Các phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh tâm thần ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, khiến cảm xúc thay đổi một cách đột ngột từ trầm cảm thành hưng cảm và ngược lại. Bác sĩ cần dựa trên các triệu chứng của bạn để có thể chẩn đoán bạn có đang mắc bệnh rối loạn lưỡng cực hay không.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Cách chẩn đoán bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Như đã trình bày trong bài "Bệnh rối loạn lưỡng cực", bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường có những giai đoạn cảm xúc gồm:
- Trầm cảm - cảm thấy buồn bã và kém năng động
- Hưng cảm - cảm thấy rất hứng khởi và tăng động (cơn ít hưng cảm hơn gọi là cơn hưng cảm nhẹ).
Các bác sĩ đã nghiên cứu một thời gian dài để hiểu cặn kẽ về nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực và để tìm cách chẩn đoán bệnh cách chính xác nhất. Không lâu trước đây, bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực vẫn thường bị nhầm lẫn với những rối loạn tâm thần khác như bệnh trầm cảm nặng hoặc bệnh tâm thần phân liệt (một bệnh tâm thần nghiêm trọng với những triệu chứng như lời nói lộn xộn, hoang tưởng và ảo tưởng). Ngày nay, với những hiểu biết về các bệnh rối loạn tâm thần, các bác sĩ có thể nhận dạng các triệu chứng của bệnh trầm cảm lưỡng cực, cơn hưng cảm nhẹ, cơn hưng cảm, và trong đa số trường hợp, điều trị được bệnh này một cách hiệu quả và an toàn bằng các loại thuốc trị lưỡng cực.
Đa số chúng ta đã quen với những xét nghiệm máu chuyên biệt hoặc những xét nghiệm đo lường khác để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, phần lớn các xét nghiệm gồm cả xét nghiệm hình ảnh học không giúp ích trong việc chẩn đoán bệnh rối loạn cảm xúc phân liệt. Thực chất, công cụ chẩn đoán quan trọng nhất có thể là nói chuyện cởi mở với bác sĩ về những lúc cảm xúc thay đổi đột ngột, hành vi và các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày.
Ngoài việc thăm khám để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, bác sĩ còn phải lắng nghe những triệu chứng, biểu hiện của rối loạn cảm xúc lưỡng cực ảo bệnh nhân để chẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ sẽ khai thác những thông tin gì để chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực chỉ có thể chẩn đoán được bằng việc chú ý kĩ đến từng triệu chứng của bệnh nhân, bao gồm độ nặng, thời gian kéo dài và tần suất xuất hiện triệu chứng. Tâm trạng hay thay đổi đột ngột từ ngày này sang ngày khác hoặc từ lúc này sang lúc khác không nhất thiết là một biểu hiện của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Thay vào đó, việc chẩn đoán bệnh này dựa vào biểu hiện có các đợt hứng khởi hoặc kích động bất thường đi kèm với sự tăng năng lượng, ít ngủ, nghĩ nhanh hay nói nhanh.
Trong chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm thần sẽ hỏi bạn những câu hỏi về tiền sử bản thân và gia đình về bệnh tâm thần và rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc những bệnh rối loạn khí sắc khác. Vì rối loạn cảm xúc lưỡng cực đôi khi xảy ra do yếu tố di truyền, tiền sử bệnh của gia đình rất có ích trong việc xác định chẩn đoán. (Tuy thế, đa số bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực lại không có tiền sử gia đình bị bệnh này.)
Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi chi tiết về các triệu chứng lưỡng cực của bạn. Những câu hỏi khác có thể xoay quanh khả năng lí luận, trí nhớ, khả năng bày tỏ cảm xúc và khả năng duy trì các mối quan hệ của bạn.
Các xét nghiệm nào có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh?
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn điền vào bảng câu hỏi khảo sát về cả xúc của bạn hoặc bảng câu hỏi có/không để định hướng việc hỏi bệnh khi đánh giá các triệu chứng về cảm xúc. Thêm vào đó, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu và nước tiểu để loại trừ các nguyên nhân khác gây nên triệu chứng. Để tầm soát chất độc, bác sĩ có thể cho chỉ định xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc tóc cra bạn để tìm sự hiện diện của các loại thuốc. Xét nghiệm hormone tuyến giáp trong máu cũng được thực hiện vì đôi khi triệu chứng trầm cảm có nguyên nhân từ rối loạn chức năng tuyến giáp.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các xét nghiệm chụp hình não hoặc hình ảnh học có thể giúp chẩn đoán bệnh không?
Thông thường bác sĩ ít dựa vào các hình chụp não hoặc xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực, một số xét nghiệm hình ảnh công nghệ cao về thần kinh có thể giúp bác sĩ xác định các khiếm khuyết về thần kinh đã dẫn đến các triệu chứng tâm thần. Vì vậy MRI hoặc CT scan đôi khi vẫn được chỉ định ở những bệnh nhân đột ngột có các thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng hoặc hành vi, nhằm đảm bảo rằng bệnh thần kinh không phải là nguyên nhân gây nên triệu chứng.
Hiện nay vẫn có nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để đánh giá khả năng phát hiện sự khác nhau bên trong hoạt động của não giữa bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực và bệnh nhân mắc các hội chứng hành vi khác thông qua điện não đồ và MRI. Tuy nhiên, rối loạn cảm xúc lưỡng cực vẫn là một chẩn đoán phụ thuộc vào lâm sàng, và vẫn chưa có xét nghiệm nào có thể xác định chẩn đoán hoặc định hướng điều trị.
2. Các bệnh khác có triệu chứng giống rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Sự thay đổi cảm xúc đột ngột và hành vi bốc đồng đôi khi có thể phản ánh các vấn đề tâm thần khác ngoài rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bao gồm:
- Rối loạn sử dụng chất
- Rối loạn nhân cách ranh giới
- Rối loạn ứng xử
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Rối loạn phát triển
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
- Các rối loạn lo âu khác như rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
Bệnh loạn thần (biểu hiện bằng các hoang tưởng và ảo tưởng) có thể xảy ra không chỉ ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực nhưng còn ở các bệnh tâm thần khác như tâm thần phân liệt hoặc rối loạn phân liệt cảm xúc. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường có các vấn đề tâm thần khác như rối loạn lo âu (bao gồm rối loạn hoảng loạn, rối loạn lo âu lan tỏa (GAD), và ám ảnh sợ xã hội), rối loạn sử dụng chất, hoặc rối loạn nhân cách và khiến biểu hiện bệnh càng phức tạp hơn và đòi hỏi được điều trị riêng lẽ.
Một số bệnh khác bệnh tâm thần, như bệnh tuyến giáp, lupus, HIV và những bệnh nhiễm trùng khác, giang mai, có thể có các triệu chứng giống với rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Điều này có thể gây nên nhiều trở ngại hơn trong việc chẩn đoán và quyết định điều trị bệnh.
Những bệnh khác thường có biểu hiện giống cơn hưng cảm nhưng lại phản ánh những nguyên nhân khác rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Một ví dụ là sự thay đổi trong hành vi hoặc cảm xúc gây nên bởi các thuốc kháng viêm steroid như prednisone (được dùng trong điều trị các bệnh viêm như thấp khớp và hen, chấn thương cơ xương khớp…)
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nên làm gì trước khi đi khám bác sĩ?
Trưóc khi gặp bác sĩ để làm rõ chẩn đoán, bạn nên viết lại các triệu chứng của mình thể hiện là những đợt trầm cảm, hưng cảm nhẹ hoặc cơn hưng cảm. Không chỉ có cảm xúc, những thay đổi về giấc ngủ, năng lượng hằng ngày, suy nghĩ, lời nói, hành vi cũng cần được chú ý. Khai thác kĩ tiền sử bệnh trong gia đình từ những người họ hàng cũng rất có ích. Tiền sử bệnh gia đình có thể trở nên rất hữu ích để xác định chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, bạn nên đi khám cùng vợ/chồng (hoặc một thành viên khác trong gia đình) hoặc một người bạn thân. Thông thường, một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè có thể nhận thấy rõ hơn về các hành vi bất thường của bạn và mô tả chi tiết cho bác sĩ.
Để điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi