Rối loạn phân liệt cảm xúc

Rối loạn phân liệt cảm xúc

Những biểu hiện của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc là khác nhau ở mỗi người. Do đó bệnh cho đến nay vẫn chưa được làm rõ hay có thể chẩn đoán xác định như những bệnh tâm lí khác.

1. Bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

4. Biến chứng của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

5. Điều trị bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc là gì?

Rối loạn phân liệt cảm xúc là bệnh tâm lí mà người bệnh thường trải qua những đợt triệu chứng khá giống với tâm thần phân liệt như ảo giác hoặc hoang tưởng và cả triệu chứng của rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc hưng cảm. 2 loại thường gặp của rối loạn phân liệt cảm xúc là:

  • Loại lưỡng cực: chỉ có những triệu chứng hưng cảm, có thể có hoặc không có giai đoạn trầm cảm.
  • Loại trầm cảm: chỉ có những triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Rối loạn phân liệt cảm xúc nếu không điều trị có thể dẫn đến việc giảm khả năng làm việc, học tập hay ngoài xã hội, gây ra sự cô đơn và nhiều phiền phức cho người bệnh. Người bị rối loạn phân liệt cảm xúc có thể cần sự giúp đỡ và động viên mỗi ngày, điều trị giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Các triệu chứng của rối loạn phân liệt cảm xúc có thể khác nhau và đa dạng ở mỗi người. Có thể bị ảo giác hay hoang tưởng cũng như các triệu chứng thuộc về cảm xúc – cả kiểu lưỡng cực và kiểu trầm cảm.

Những đợt rối loạn phân liệt cảm xúc thường có đặc điểm là sự xuất hiện các triệu chứng theo một chu trình lặp đi lặp lại và dần sẽ cải thiện với ít triệu chứng hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc tùy thuộc vào loại trầm cảm hay loại lưỡng cực, bao gồm:

  • Hoang tưởng: niềm tin vào những thứ không thực tế mặc dù có chứng cứ rõ ràng
  • Ảo giác: ví dụ như thường xuyên nghe những giọng nói hoặc thấy những vật không có thực
  • Các triệu chứng của bệnh trầm cảm như cảm thấy trống rỗng, buồn hay cảm thấy  vô dụng
  • Những đợt rối loạn tâm trạng như hưng cảm hoặc đột nhiên tràn đầy sức lực với những hành vi ngoài tầm kiểm soát
  • Giảm khả năng giao tiếp như chỉ trả lời đúng một phần câu hỏi hoặc đưa ra câu trả lời không liên quan
  • Ảnh hưởng đến công việc, học tập hay các hoạt động xã hội
  • Không tự chăm sóc cho bản thân bao gồm cả việc tắm rửa hay bề ngoài

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Triệu chứng bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ người nào đó bị rối loạn phân liệt cảm xúc hãy nhẹ nhàng nói với họ về tình trạng này. Mặc dù bạn không thể ép buộc người đó đến bác sĩ điều trị nhưng bạn có thể khuyến khích và động viên họ tìm đến các cơ sở y tế để được giúp đỡ.

Nếu người thân của bạn không thể tự ăn hay mặc quần áo, bạn có thể gọi đến các trung tâm y tế để được tư vấn, giúp đỡ và được đánh giá bệnh bởi các chuyên gia tâm lí.

Ý nghĩ và các hành vi tự sát

Thường xuyên bàn về việc muốn tự tử hay có hành vi tương tự có thể xảy ra ở người bị rối loạn phân liệt cảm xúc. Nếu người thân bạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm này hay có ý định tự tử hãy luôn có người ở sát bên họ. Và cẩn chuẩn bị trước trong những tình huống khẩn cấp hãy gọi cấp cứu ngay. 

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Nguyên nhân chính xác gây rối loạn phân liệt cảm xúc cho đến nay vẫn chưa rõ. Nhưng có thể do sự kết hợp một số yếu tố trong quá trình phát triển và trưởng thành như yếu tố di truyền hay bất thường một số hoạt chất trong não bộ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn phân liệt cảm xúc bao gồm:

  • Có người thân bị rối loạn phân liệt cảm xúc, bệnh tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực
  • Trải qua những việc gây lo lắng tột độ hay stress dễ làm khởi phát các triệu chứng
  • Đang dùng những thuốc làm thay đổi tâm trạng 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Tác hại và biến chứng của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Người bị rối loạn phân liệt cảm xúc có nguy cơ bị:

  • Có những ý nghĩ hay hành vi cố ý tự tử
  • Tách biệt với xã hội
  • Mâu thuẫn với gia đình hay với chính bản thân
  • Mất việc làm
  • Những bệnh gây lo lắng
  • Nghiện rượu và các chất kích thích 
  • Có bệnh nền 
  • Hoàn cảnh khó khăn hay vô gia cư

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Chẩn đoán

Chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc thì trước hết cần loại trừ các bệnh về tâm lí khác và loại trừ được cả do việc dùng thuốc hay những hóa chất khác. Việc chẩn đoán có thể bao gồm:

  • Khám bệnh và hỏi về một số triệu chứng
  • Một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác, và tầm soát có sử dụng rượu hay các chất khác. Bác sĩ cũng có thể làm test hình ảnh như MRI hay CT scan.
  • Đánh giá tình trạng tâm lí: bác sĩ hay chuyên gia tâm lí cần kiểm tra về tình trạng tâm lí người bệnh bằng cách quan sát vẻ bề ngoài và cách xử sự của họ, đồng thời cần biết thêm về những suy nghĩ, tâm trạng, sự ảo giác, ảo tưởng, đang dùng những chất hay thuốc gì lạ có thể gây tự tử không. Và không được quên hỏi về tiền sử gia đình và tiền căn bệnh lí trước đây của người bệnh. 
  • Các triệu chứng được liệt kê trong danh sách các bệnh về tâm lí (DSM-5) được xuất bản bởi Hiệp hội tâm lí học Hoa Kì.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Người bị rối loạn phân liệt cảm xúc nhìn chung có đáp ứng tốt với điều trị kết hợp dùng thuốc, liệu pháp tâm lí và tập luyện những kĩ năng sống. Do đó việc điều trị cũng khá đa dạng, tùy thuộc vào độ nặng của triệu chứng và thuộc loại nào (loại trầm cảm hay loại lưỡng cực). Trong một số trường hợp có thể sẽ phải nhập viện và điều trị dài lâu sẽ giúp làm giảm các triệu chứng.  

Thuốc

Bác sĩ thường sẽ kê những thuốc làm giảm các triệu chứng rối loạn tâm lí, ổn định tâm trạng và thuốc chống trầm cảm.

Liệu pháp tâm lí

Để điều trị bệnh hiệu quả cần kết hợp thêm liệu pháp tâm lí như:

  • Trị liệu cá nhân: giúp bình thường hóa những kiểu suy nghĩ quái lạ nhằm làm giảm các triệu chứng có thể xảy ra. Xây dựng những mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau có thể giúp người bị rối loạn phân liệt cảm xúc nhận thức rõ hơn về tình trạng của họ và giúp họ có thể xoay sở các tình huống cũng như các triệu chứng.
  • Trị liệu theo nhóm hay với gia đình: điều trị thường hiệu quả hơn khi người bệnh có thể thoải mái trao đổi những khó khăn hay vấn đề của họ với đối phương. Do đó việc tạo nên một nhóm gồm những đối tượng khích lệ và ủng hộ người bệnh hết mình có thể giảm sự tách biệt xã hội của người bệnh và kiểm tra sức khỏe của họ thường xuyên hơn.

Tập luyện những kĩ năng sống

Việc học những kĩ năng mềm trong cuộc sống cũng như những kĩ năng cần có trong công việc có thể giúp giảm sự cô độc, tách biệt của người bệnh trong xã hội, đồng thời cải thiện được chất lượng cuộc sống:

  • Những kĩ năng xã hội: chủ yếu tập trung vào các giao tiếp và tương tác xã hội và cải thiện khả năng thích nghi với các hoạt động xã hội.
  • Kĩ năng nghề nghiệp: tập trung vào việc gầy dựng sự nghiệp và cần môi trường làm việc khích lệ, động viên, hoặc có thể giúp những người thất nghiệp tìm được công việc thích hợp.

Nhập viện

Trong những đợt lên cơn có triệu chứng nặng, ngoài tầm kiểm soát người thân thì cần cho người bệnh nhập viện, điều này rất cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả người bệnh và người thân, bệnh viện hay các trung tâm y tế có thể giúp bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng hợp lí, ngủ đủ giấc, và cả việc sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

Liệu pháp sốc điện

Ở người lớn bị rối loạn phân liệt cảm xúc mà không đáp ứng với thuốc và liệu pháp tâm lí, có thể dùng đến sốc điện để điều trị.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi lối sống và biện pháp tự điều trị

Hiểu biết thêm về bệnh mà bản thân đang mắc phải: việc giáo dục người bệnh về rối loạn phân liệt cảm xúc có thể giúp họ tuân thủ điều trị dài lâu. Đồng thời sẽ cung cấp kiến thức về bệnh cho người thân và bạn bè xung quanh, khiến họ đồng cảm với người bệnh.

Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo: người bệnh cần xác định những thứ có thể gây khởi phát triệu chứng trong cuộc sống hằng ngày. Lập kế hoạch cụ thể những việc cần  làm nếu triệu chứng chẳng may xuất hiện. Hãy liên lạc với bác sĩ hay chuyên gia trị liệu tâm lí ngay để ngăn chặn tình huống xấu có thể xảy ra.

Tham gia nhóm hỗ trợ: những nhóm này có thể giúp tạo cầu nối giữa người bệnh với nhiều người đồng cảnh ngộ.

Tham gia những hoạt động công ích xã hội: những việc này có thể giúp người bệnh cải thiện và tự xoay sở dần với các công việc nhà, đi lại và các hoạt động khác.

Tránh sử dụng các thuốc, chất cồn và thuốc lá: vì những chất này có thể làm nặng hơn các triệu chứng rối loạn phân liệt cảm xúc. 

Khi thấy người thân của bạn đang có dấu hiệu của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc, hãy nhẹ nhàng khuyên họ đi khám và được điều trị bệnh. Hãy liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần được trợ giúp, chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Đặng Tiến Thành

    Tôi biết bài viết này thông qua facebook. Bản thân tôi hay những người xung quanh tôi chưa ai bị căn bệnh này bao giờ. Đây là lần đầu tiên tôi được nghe đến căn bệnh này. Tôi không ngờ trên đời này lại có một căn bệnh lạ như vậy. Tôi mong bác sĩ tiếp tục chia sẻ thêm nhiều kiến thức bổ ích như thế này nữa. Cảm ơn bác sĩ.

    05/02/2018
  • Lê Thị Phương

    Có nhiều bệnh tâm lý mà đến giờ tôi mới được biết, bài viết rất tốt

    05/10/2017
  • Nguyễn Ngọc Linh

    Tôi được biết đến căn bệnh này khi đang tham khảo một tài liệu. Đây quả là một căn bệnh kì lạ, tuy nhiên tôi không biết trong thực tế có nhiều người mắc bệnh này không.

    28/09/2017
truc linh truong (28/03/2020)
Thưa bác sĩ! Anh trai em... Có biểu hiện trầm cảm tự trách bản thân vô dụng. Luôn có ý định tự tử có thời gian anh không kiềm chế được 2 tay mình có những lúc cảm xúc không ổn định tức giận và có những lúc bình thường anh luôn có ác cảm với người thân (Mẹ). Bác sĩ cho em xin ý kiến là em có nên đưa anh đến bệnh viện tâm thần để được điều trị hay không hay có thể điều trị ở nhà theo chỉ dẫn bác sĩ như thế nào là tốt nhất ạ?
Xuân (29/03/2020)
Anh trai bạn có biểu hiện tự tử thì tốt nhất bạn nên đưa anh trai bạn đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trần Quyết Thắng (05/02/2018)
Anh trai tôi hay nhìn và nghe thấy những âm thanh và hình ảnh không có thật. Khi nói chuyện với nhau anh ý hay nói những chuyện không liên quan. Tôi có hỏi một số người bạn học bên y thì thấy bảo anh tôi có thể đang mắc bệnh này. Vậy xin hỏi bác sĩ anh tôi có phải đang bị bệnh không ạ.
Hello Doctor (08/02/2018)
Chào bạn Thắng, với các triệu chứng mà bạn cung cấp chưa thể khẳng định anh của bạn mắc bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc. Tuy nhiên, những triệu chứng đó cũng cho thấy anh bạn đang mắc một rối loạn tâm thần nào đó. Gia đình bạn nên động viên và đưa anh bạn đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...