Hưng cảm
Hưng cảm không phải là một bệnh hay một rối loạn độc lập, riêng rẽ mà nói đúng hơn hưng cảm luôn được chẩn đoán như là một phần của tình trạng rối loạn lưỡng cực. Để hiểu rõ hơn về bệnh hưng cảm, mời bạn theo dõi bài viết của Hello Doctor dưới đây.
3. Nguyên nhân gây ra hưng cảm
1. Bệnh hưng cảm là gì?
Hưng cảm là một trạng thái của khí sắc được đặc trưng bởi thời gian ít nhất là một tuần, khi đó tâm trạng người bệnh trở nên khó chịu một cách bất bình thường, có chiều hướng tăng dần lên và phát triển rộng ra.
Một người bị hưng cảm thường có những hành động có mục tiêu trực tiếp một cách rõ ràng ngoài những hoạt động bình thường của họ. Người ta mô tả trạng thái hưng cảm như là một cảm giác rất vui vẻ, "như đang ở đỉnh của thế giới", và có thể làm hoặc đạt được bất cứ điều gì; cảm giác giống như sự lạc quan cực độ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hưng cảm
Các triệu chứng của hưng cảm bao gồm: tâm trạng tăng cao, tư cao quá mức, giảm nhu cầu ngủ, suy nghĩ kéo tới dồn dập, khó duy trì sự tập trung, tăng cường các hoạt động có mục tiêu rõ ràng và tham gia quá mức vào các hoạt động thú vị, vui nhộn.
Một số giai đoạn hưng cảm phát triển với tốc độ đáng chú ý, mặc dù sự gia tăng từ từ này cũng kéo dài hàng tuần cho tới hàng tháng. Một cá nhân đang được điều trị chứng trầm cảm có thể đột ngột chuyển sang giai đoạn hưng cảm và chứng hưng cảm có thể tiến triển nhanh chóng đến trầm cảm.
Những triệu chứng này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bị hưng cảm. Chính vì vậy, khi thấy người thân của bạn có các dấu hiệu của bệnh hưng cảm, bạn nên khuyên người đó đi khám bác sĩ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
3. Nguyên nhân gây ra bệnh hưng cảm
Nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực nói chung và hưng cảm nói riêng không rõ. Người ta vẫn nghĩ do di truyền một phần và do sự căng thẳng cuộc sống có thể góp phần vào.
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng các triệu chứng có thể phát sinh từ một vấn đề nào đó của các dây thần kinh và các khu vực trong não kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ và hành vi.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Các phương pháp điều trị bệnh hưng cảm
Chẩn đoán
Theo tiêu chuẩn DSM – 5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn sức khoẻ tâm thần) của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, để có thể chẩn đoán được giai đoạn hưng cảm, phải có ba hoặc nhiều hơn trong số các triệu chứng sau đây:
- Tự đánh giá cao bản thân hoặc ý tưởng tự cao quá mức.
- Giảm nhu cầu ngủ (ví dụ, một người cảm thấy khỏe hẳn sau 3 giờ ngủ).
- Nói nhiều hơn thường lệ hoặc bị thôi thúc nói liên tục.
- Tư duy phân tán hoặc thấy nhiều ý nghĩ xuất hiện dồn dập cùng một lúc.
- Sự chú ý dễ dàng bị thu hút bởi các mục tiêu không quan trọng hoặc không liên quan.
- Tăng cường hoạt động có mục tiêu (như hoạt động xã hội, làm việc, học tập, hoặc tình dục) hoặc kích động tâm thần vận động.
- Tham gia quá nhiều vào các hoạt động vui nhộn, mang lại thích thú nhưng có khả năng gây ra những hậu quả tai hại (ví dụ: mua sắm tự do quá mức, quan hệ tình dục bừa bãi, hoặc đầu tư kinh doanh không hợp lý).
Ngoài ra cũng còn rất nhiều triệu chứng kèm theo khác, nhưng trên đây là những triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của hưng cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Nếu người bệnh đang hưng cảm, bác sĩ lúc đầu có thể điều trị thuốc ổn định chống hưng cảm và đôi khi cũng có thể là một loại thuốc chống loạn thần để nhanh chóng kiểm soát sự hưng phấn và khó chịu.
Các thuốc ổn định khí sắc sẽ điều trị hưng cảm hoặc trầm cảm, cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ tự sát. Thường phải uống trong một thời gian dài, thường là nhiều năm.
Điều trị rối loạn lưỡng cực kiểu hưng cảm thường đòi hỏi phải nằm viện vì có nguy cơ cao đối với hành vi không dự đoán trước được cũng như người bệnh thiếu thận trọng và không tuân thủ điều trị.
Các biện pháp điều trị không dùng thuốc, chẳng hạn như liệu pháp tâm lý và thiết lập một quy trình kiểm tra, thăm khám và chăm sóc tốt, có thể giúp bệnh nhân rất nhiều trong giai đoạn điều trị duy trì. Các liệu pháp này thường tiến hành cùng với thuốc men vì chúng thường không có hiệu quả một mình.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Tiên lượng
Các giai đoạn hưng cảm thường tự thoái lui dù có hoặc không có điều trị, nhưng các cơn hưng cảm xảy ra đơn lẻ thì rất hiếm. Thuật ngữ "lưỡng cực" được đưa ra là hợp lý bởi vì đa số những người trải qua các giai đoạn hưng cảm cũng trải qua giai đoạn trầm cảm. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực bị ảnh hửng nặng nề thì tần suất gây ra do trầm cảm nhiều hơn hẳn do hưng cảm.
Các nghiên cứu đã cho thấy không có sự tiên lượng bệnh khác nhau nào dựa theo tuổi tác hoặc giới tính. Tuy nhiên, nếu khởi phát bệnh ở tuổi nhỏ hoặc tuổi thanh thiếu niên thì báo hiệu tình trạng bệnh sẽ lâu dài hơn là khởi phát sau đó.
Bệnh nhân chuyển trực tiếp từ một trạng thái này (hưng cảm hoặc trầm cảm) sang trạng thái kia thì bệnh cũng sẽ có khuynh hướng kéo dài hơn và thường xuyên tái phát hơn so với những bệnh nhân chỉ có hưng cảm hoặc chỉ có trầm cảm.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trình tự chuyển đổi của hai trạng thái cũng quan trọng. Bệnh nhân chuyển từ trầm cảm sang hưng cảm thì sẽ phải điều trị lâu dài hơn và các triệu chứng “đột phá” hơn nhiều trong điều trị dự phòng so với bệnh nhân có trình tự ngược lại.
Cuối cùng, mặc dù sự hiện diện của các biểu hiện loạn thần ở người bệnh dường như không ảnh hưởng đến tác động chống hưng cảm cấp của lithium, nhưng nó dự đoán được tình trạng bệnh sẽ phải lâu dài hơn.
Để điều trị chứng hưng cảm, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor để được hỗ trợ và giúp đỡ. Liên hệ đến số 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi