Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì? Có chữa được không? Hãy cùng Hello Doctor tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Liên hệ gặp bác sĩ điều trị để giúp bệnh nhân có lại cuộc sống bình thường và ổn đinh theo số 1900 1246
1. Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?
2. Triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
4. Điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
1. Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế
Giữa các đợt bệnh, khí sắc của người bệnh thường hồi phục trở về mức bình thường, mặc dù một số người có các vòng tuần hoàn khí sắc thay thế nhanh chóng giữa các đợt hưng cảm và trầm cảm. Đôi lúc có những người có tình trạng kết hợp, khi đó họ vừa có những triệu chứng hưng cảm vừa có những triệu chứng trầm cảm.
Số lượng và tần suất của cơn hưng cảm và trầm cảm rất khác nhau giữa các người bệnh, một số người chỉ bị một hay hai cơn, trong khi một số người khác bị rất nhiều cơn hưng cảm và trầm cảm.
Ước lượng có khoảng 1% dân số bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại một số thời điểm của cuộc đời họ. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực ảnh hưởng đến cả nam và nữ, và người ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 18-24.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Triệu chứng của trầm cảm
Cảm thấy đau buồn có thể là một phản ứng rất bình thường trước các sự kiện xảy ra trong đời, nhưng một bệnh liên quan đến trầm cảm có thể là một phần của rối loạn lưỡng cực. Cảm giác đau buồn dần trở nên tệ đi và sẽ xảy ra trong thời gian dài và người bị sẽ gặp khó khăn để đối đầu với các vấn đề thường ngày. Các đợt trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường kéo dài vài tháng.
Một số hay tất cả các triệu chứng sau đây có thể xảy ra:
- Cảm giác không hạnh phúc không thể tan biến
- Mất cảm hứng trong các công việc
- Không thể tận hưởng các công việc
- Cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng
- Thay đổi thối quen ăn uống
- Sụt kí hay tăng kí
- Khó ngủ, dậy sớm hay ngủ nhiều
- Mất ham muốn tình dục
- Cảm giác vô dụng và có lỗi cực kì
- Không thấy tương lai lạc quan
- Có vấn đề về suy nghĩ hay tập trung
- Cảm thấy khó để đưa ra quyết định dù chỉ là quyết định nhỏ
- Có ý nghĩ rằng một người nào đó tốt hơn nên chết đi hay có ý nghĩ về việc tổn thương một người nào đó
>>>Những triệu chứng trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực có rất nhiều nét tương đồng với triệu chứng của bệnh trầm cảm. Bạn có thể thấy rõ điều đó khi tham khảo các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Triệu chứng của hưng cảm
Một cơn hưng cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một giai đoạn khéo dài một tuần hoặc dài hơn, suốt giai đoạn đó một người cảm thấy cực kì tốt, phấn khích, cao hứng, giàu năng lượng hay dễ cáu kỉnh. Các đợt hưng cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường xảy ra bất ngờ và thường diễn ra rừ hai tuần đến vài tháng.
Sự gia tăng về khí sắc này có thể rất mạnh mẽ, đôi lúc khiến người bệnh bị mất liên hệ với thực tế và bắt đầu tin vào những thứ kì lạ, có những nhận định sai lầm và có những hành vi đáng xấu hổ, gây hấn hay thậm chí nguy hiểm.
>>>Bạn có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng hưng cảm tại Triệu chứng hưng cảm.
Một số hay tất cả các triệu chứng sau đây có thể xảy ra:
- Gia tăng tâm trạng, không phù hợp với tình huống cá nhân. Thường người bệnh sẽ cực kì sảng khoái, bị lấn át bởi cảm giác khỏe mạnh và quan trọng hóa bản thân.
- Giàu năng lượng và tăng động.
- Nói nhiều, thường nhanh và to hơn bình thường, khó mà người khác có thể theo kịp.
- Giảm nhu cầu ngủ.
- Mất ức chế dẫn đến hành vi không thích hợp và bốc đồng.
- Dễ kích động.
- Mất tập trung và chú ý.
- Có những ý tưởng lớn và vô cùng lạc quan.
- Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tâm thần về ảo tưởng và ảo giác. Nội dung thường liên quan đến sự phấn khích và các cảm giác không thực tế về tầm quan trọng của bản thân.
- Các cơn hưng cảm nhẹ được gọi với thuật ngữ “hypomania”, khi bị các triệu chứng thường xảy ra với một mức độ thấp hơn và thường dễ loại bỏ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn hay ai đó bạn biết có các triệu chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, việc tìm sự giúp đỡ y tế rất quan trọng. Bạn nên tới gặp các bác sĩ tâm thần ngay để điều trị. Nếu đã được chẩn đoán bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, điều quan trong là việc tránh tái phát trong tương lai. Việc điều trị bao gồm điều thuốc và điều trị tâm lý (xem bên dưới).
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực được cho là do sự mất cân bằng của các chất truyền tin trong não. Bệnh thường xảy ra trong gia đình, và được cho là sự khác biệt trên mã gene khiến họ dễ mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Các sự kiện lớn trong đời như mất đi người thân, tan vỡ trong các mối quan hệ hay các căng thẳng lớn khác có thể khởi phát các đợt bệnh, đồng thời có thể khởi phát các bệnh thực thể hay các vấn đề về giấc ngủ.
Nếu bạn bị rối loạn lưỡng cực, bạn sẽ di truyền bệnh đó cho các con của bạn?
Rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra trong gia đình, nhưng bệnh có thể xảy ra với cả những người mà không có ai trong gia đình họ có các vấn đề tâm thần. Nguy có mắc rối loạn lưỡng cực là 1/100 ở bất kì ai. Nguy cơ tăng ở trẻ khi một trong bố hay mẹ bị bệnh, có thể lên khoảng 1/10.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Chẩn đoán
Khi đến khám bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Hello Doctor, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng đang hiện diện và tiền căn về các đợt bệnh trước. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể được chẩn đoán nếu một người từng có ít nhất hai đợt xáo trộn nghiêm trọng về tâm trạng và mức độ hoạt động, khó chịu bởi việc tăng khí sắc và tăng năng lượng (hưng cảm hay hưng cảm nhẹ) hoặc trầm cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Các đợt trầm cảm sẽ được điều trị cùng một cách với các đợt trầm cảm gây ra bởi các bệnh khác. Bao gồm thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý.
Các đợt hưng cảm có thể được điều trị với các thuốc chống loạn thần hay các thuốc ổn định khí sắc. Trong dài hạn, để ngừa bệnh tái phát, liệu pháp tâm lý và các thuốc ổn định khí sắc sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng.
Lưu ý rằng: Trong vài trường hợp các bác sĩ cần dùng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Và cơ địa mỗi người là khác nhau nên có thể bác sẽ yêu cầu bạn thay đổi thuốc sử dụng một vài lần để tìm ra loại thuốc thích hợp nhất cho bạn. Cần có thời gian để các loại thuốc phát huy tác dụng. Bệnh nhân KHÔNG ĐƯỢC tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Địa chỉ phòng khám chuyên khoa điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Thông tin liên lạc:
- Điện thoại: 0886006167 hoặc 19001246
- Zalo: https://zalo.me/hellodoctors
- Facebook: https://www.facebook.com/hellodoctors.vn
Địa chỉ phòng khám tại 3 Thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng
- Địa chỉ: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10
- Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/rGm4qPj6TSWTX1mk6
- Địa chỉ 1: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa
- Bản đồ Đường đi: https://goo.gl/maps/TgUmZ7KVqeBuH9dU8
- Địa chỉ 2: Lô 3, Ngõ 131 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai
- Bản đồ Đường đi: https://goo.gl/maps/NKgt17ehXnHDJwbR6
- Địa chỉ: Số 14 Lê Doãn Nhạ, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu
- Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/GDCgH8WtKXswfvNZ6
Liên lạc với chúng tôi để tư vấn khám và gửi thuốc về tận nhà.
Hỗ trợ người bệnh
Nếu một người thân bị rối loạn lưỡng cực, bạn nên làm gì?
- Cần phải thông hiểu họ. Thường các hành vi trong các đợt hưng cảm có thể rất phiền phức, và khó để đối đầu.
- Khuyến khích người bệnh tới bác sĩ khi họ thấy không khỏe.
- Liên lạc với bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe tâm thần của người bệnh nếu họ không khỏe và không thể tự liên lạc.
Tìm giúp đỡ ngay lập tức nếu:
- Họ hàng hay bạn bè không thể tìm thấy người bệnh.
- Bạn thấy rằng người bệnh bỏ rơi bản thân bằng việc không ăn hay uống.
- Người bệnh nói về việc tổn thương hay giết hại bản thân.
- Người bệnh bắt đầu hưng cảm và họ đang hành động bất bình thường và nguy hiểm.
Bạn cũng phải tự giúp đỡ và chăm sóc bản thân. Làm tất cả bạn cơ thể để chắc rằng bạn nghĩ ngơi, tập thể dục và có đủ thời gian cho bản thân cho phép bạn nạp lại năng lượng để tiếp tục giúp đỡ người bệnh.
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực nên được điều trị để giúp bệnh nhân có lại cuộc sống bình thường và ổn đinh. Hãy liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, bạn sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi