm hoặc chữ viết bỗng trở nên nguệch ngoạc.
3. Động kinh cục bộ
Động kinh cục bộ thường kéo dài 1- 2 phút và có các biểu hiện khác nhau tùy vào vị trí não bộ bị kích thích nhưng thường xuyên xuất hiện trong một vùng não nhất định. Người bệnh còn có thể gặp các cơn co giật cục bộ ở mặt, một phần chi, đột ngột mất cân bằng hoặc chóng mặt…
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Động kinh thái dương
Hay còn gọi là động kinh tâm thần. Rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể chẩn đoán được vì biểu hiện của nó rất giống rối loạn tâm thần.
Động kinh là một bệnh lý mạn tính, gây ra bởi sự phóng điện bất thường, quá mức của hệ thần kinh dẫn đến rối loạn về vận động, hành vi, cảm xúc… Tình trạng này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần với tính chất tương tự nhau và có biểu hiện đặc trưng nhất là các cơn co giật. Một người chỉ được chẩn đoán bệnh động kinh khi có đầy đủ cả ba yếu tố:
- Phát hiện hoạt động bất thường trong điện não: Điện não đồ (EEG) là phương pháp quan trọng nhất để xác định một người có mắc bệnh động kinh hay không. Tuy nhiên đối với một số thể động kinh điển hình như động kinh thùy trán (xảy ra chủ yếu trong lúc ngủ) thì điện não đồ lại thường cho kết quả bình thường. Lúc này người bệnh cần theo dõi điện não đồ trong 24 giờ hoặc sử dụng phương pháp điện não đồ - video (VEEG). Phương pháp này cho phép ghi lại sóng điện não và so sánh với những biểu hiện tương ứng của bệnh nhân.
- Có tính chất định hình: Nghĩa là các cơn động kinh có biểu hiện và tính chất tương tự nhau trong mỗi lần xuất hiện.
- Lặp đi lặp lại nhiều lần: Đối với người bệnh động kinh, các cơn động kinh sẽ lặp lại nhiều lần. Thông thường, người bệnh chỉ được chẩn đoán khi xuất hiện ít nhất 2-3 cơn được cho là động kinh trở lên.
Từ đó có thể thấy, nếu chỉ bị co giật một lần thì chưa được coi là động kinh, đồng thời một số nguyên nhân khác không gây ra sự phóng điện bất thường quá mức của các tế bào thần kinh chẳng hạn như thiếu canxi, hạ đường huyết, rối loạn chất điện giải, sốt cao co giật…sẽ không được coi là động kinh
Động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát từ khi còn nhỏ và có khuynh hướng giảm về mức độ, tần suất cơn động kinh đến tuổi trưởng thành. Mặc dù vậy theo một số nghiên cứu gần đây, tỷ lệ mắc động kinh có phần gia tăng ở người cao tuổi, đặc biệt những người sau 60 và chủ yếu xảy ra là do di chứng của bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ).
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Tác hại và biến chứng của bệnh động kinh
Ngoài những rối loạn tâm thần trong cơn, nếu không điều trị bệnh động kinh sớm, có thể thấy các biến chứng sau đây:
- Biến đổi nhân cách, tính tình: người bệnh trở nên ích kỷ, độc ác, dễ giận dữ, có tính thù vặt, tư duy lai nhai, rất phiền hà cho gia đình và những người mà bệnh nhân tiếp xúc.
- Lâu hơn nữa có thể mất trí (sa sút tâm thần do bệnh động kinh).
- Nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn lúc đang làm việc gây ra tai nạn như phỏng, té xe, ngã sông có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời.
Khi có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động kinh, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.
Để biết rõ hơn về các triệu chứng của bệnh động kinh, bạn có thể xem thêm tại video dưới đây:
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi