Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như u não, rối loạn thần kinh, các bệnh về mạch máu não...

Bạn có thể liên hệ gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được tư vấn thêm theo số 1900 1246

Bệnh đau đầu thường hay xuất hiện khi bạn căng thẳng (stress), mất ngủ, sử dụng máy tính nhiều giờ liên tục, uống rượu bia hoặc dùng chất kích thích… Đây là bệnh khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, khiến cho hoạt động, tinh thần của chúng ta bị ảnh hưởng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bệnh đau đầu là  bệnh gì?

Bệnh (chứng) đau đầu hay nhức đầu được định nghĩa là đau ở vùng đầu (trái, phải hoặc toàn bộ), gáy, cổ trên, mặt hốc mắt. Đau nhức có thể ở cố định hoặc lan tỏa nhiều nơi. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học tại Mỹ, trong 1 năm, khoảng 90% dân số bị mắc chứng đau đầu ít nhất 1 lần, trong đó khoảng 1% đến từ các bệnh trầm trọng.

Đau đầu có nhiều dạng bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đau nửa đầu (migraine). Các bệnh nhân thường miêu tả cơn đau nửa đầu thông qua các triệu chứng: đau một bên đầu (trái, phải, trước trán, sau gáy…), đau cả vùng đầu, các biểu hiện đi kèm như buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ mùi hương, sợ tiếng ồn, rối loạn thị giác. Cơn đau thường kéo dài từ 2 – 4 giờ, thậm chí vài ba ngày mới hết.

Phân loại các chứng bệnh đau đầu

Đau đầu được chia ra thành 3 nhóm chính như sau (Thông tin từ hiệp hội đau đầu thế giới năm 2007): 

Lời khuyên: Đau đầu là một triệu chứng do bệnh lý gây ra, bởi vậy để an toàn nhất bạn nên đi khám bác sĩ và làm theo chỉ định.

Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thần kinh

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Đau đầu nguyên phát

Đau đầu nguyên phát thường không rõ nguyên nhân nhưng có biểu hiện là chứng đau nửa đầu, thường liên quan tới sự giãn của các mạch máu trong sọ và các hóa chất trung gian được tiết ra từ các sợi thần kinh nằm quanh đó. Người ta thấy rằng khi cơn đau xuất hiện, động mạch thái dương thường giãn rộng (động mạch thái dương là một nhánh động mạch nằm ngoài hộp sọ, ngay bên dưới da vùng thái dương). Khi động mạch này giãn nở, nó làm căng các sợi thần kinh nằm gần đó, các sợi thần kinh khi bị căng thì tiết ra các hóa chất có khả năng gây đau, viêm, và làm mạch máu thêm giãn nở, càng làm cơn đau nặng thêm.

Chứng đau nửa đầu này thường không được chẩn đoán, hay chẩn đoán nhầm với đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, thế nên khá nhiều người bị đau đầu kiểu này mà không được điều trị thích đáng. Chúng hình thành chủ yếu khi rối loạn tâm lý cảm xúc, căng thẳng, rối loạn nội tiết, rối loạn vận mạch não. Nhóm này gồm các loại đau đầu như:

Đau đầu Migraine - Đau nửa đầu do rối loạn vận mạch

Nguyên nhân 

Đau đầu migraine hay còn gọi là cơn đau nửa đầu do rối loạn vận mạch thường không rõ căn nguyên, biểu hiện bằng rối loạn vận mạch não. Tuy nhiên theo phân tích của các nhà khoa học, có mối liên hệ rõ rệt giữa những biến đổi ở não dẫn đến những hoạt động thần kinh bất thường gây ra những cơn đau nửa đầu mức độ vừa đến nặng. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra gốc tự do là một trong những tác nhân nguy hiểm nhất làm khởi phát chứng đau nửa đầu. Tại não, gốc tự do sinh ra liên tục, lắng đọng ở thành mạch máu, thúc đẩy quá trình xơ vữa, làm hẹp lòng động mạch cản trở máu dẫn oxy về nuôi não. Bên cạnh đó, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm, sản sinh chất gây giãn mạch làm tổn thương nội mạc mạch máu, gây ra những cơn đau nửa đầu.

Bệnh đau đầu Migraine

Loại đau đầu này thường gặp ở nữ hơn ở nam giới với tỷ lệ 3: 1 và thường xuất hiện ở người trẻ đang tuổi lao động. Đặc biệt, cơn đau nửa đầu có thể liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới: đau đầu xảy ra trước hai ngày hoặc vào ngày kết thúc chu kỳ hành kinh. Khoảng 11% dân số trưởng thành trên thế giới đang phải gánh chịu các cơn đau nửa đầu.

Triệu chứng 

Chóng mặt, thấy ánh sáng lóa mắt: Cơn đau nửa đầu có thể gây chóng mặt, nhìn đôi, hoặc mất thị lực. Do đó, những người bị đau nửa đầu thường cảm thấy bị mất cân bằng. So với đau đầu thông thường, biểu hiện chóng mặt dễ xảy ra hơn ở người đau nửa đầu. Có người còn gặp tình trạng thấy ánh đèn leo lét hoặc một vệt sáng hay một điểm sáng mờ ảo và chúng di chuyển theo một đường cong liên tục chạy qua trước mắt.

Đau nhói một hoặc cả hai bên đầu: Đau từng đợt nhói như mạch đập hay tim đập là một dấu hiệu điển hình của cơn đau nửa đầu. Cảm giác đau nhói thường cảm thấy ở một bên đầu. Theo một nghiên cứu những bệnh nhân đau nửa đầu thì khoảng 50% bệnh nhân luôn có triệu chứng đau nhói ở một bên đầu.

Nôn hoặc buồn nôn: Theo một nghiên cứu ở Mỹ, có khoảng 73% bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn và 29% có nôn khi bị đau nửa đầu. Những người có dấu hiệu đau nửa đầu thường sẽ có cảm giác buồn nôn (nôn nao) hơn những người bị bệnh đau đầu khác.

Dễ cáu gắt hoặc phấn khích: Tâm trạng của những người đau nửa đầu rất dễ thay đổi. Tinh thần bị xuống một cách đột ngột, hoặc đột nhiên cảm thấy phấn khích mà không rõ lý do.

Tê hoặc ngứa ran: Một số người bị chứng đau nửa đầu có cảm giác tê, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở một bên của cơ thể, di chuyển từ đầu ngón tay qua cánh tay và trên khuôn mặt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Đau đầu từng cụm - Thành chập (Tên tiếng Anh là Cluster Headache)

Loại đau đầu này cũng có nguyên nhân từ thần kinh mạch máu, gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và phần lớn có hút thuốc. Tuy nhiên, gần đây tỉ lệ nữ giới bị đau đầu từng cụm cũng đang dần tăng. Các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ, khi tỉnh dậy đã thấy đầu đau nặng. Cơn đau thành từng cụm, chủ yếu ở nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt, lan ra trán và thái dương, kèm theo ngạt mũi, chảy nước mắt, buồn nôn, chóng mặt…

Đau đầu do căng thẳng

Nhịp sống nhanh, ồn ào, áp lực tại nhiều thành phố lớn làm cho con người bị cuốn vào những lo toan (gia đình, công việc..) gần như không có nhiều thời gian cho bản thân, là điều kiện thích hợp để nhiều loại bệnh đô thị xuất hiện, trong đó có chứng đau đầu căng thẳng. 

Đau đầu do căng thẳng có khá nhiều biểu hiện giống với bệnh đau nửa đầu. Bệnh đau đầu căng thẳng ít có tính chất thon thót mạch đập và thường tiến triển tăng dần, khác với kiểu khởi phát cơn đau nửa đầu (đến khá nhanh và bất ngờ). Thời gian cơn đau kéo dài, dao động khác nhau nhưng tính chất cơn đau ổn định và cường độ không dữ dội như đau nửa đầu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Đau đầu mạn tính hàng ngày (Chronic daily headache)

Đây là dạng đau đầu kéo dài trên 15 ngày/ tháng, thường có bệnh lý kết hợp như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, hoảng sợ, stress và lạm dụng thuốc. Hầu hết các trường hợp đau đầu này khi chụp não sẽ không phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào. Khi bệnh không được điều trị sẽ gây ra những rối loạn cơ thể như hồi hộp, mất ngủ, đau bao tử, ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng trầm cảm như lo âu, thậm chí thay đổi tính cách, rối loan tính cách.

Đau đầu thứ phát

Loại đau đầu này bao gồm các triệu chứng như viêm xoang, cao huyết áp cũng là nguyên nhân gây đau đầu thứ phát. Có rất nhiều nguyên nhân, từ nặng như: u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết dưới màng não... đến mức độ nhẹ hơn (và thường gặp hơn): đau đầu do ngưng uống cà phê, đau đầu do cao huyết áp, viêm xoang, viêm tai, viêm nướu răng...

Ngoài ra còn do:

  • Giảm hoạt động của tuyến giáp vì tuyến giáp không sản xuất đủ hoóc-môn giáp như bình thường; ngộ độc carbon monoxide (CO) thường xuyên; bệnh Parkinson
  • Các thuốc ức chế việc tái hấp thu -thuốc điều trị trầm cảm
  • Lạm dụng thuốc giảm đau đầu nhanh, cụ thể dùng quá liều thuốc giảm đau có thể tạo nên tình trạng “kháng thuốc”, mất tác dụng của thuốc, cơn đau đầu không khống chế được nữa; 
  • Thiếu máu cơ tim (thường do bệnh lý mạch vành): thiếu máu cơ tim ngoài gây đau thắt ngực còn có thể gây đau đầu;
  • Ung thư não, kể cả u nguyên phát ở não lẫn u di căn từ nơi khác đến như từ vú, từ phổi; 
  • Máu tụ dưới màng cứng (màng cứng là một lớp màng bao bọc não bộ) sau khi chảy từ các tĩnh mạch não bị vỡ;
  • Cơn tăng huyết áp ác tính (những cơn tăng huyết áp nhẹ hay trung bình thường không gây đau đầu).

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chứng đau thần kinh sọ, đau thần kinh mặt và các chứng đau đầu khác

Chứng đau dây thần kinh sọ mặt, đau nửa mặt, đau dây thần kinh số 5đau thần kinh vùng chẩm hay gọi là chứng đau thần kinh Arnold. Hầu hết đau đầu ở loại này có yếu tố di truyền, thường xuất hiện ở các thành viên trong cùng một gia đình. 

Hậu quả - tác hại của bệnh đau đầu

Không như các bệnh thông thường, những cơn đau nửa đầu đến bất thình lình như búa bổ, mắt mờ, mặt xám xanh, nhìn ánh đèn chói lại càng đau. Tiếp theo xuất hiện cơn buồn nôn và có khi nôn mửa đến mật xanh, mật vàng…

Những cơn đau nửa đầu đột ngột và kéo dài âm ỉ trong não khiến người bệnh có lúc chỉ “muốn bổ đầu mình ra”. Có trường hợp đau nhói nửa đầu, cơn đau càng giật mạnh theo nhịp thở khiến nhiều người phải “đo ván” hàng giờ đồng hồ trong phòng làm việc, dù uống thuốc giảm đau nhưng vẫn không có tác dụng. Trường hợp khác: gặp tiếng ồn của xe cộ hay máy móc là đầu như muốn nổ tung. Sau mỗi đợt đau đầu như vậy, nạn nhân thường dễ dàng mệt mỏi, cáu kỉnh, dễ nhầm lẫn, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài…

Đau nửa đầu Migraine là chứng thường gặp trong các bệnh đau đầu, nếu không được điều trị, cơn đau có thể kéo dài từ 2-4giờ, thậm chí có những trường hợp đến vài ba ngày. Những người bị đau nửa đầu không chỉ bị cơn đau hành hạ dẫn đến chất lượng sống giảm sút, mà lâu ngày, chứng bệnh còn dẫn đến những bệnh lý nguy hại khác cho sức khoẻ, như trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn. Theo Tổ chức y tế Thế giới WHO, Migraine đang là vấn nạn lớn toàn cầu và là một trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây thương tật cho con người.

Cách điều trị và phòng ngừa

Điều trị đau đầu là biện pháp can thiệp nhằm làm giảm cường độ, giảm thời gian, giảm tần suất xảy ra cơn đau, hạn chế các triệu chứng đi kèm. Điều trị đau đầu được chia thành hai phương pháp:

Điều trị cắt cơn

Với mục tiêu nhằm chấm dứt cơn đau ngay khi nó bắt đầu xảy ra, điều trị cắt cơn thường sử dụng 2 nhóm thuốc: thuốc không cần kê đơn và thuốc kê đơn.

Khi đau đầu, nhất là những cơn đau dữ dội, đa phần mọi người có xu hướng sử dụng thuốc giảm đau nhanh. Thuốc giảm đau sẽ hiệu quả, giúp bệnh nhân thoát cảnh “nhức đầu bưng bưng” có khi chỉ trong 15-30 phút sau khi uống. Tuy nhiên, thuốc giảm đau cũng chính là “con dao hai lưỡi”, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây nên các bệnh lý khác.

Thực trạng đáng lo ngại là mọi người không đến gặp bác sĩ để chữa đúng căn nguyên bệnh, thay vào đó họ lại “tự kê đơn”, chủ động điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông thường được bán không kê toa tại các nhà thuốc. Lưu trữ các loại thuốc giảm đau trong tủ thuốc tại gia là trường hợp dễ dàng nhận thấy ở hầu hết các gia đình.

Tiến sĩ J-A Zwart thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy đã chứng minh việc uống thuốc giảm đau bừa bãi trong một tháng để điều trị các cơn đau mãn tính làm tăng nguy cơ đau nửa đầu gấp 7,5 lần so với bình thường. Hiệp hội Đau nửa đầu CHLB Đức (DMG) cảnh báo dùng thuốc giảm đau nhanh, mạnh để giải quyết các cơn nhức đầu sẽ dẫn đến hội chứng đau đầu vì lệ thuộc thuốc. Để tránh phải lệ thuộc, các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau đầu nhanh mỗi lần lâu hơn 3 ngày và mỗi tháng nhiều hơn 10 ngày.

Các trường hợp khẩn cấp phải đi cấp cứu khi đau đầu:

Trường hợp nào bạn cần đến ngay bệnh viện, các cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi ngay đến tổng đài cấp cứu 115: khi gặp cơn đau đầu dữ dội chưa từng có trước đó, đau đầu đột ngột, hoặc đau đầu kèm theo các triệu chứng:

  • Mơ hồ ý thức, gặp khó khăn trong việc nghe hiểu
  • Ngất xỉu
  • Sốt cao, từ 102 F đến 104 F (39 C đến 40 C)
  • Tê, yếu nhược hoặc liệt một bên cơ thể
  • Cổ bị cứng   
  • Hoa mắt, khó nhìn rõ mọi thứ
  • Đi lại khó khăn
  • Nói năng khó khăn

Khi nào lên đi khám bác sĩ

  • Thường xuyên xảy ra hơn so với trước đó       
  • Cơn đau ngày càng nặng
  • Cơn đau nặng hơn hoặc không thuyên giảm khi sử dụng đơn thuốc không theo đơn (toa).
  • Đeo bám bạn từ làm việc, ngủ  đến các sinh hoạt bình thường
  • Bạn cảm thấy đau quá và muốn kiểm soát, chữa trị để sinh hoạt không bị ảnh hưởng

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Phòng ngừa bằng chất chống gốc tự do và thay đổi lối sống

Nhằm giúp giảm số lần xảy ra và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, đồng thời hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng của các cơn đau nửa đầu, gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chiết xuất thành công các hoạt chất sinh học quý có tác dụng chống lại gốc tự do, bảo vệ thành mạch máu não. Những hoạt chất này có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não vừa trung hòa gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể. Từ đó, góp phần ngăn chặn quá trình xơ vữa mạch máu, chống lại quá trình viêm và nuôi dưỡng mạch máu não, giúp phòng và cải thiện hiệu quả bệnh đau nửa đầu.

Một phần rất quan trọng của điều trị là giữ gìn một cuộc sống lành mạnh như: Ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng, ăn uống điều độ (ăn đúng bữa), tập luyện thể thao điều độ và cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... Bạn có thể liên hệ gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được tư vấn thêm theo số 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau nửa đầu

Sự thật về tình trạng viêm mũi dị ứng gây ra đau đầu
Mối liên quan giữa dị ứng và đau đầu vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều bệnh nhân bị đau đầu cho rằng tình trạng đau đầu của họ...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Những khó khăn khi điều trị bệnh đau đầu tuyến giáp
Tuy biểu hiện của chứng đau đầu tuyến giáp khá dễ để nhận thấy, nhưng việc điều trị bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn. Hiểu được chính xác những trở ngại...
Bạn biết gì về hiện tượng đau đầu từng cụm?
Đau đầu theo cụm là một trong những loại đau đầu ít gặp nhất, và nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ. Dạng đau đầu này về bản chất...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trương Bảo Quốc

    bài viết rất ý nghĩa, cảm ơn Bác sĩ

    22/12/2017
  • Nam cá rô

    Bị bệnh đau đầu tốt nhất là tìm hiểu thật kỹ về bệnh rồi hãy quyết định tự mua thuốc uống, tự chữa hay đi khám bác sĩ. Nhiều người chủ quan về cái bệnh này đến khi mắc bệnh nặng thì sự cũng đã rồi, rất đáng tiếc.

    09/11/2017
  • Hồ Đình Sang

    5 sao cho một bài viết có tâm huyết. Bệnh này là bệnh mà nhiều người mắc nhưng không mấy người biết cụ thể về nó

    29/09/2017
nguyen thi huong (05/09/2018)
xin chào bác sĩ mẹ em năm nay 77 tuổi mẹ em bị bệnh đau đầu đã lâu nhưng thời gian gần đây mẹ em đau nhiều ở nửa đầu phía trước chụp chiếu nhiều lần và uống thuốc mà bệnh không đỡ xin lời tư vấn từ bác sĩ ạ
Dung Dinh (28/08/2018)
Chào bác sĩ bác sĩ cho mình hỏi mình hay bị đau đầu thì uống thuốc giảm đau là hết nhưng 2 tuần nay mình bị đau đầu thường xuyên đau từ gáy sau đó lan hết cả ra xung quanh đầu. Thế là mình bị sao vậy hả bác sĩ mong bác sĩ tư vấn ạ
Nguyễn Thị Hằng (03/06/2018)
chào bác sĩ ạ. cháu thỉnh thoảng cũng hay đau đầu nhưng đau 1 lúc uống thuốc rồi lại khỏi nhưng khoảng 1 tuần nay cháu bị đau đầu suốt, không ngủ được, không buồn ăn, mắt lại mờ đi, chóng mặt, tính tình thì nóng nảy. mong bác sĩ tư vấn cho cháu với ạ. cháu mua hoạt huyết dưỡng não uống có được không ạ??
Hiếu Nguyễn (28/08/2018)
Tui hông biết gì nhiều. Nhưng tui khuyên bạn. Đừng uống quá nhiều nhiều loại thuốc tây. K tốt cho dạy dày đường ruột đâu ... !!!
Thao Nhi(22/03/2018)
Chào bác sỹ
Tôi bị đau đầu đã mấy 4 ngày nay, đau nhiều ở vùng thóp, chán và thái dương bên trái, đau cả vùng gò má, hai hôm đầu thì có lúc sốt nóng lúc lạnh, nay thì hết sốt, nhưng vẫn đau, đau nhiều vào buổi sáng, đi lại. Khi đau thì chỉ đặt tay lên tóc cảm thấy đau hơn. Vậy là tôi bị đau đầu do đâu. Cảm ơn bác sỹ
Hello Doctor (17/04/2018)
Chào bạn, đau đầu khi sốt có thể là biểu hiện ban đầu của nhiều bệnh lý, nên để chấn đoán bạn đau đầu do đâu thật sự rất khó nói. Tốt nhất bạn nên xét nghiệm thêm công thức máu để xem có tình trạng nhiễm trùng không và nhập viện ngay nếu có các triệu chứng lơ mơ, nôn ói nhiều, cổ gượng, yếu liệt tay chân.
Trương Bảo Quốc (22/12/2017)
Chào bác! Bác cho em hỏi, tôi thường tập thể dục vào buổi sáng, tập nhảy tại chỗ và hít đất, hàng ngày tôi vẫn tập, tự dưng cách đây 3 hôm sáng ra em tập bình thường đến hiệp thứ ba tức khoảng 15 phút sau khi tập tôi đang hít đất đến cái thứ 18 thì nghe đầu đau nhói, tôi ngừng lại, nhưng tôi bị đau đầu đến 2 ngày sau vẫn còn đau, đến ngày thứ 3 tôi nghe chừng hết đau và tôi quyết định tập thể dục lại, tôi khởi động rất kỹ nhưng khi vừa đu xà được 6 cái thì đầu lại đau buốt toàn bộ trên đầu, đau nhất là ở đỉnh đầu phía sau, đến giờ sau 3 tiếng đồng hồ vẫn đau, xin bác sĩ có thể tư vấn giúp em, bệnh lý hiện tại của em là đang bị viêm đa xoang, không biết đó có phải là nguyên nhân, em cám ơn bác sĩ
Hello Doctor (25/12/2017)
Chào bạn Quốc, viêm đa xoang có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng hiện tại của bạn. Ngoài ra, chứng đau nửa đầu Migraine cũng có thể gây ra các triệu chứng như trên. Để xác định chắc chắn bạn đang mắc bệnh gì, bạn cần đến khám với bác sĩ. Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài, chung tôi khuyên bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung